kỉ niệm đẹp về gia đình (ngắn )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy.
Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Ba gọi điện chiều nay sẽ trở về sau chuyến công tác dài ngày, mẹ nhoẻncười hiền lành, không giấu nổi cái khấp khởi của người phụ nữ đã hai con, xa chồng lâu ngày.
Cúp điện thoại là mẹ vội vàng gõ cửa phòng ồ ạt thông báo liền cho hai thằng nhỏ đang “chiến game” ở trong. Nói rồi, mẹ hào hứng cầm rổ ra sau vườn ngắt vài ngọn khoai cho vào tủ lạnh trước khi xách giỏ đi chợ.
Dù có chuẩn bị bữa tối tinh tươm đến đâu thì rau lang luộc vẫn không thể vắng mặt trong những dịp như thế này - món ăn kỉ niệm của cả nhà mình. Nhìn đĩa rau xanh hãy còn bốc khói trên bàn, nhớ quá đi thôi một thời xa lắc chính nó là món ăn cứu tinh cho cái gia đình bé nhỏ qua một thời đói khát, lo cho ba đi học tiếp, cũng chính những ngọn khoai ấy đưa chúng con vào giảng đường.
Khoảng đất trống ở góc vườn, mẹ thả mấy dây khoai lang hòng lấy ngọn cải thiện bữa ăn. Hết rau lang luộc chấm ruốc rồi lại ngọn lang xào tỏi, cứ đều đều ăn riết thành quen, đâm nghiện lúc nào không hay.
Mùi nhựa rau hăng hắc khi cho bắc chảo xào, rồi cái mùi ê ê của nước rau cho thêm tí mì chính, tí đường cũng thành món canh húp nước ngon lành. Nhìn dây khoai tốt ngọn óng mượt bò tràn lan trên mặt đất, ai cũng bảo “chắc lắm củ đấy”. Vậy mà, đến ngọn còn không đủ làm thức ăn cho cả nhà lấy đâu mà ra củ. Nhiều bữa thấy mẹ phải ngắt luôn cả hàng lá ở gần sát ngọn, rồi sợ lá già sẽ đắng và cứng, mẹ cho vào nước luộc trước khi đem xào dầu.
Dạo ấy, ba đi học tiếp trên thị xã, mẹ phải tăng ca làm thêm tất bật mới đủ sức nuôi “ba đứa học trò trong nhà”. Cứ mỗi chiều thứ Bảy ba lại đạp xe về. Ba cha con tự nhiên đến nỗi tự biết xách rổ ra sau vườn hái ngọn lang vào luộc làm bữa chính bởi cả cha cả con thừa hiểu nếu có về mẹ cũng chỉ đủ tiền mua mớ tép con con cho có cái gọi là tanh tanh một chút. Ấy vậy mà đấy được coi là bữa ăn xa xỉ nhất trong tuần.
Cơm chiều dọn ra, mẹ ân cần xúc bỏ vào chén ba, chén tụi nhỏ mấy con tép vàng vàng, còn ngọn rau luộc xanh xanh mẹ cẩn thận chấm nước cho vào chén mình, tươi cười mẹ ngồi lặng lẽ nhìn ba bố con ăn ngon lành. Cái vị bùi bùi, giòn giòn lại ê ê, vậy đó mà cả nhà vét đến hạt cơm cuối cùng, thấy thế là sướng rơn và vui vẻ không gì bằng.
Cuộc sống tằn tiện chắt chiu, song vẫn không thể bền bỉ như thế được lâu. Ba tự túc xin đi học thêm lên, kinh phí tự bỏ ra, tụi con lớn lên sách vở cũng phải tăng trang, mỗi bữa cơm dọn ra càng tố cáo nỗi eo hẹp của cái gia đình bé nhỏ ấy.
Đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi theo từng đợt học phí, chỉ có mỗi đám dây khoai ở góc vườn là không ngừng được nới rộng đất trồng. Thực đơn của mẹ cũng vì thế mà thêm phần sáng tạo: Ngọn lang xào tỏi, rau luộc chấm ruốc, canh rau lang nấu dầu... Hiếm có bữa nào, mâm cơm lại thiếu đi màu xanh quen thuộc.
Thời gian tím sắc trôi theo từng đợt hoa lang nở rộ, bung cánh tím biếc cả một góc sân rộng. Nhà mình bây giờ khá hơn nhiều, cuộc sóng đã theo kịp nhịp của một gia đình phố thị. Bữa cơm không còn theo chủ nghĩa “độc tôn một món”, nhất rau xanh như trước đây nữa!
Chúng con mỗi đứa có được một phòng riêng, cũng chẳng còn cảnh cả nhà ba người đàn ông và một người khác giới phải trải chiếu dưới nền nhà ẩm mốc lăn đùng ra ngủ sau một ngày thở dốc. Song, dù có tiện nghi đến mấy, mỗi thành viên vẫn không khỏi thấy nhớ và thương đến đắng lòng từng đám ngọn lang xanh rì bò dọc ngang trong vườn nhà.
Ba trở về, mẹ khấp khởi mừng thầm. Chiều nay, cả nhà mình lại chung mâm cơm có món rau quen thuộc và có cả kí ức đầm ấm một thời bên nhau.
Vòng tay qua ôm trọn lấy vòng eo vốn đã không còn thon thả nhưng vẫn còn đủ sức cho cái mặn mà một thời đắm say của mẹ, bên bữa cơm chiều, giọng ba thỏ thẻ:
Anh đi anh nhớ vợ anh
Hết rau lang luộc, lại đem xào dầu...
Thương lắm từng đọt ngọn lang ơi...!
Tham khảo nhé !
Buổi mai hôm ấy,một buổi mai đầy nắng ấm, gia đình tôi cùng gia đình cô, chú tôi về chúc Tết ông bà nội và ăn bữa cơm sum họp đầu năm cùng ông bà. Tết năm nay, số thành viên trong nhà đã là mười hai người. Ngày hôm ấy, đại gia đình nhà tôi vui vẻ hẳn lên. Bữa cơm thân mật cùng đại gia đình đối với tôi là ngon nhất trong năm. Hạnh phúc nhất là có đầy đủ các thành viên trong gia đình, trên kính dưới nhường. Bà tôi đã tự tay nấu các món ăn truyền thống, đậm đà hương vị ngày Tết. Cả nhà tôi ai cũng công nhận bà nấu ăn ngon. Cả nhà vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ,ông tôi kể cho cả nhà nghe về những thành quả công việc của năm qua và dự định cho năm tới. Những tiếng cười mãn nguyện trên khuôn mặt của từng người. Nhưng hình như người vui nhất chính là bà tôi. Bà rất vui sướng khi nhìn thấy con cháu tập trung đông đủ như thế này. Mẹ tôi nói: - Sang xuân, chúng ta sẽ nuôi một bầy gà trong vườn này! Để những ngày chúng ta sum họp về đây sẽ được hưởng những gì mà chúng ta tự làm được. Cả nhà ai cũng đồng tình với ý kiến của mẹ tôi. Và hình như trong tôi có những cảm giác vui mừng khó tả. Chị em tôi được vui đùa thoả thích với những đứa con của cô, chú. Chúng thật hiếu động, đó là sự tinh nghịch của những đứa trẻ mới lớn.Tuy tinh nghịch nhưng chúng thật đáng yêu. Cả bọn trẻ chúng tôi chạy nhảy hò reo, nô đùa quanh sân; chơi ví bắt trốn tìm trong khu vườn râm mát bóng cây. Người lớn thì mải miết trò chuyện trong nhà. Trên bàn thờ gia tiên, nhang trầm, đèn nến luôn nghi ngút khói hương. Đại gia đình tôi thật đầm ấm biết bao! Tôi không thể dùng một từ ngữ nào để diễn tả hết niềm vui của riêng mình. Tôi mong sao đại gia đình nhà tôi luôn luôn hạnh phúc.
tham khảo:
Hôm nay là một đêm trăng rằm tuyệt diệu. Gió từ biển thổi lên mát lạnh, ánh trăng đeo bám vào những chiếc lá ánh ngời ngoài vườn va vào nhau nghe lao xao, lao xao. Tôi mở tung tất cả những cánh cửa sổ. Cùng với gió, trăng tha hồ tràn vào nhà soi những khoảng không gian tối trở nên rực rỡ.
Lúc đó gia đình tôi vừa ăn xong bữa cơm tối, mẹ đang còn bận dọn dẹp, Ba ngồi trên chiếc ghế trầm ngâm cuốn điếu thuốc như con sâu kèn. Còn nội thì vừa bỏm bẻm nhai trầu và đưa võng. Thằng Tuấn, em trai tôi thì nằm trong lòng bà ngọ nguậy như khống muốn rời võng. Tôi ngồi trên chiếc ghế mây ở hiên mải mê nhìn cảnh vật. Không gian như mát dịu hẳn đi khi bầu trời xanh thẳm đến vô cùng, khi những đợt gió cứ lùa trăng đi và tấp vào những đám cây ngoài kia là những đợt sóng vàng lóng lánh... Nội tôi cũng nhìn trăng, bà chỉ lên những hình đen đen trên đó và đố chị em tôi đó là cái gì? Nhìn hoài mà chúng tôi chẳng biết là cái gì cả. Em tôi cho rằng đó là những dãy núi, còn tôi lại thấy giống như một bầy súc vật chẳng ai chăn dắt...
Bà tôi nói rằng: “Thế các cháu chưa hề nghe câu chuyện “Chú Cuội cung trăng” ư?”. Thằng em tôi nhanh nhảu: Chưa, chưa nội ơi. Nội kể cho chị em cháu nghe đi. Ở trên ấy mà cũng có người hả nội?.
9. Ừ, để thong thả nội nhớ lại rồi nội kể cho nghe. Còn việc câu chuyện này có thật hay không thì nội không dám chắc. Nội cũng được nghe bà cố của các con kể lại mà thôi.
10. Ồ, nếu bà cố mà kể thi chắc chắn lắm rồi. Chúng con rất tin là có người ở trên ấy đó - Tuấn ngoảnh sang tôi để lấy sự đồng tình - Phải không chị Hà? - Tôi khẽ gật đầu. Chúng tôi nhìn ba xem ba tỏ thái độ ra sao? Chỉ thấy người cười tủm tỉm, khuôn mặt khuất trong bóng tối, chỉ khi điếu thuốc sáng lên chúng tôi mới nhìn thấy nụ cười.
Nội tôi bỏm bẻm nhai xong miếng trầu, rồi bắt đầu kể. Cái miệng móm của bà trông hiền từ và dễ thương làm sao ấy. Nội như một bà tiên hiền hậu vậy. Giọng kể của bà thật là hấp dẫn, chúng tôi cũng bị cuốn hút theo. Điếu thuốc trên tay ba tôi cũng không còn lập lòe nữa. Chắc ba cùng đang theo dõi câu chuyện say mê không kém chúng tôi. Mọi vật đều im lặng, chúng tôi như chơi vơi lạc vào một thuở xa xôi nào. Chúng tôi hết đến với cánh rừng nơi Cuội đi đốn củi, rồi lại thấy Cuội cùng cây đa bay lên cung trăng chị Hằng ...Thật là một niềm hạnh phúc dễ chịu. Mẹ tôi đã ngồi bên tôi tự lúc nào. Cả nhà ngồi nghe nội kể một cách say mê. Câu chuyện hấp dẫn thật đấy, nhưng với tôi, cái không khí giản dị và ấm cúng của gia đình nó lặng lẽ âm thầm gieo vào lòng tôi một niềm vui trọn vẹn...
Chuyện nội kể xong rồi mà chúng tôi vẫn chưa thấy hết. Chúng tôi ngồi im lặng ngắm vầng trăng huyền bí. Ồ thì ra những mảng đen trên ấy đâu có phải như những phỏng đoán của chúng tôi.
- Em nhìn thấy rồi, chị Hà ơi... Tuấn đang đứng ngoài sân nói vọng vào - Chị coi kìa, chú Cuội đang đi lại bên gốc đa kia kìa. Ồ chú ăn mặc sao mà lạ quá. Chú đang ngồi nơi tảng đá, lưng tựa vào gốc đa mà nhìn em, có nhìn thấy không chị Hà?...
Tôi cố nhìn nhưng không thấy như vậy. Trăng vẫn ngời ngợi, trăng vẫn tuôn ánh sáng xuống trần gian. Và kìa, trăng đã soi rõ chiếc võng nội đang nằm. Tóc nội trắng phau đầm đìa ánh trăng. Chúng tôi nhìn nội, nội mỉm cười và lấy tay trỏ vào miệng móm của mình. Nội muốn nói với hai chị em tôi là nội không nói chuyện được vì bận nhai trầu.
Ôi, những kỉ niệm giản dị và ấm cúng như vậy sẽ luôn luôn theo tôi đi trong cuộc đời. Tôi thầm nguyện ước nội tôi sẽ ở mãi với chúng tôi, và nội tôi đừng có già thêm nữa. Để những đêm như đêm nay, nội bỏm bẻm nhai trầu và kể cho chúng tôi những câu chuyện ngày xưa
1.
Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt cô sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.
Cô ăn mặc không quá cầu kỳ, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.
Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.
Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.
2.
Học sinh bình chọn với bạn tại lớp
Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.
Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.
Mai sau, dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:
” Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Từ trái nghĩa: Già – trẻ, giàu sang – nghèo đói.
viết về quê hương Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !
- ví dụ cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là '' có'' - '' không''
Tham khảo:
Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.
Em còn nhớ rất rõ đó là vào một ngày mùa, khi cả nhà em đều ra đồng để thu hoạch lúa. Ở nhà vẫn còn một sân thóc đang được phơi khô, khi em đi học về thì không có ai ở nhà, sau khi cất cặp sách vào trong nhà thì em ra mái hiên ngồi nhìn sân thóc. Thỉnh thoảng em lại ra rũi thóc cho thóc khô đều như mẹ em vẫn thường làm. Đây là lần đầu tiên em làm công việc này nên thấy rất thú vị.
Một lúc sau chợt mây đen kéo đến, trời gió rít ào ào, em bỗng thấy lo lắng vì nếu như mưa thì thóc sẽ bị ướt hết, bố mẹ sẽ rất vất vả để phơi lại và rất có thể thóc sẽ bị mọc mầm. Nếu như đợi bố mẹ về sẽ không kịp nên em đã lấy chiếc cào thóc cào gọn lại sau đó dùng chổi quét xung quanh cho gọn vào một đống. Một lúc sau bố mẹ em về nhà, vừa kịp che bạt lên cho thóc thì trời mưa lớn.
Em đã được bố mẹ khen vì việc tốt mà mình đã làm, em thấy vui lắm vì em đã làm được một việc có ích cho bố mẹ. Tuy rất nhỏ bé nhưng lại góp phần đỡ đần để bố mẹ em bớt vất vả. Có thể tự mình làm một điều gì đó thật tuyệt vời, em sẽ thường xuyên giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn nữa.
Tham khảo:
Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Và đối với tôi cũng vậy, ngoài bố mẹ ra thì anh trai chính là người mà tôi thương nhất.
Anh trai tôi năm nay hai mươi hai tuổi. Anh tên là Hùng, hiện tại đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội. Thỉnh thoảng cuối tuần anh mới được về thăm nhà. Anh có dáng người dong dỏng cao. Làn da rám nắng trông thật khỏe khoắn. Đôi mắt sáng, vầng trán rộng - đặc điểm của những con người thông minh, giỏi giang.
Quả đúng như thế, nói về học lực thì anh là một tấm gương điểm sáng để cho lũ trẻ em hàng xóm trong đó có tôi noi theo. Suốt mười hai năm liền anh đều đạt học sinh giỏi, trong nhà khắp nơi đều lưu giữ bằng khen của anh. Ngoài ra, anh tôi chơi thể thao rất giỏi, nhất là với môn bóng đá Anh từng mong muốn trở thành một cầu thủ. Hồi bé tôi thường thấy anh mỗi buổi chiều đi học về là lại theo các anh trong xóm đi đá bóng. Trận đấu nào anh tham có anh tham gia thì đội nhà cũng đều chiến thắng.
Còn nhớ lúc bé, một lần tôi bị các bạn trong xóm bắt nạt. Lúc đó, tôi chỉ biết chạy về nhà ngồi một góc và khóc lóc. Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp tôi “trả thù” nhóm bạn. Từ đó trở đi, chúng không dám bắt nạt tôi nữa. Những khi rảnh rỗi, anh thường đưa tôi đi ra đồng thả diều, câu cá, học bơi… Anh còn dạy tôi học võ nữa. Anh bảo con gái phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp đẽ như vừa mới xảy ra thôi. Những năm anh học đại học, phải xa nhà thường xuyên, tôi thấy nhớ anh. Nhớ những lúc anh nấu cơm dỗ tôi ăn khi tôi bị ốm còn bố mẹ bận công chuyện, những lần anh dạy tôi học bài... Tôi hy vọng rằng anh sẽ cố gắng học hành thật tốt rồi sẽ là chỗ dựa vững chắc cho cả nhà.
Tham khảo :
Ba gọi điện chiều nay sẽ trở về sau chuyến công tác dài ngày, mẹ nhoẻn cười hiền lành, không giấu nổi cái khấp khởi của người phụ nữ đã hai con, xa chồng lâu ngày.
Cúp điện thoại là mẹ vội vàng gõ cửa phòng ồ ạt thông báo liền cho hai thằng nhỏ đang “chiến game” ở trong. Nói rồi, mẹ hào hứng cầm rổ ra sau vườn ngắt vài ngọn khoai cho vào tủ lạnh trước khi xách giỏ đi chợ.
Dù có chuẩn bị bữa tối tinh tươm đến đâu thì rau lang luộc vẫn không thể vắng mặt trong những dịp như thế này - món ăn kỉ niệm của cả nhà mình. Nhìn đĩa rau xanh hãy còn bốc khói trên bàn, nhớ quá đi thôi một thời xa lắc chính nó là món ăn cứu tinh cho cái gia đình bé nhỏ qua một thời đói khát, lo cho ba đi học tiếp, cũng chính những ngọn khoai ấy đưa chúng con vào giảng đường.
Khoảng đất trống ở góc vườn, mẹ thả mấy dây khoai lang hòng lấy ngọn cải thiện bữa ăn. Hết rau lang luộc chấm ruốc rồi lại ngọn lang xào tỏi, cứ đều đều ăn riết thành quen, đâm nghiện lúc nào không hay.
Mùi nhựa rau hăng hắc khi cho bắc chảo xào, rồi cái mùi ê ê của nước rau cho thêm tí mì chính, tí đường cũng thành món canh húp nước ngon lành. Nhìn dây khoai tốt ngọn óng mượt bò tràn lan trên mặt đất, ai cũng bảo “chắc lắm củ đấy”. Vậy mà, đến ngọn còn không đủ làm thức ăn cho cả nhà lấy đâu mà ra củ. Nhiều bữa thấy mẹ phải ngắt luôn cả hàng lá ở gần sát ngọn, rồi sợ lá già sẽ đắng và cứng, mẹ cho vào nước luộc trước khi đem xào dầu.
Dạo ấy, ba đi học tiếp trên thị xã, mẹ phải tăng ca làm thêm tất bật mới đủ sức nuôi “ba đứa học trò trong nhà”. Cứ mỗi chiều thứ Bảy ba lại đạp xe về. Ba cha con tự nhiên đến nỗi tự biết xách rổ ra sau vườn hái ngọn lang vào luộc làm bữa chính bởi cả cha cả con thừa hiểu nếu có về mẹ cũng chỉ đủ tiền mua mớ tép con con cho có cái gọi là tanh tanh một chút. Ấy vậy mà đấy được coi là bữa ăn xa xỉ nhất trong tuần.
Cơm chiều dọn ra, mẹ ân cần xúc bỏ vào chén ba, chén tụi nhỏ mấy con tép vàng vàng, còn ngọn rau luộc xanh xanh mẹ cẩn thận chấm nước cho vào chén mình, tươi cười mẹ ngồi lặng lẽ nhìn ba bố con ăn ngon lành. Cái vị bùi bùi, giòn giòn lại ê ê, vậy đó mà cả nhà vét đến hạt cơm cuối cùng, thấy thế là sướng rơn và vui vẻ không gì bằng.
Cuộc sống tằn tiện chắt chiu, song vẫn không thể bền bỉ như thế được lâu. Ba tự túc xin đi học thêm lên, kinh phí tự bỏ ra, tụi con lớn lên sách vở cũng phải tăng trang, mỗi bữa cơm dọn ra càng tố cáo nỗi eo hẹp của cái gia đình bé nhỏ ấy.
Đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi theo từng đợt học phí, chỉ có một đám dây khoai ở góc vườn là không ngừng được nới rộng đất trồng. Thực đơn của mẹ cũng vì thế mà thêm phần sáng tạo: Ngọn lang xào tỏi, rau luộc chấm ruốc, canh rau lang nấu dầu... Hiếm có bữa nào, mâm cơm lại thiếu đi màu xanh quen thuộc.
Thời gian tím sắc trôi theo từng đợt hoa lang nở rộ, bung cánh tím biếc cả một góc sân rộng. Nhà mình bây giờ khá hơn nhiều, cuộc sống đã theo kịp nhịp của một gia đình phố thị. Bữa cơm không còn theo chủ nghĩa “độc tôn một món”, nhất rau xanh như trước đây nữa!
Chúng con mỗi đứa có được một phòng riêng, cũng chẳng còn cảnh cả nhà ba người đàn ông và một người khác giới phải trải chiếu dưới nền nhà ẩm mốc lăn đùng ra ngủ sau một ngày thở dốc. Song, dù có tiện nghi đến mấy, mỗi thành viên vẫn không khỏi thấy nhớ và thương đến đắng lòng từng đám ngọn lang xanh rì bò dọc ngang trong vườn nhà.
Ba trở về, mẹ khấp khởi mừng thầm. Chiều nay, cả nhà mình lại chung mâm cơm có món rau quen thuộc và có cả kí ức đầm ấm một thời bên nhau.
Vòng tay qua ôm trọn lấy vòng eo vốn đã không còn thon thả nhưng vẫn còn đủ sức cho cái mặn mà một thời đắm say của mẹ, bên bữa cơm chiều, giọng ba thỏ thẻ:
Anh đi anh nhớ vợ anh
Hết rau lang luộc, lại đem xào dầu...
Thương lắm từng đọt ngọn lang ơi...!