Bài văn tả về các y bác sĩ trong mùa dịch nCovid
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên "Corona" hay còn gọi là "Covid-19"
Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.
Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.
Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.
Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.
Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.
Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.
Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang...
Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.
Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới.
Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.
Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.
Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam!
mình lập dàn ý thôi nhé
mở bài :
-Giới thiệu về mùa dịch
+ở nơi của bạn
+Nơi bạn đang sống
vd:
Dạo gần đây có một vy-rút mới trên nước ta tên của nó là côronan . Các chiến sĩ áo trắng đang ngay đêm thưc giấc để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm cô-vy.
thân bài:
+nói về sụ vất vả của họ
+nhũng viec ta nên làm để phòng chống co-vy (ko nên cho tay lên măt mũ miệng; đeo khau trang khi đi ra ngoài; rủa tap khi đi ra ngoài)
vd:
Hình ảnh những bác sỹ, nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt ngay tại nơi làm việc khiến ai nấy không khỏi nao lòng và thêm trân trọng những công lao đóng góp của họ cho sức khỏe nhân dân.Bất kể là ngày hay đêm, các chiến sỹ vẫn sát cánh cùng các lực lượng tuyến đầu đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân . Họ là các chiên sĩ hi sinh trong thâm lặng . Là một công đân như chúng ta cũng có thể góp phan nào cho chóng dich ;chúng ta ko nên đưa thong tin linh tinh lên mang xã hội làm nguoi dân hốt hỏa không nên tâp trung ở nơi đông người ;tuyên truyền về cách phòng chống dich .
kết bài :
cảm nhận của bạn về các chien sĩ áo trắng
Chú Tuấn là một dược sĩ, làm việc tại quầy thuốc của bệnh viện đa khoa thành phố.
Năm nay chú Tuấn khoảng hai mươi lăm tuổi. Chú vừa ra trường và bắt đầu làm việc từ khoảng một năm nay. Chú ấy có dáng người cao ráo, thư sinh. Mái tóc đen được cắt ngắn gọn gàng. Hằng ngày, chú thường mặc áo sơ mi, quần âu đen. Khi đến cơ quan, chú sẽ mặc thêm áo khoác blouse trắng. Chú Tuấn có khuôn mặt hiền lành, nụ cười tươi tắn. Lúc nào chú cũng phải đeo một chiếc kính gọng trắng, do chú bị cận từ hồi cấp 3.
Hằng ngày, chú Tuấn làm việc cần mẫn tại bệnh viện. Kiểm tra đơn thuốc, bốc thuốc, kiểm kê thuốc trong quầy… Chẳng lúc nào ngơi tay. Có hôm chú chẳng kịp ăn cơm trưa vì bệnh nhân đến lấy thước rất đông. Thời gian nghỉ ngơi trong ngày của chú rất ít, đã vậy, chú còn thường xuyên không có ngày nghỉ nữa. Thế nhưng, chú Tuấn vẫn luôn vui vẻ, hết mình trong công việc. Chú luôn dịu dàng, quan tâm tới từng người bệnh, không cáu gắt bao giờ. Tối tối, chú lại ngồi đọc và nghiên cứu thêm các tài liệu để nâng cao trình độ của mình.
Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú Tuấn. Chú là tấm gương để em cố gắng noi theo.
Lương y như từ mẫu là câu nói mà Bác Hồ nói về nghề thầy thuốc. Người bác sĩ tốt bụng và luôn tận tâm với bệnh nhân ở ngay gần nhà em đó là bác sĩ Nga. Năm nay bác đã ngoài 50 tuổi nhưng trông bác vẫn rất trẻ, khỏe mạnh và hoạt bát. Bác là bác sĩ chuyên khoa nhi của bệnh viện Nhi Hải Phòng. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, bác lại đến bệnh viện để khám chữa bệnh cho các em nhỏ. Bác sĩ Nga rất giỏi về chuyên môn lại nhẹ nhàng và nhiệt tình với bệnh nhân nhí. Với công việc, bác rất tận tâm và hết mình. Bác luôn hỏi han bệnh nhân và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Giọng nói của bác trầm nhẹ, ngọt ngào khiến cho người bệnh không muốn uống thuốc cũng chấp nhận uống. Lúc bác tiêm thuốc cho bệnh nhân, bác tiêm rất nhẹ nhàng và động viên các en nhỏ là sẽ không đau. Ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, bác con khám và chữa bệnh tại phòng khám tư của bác. Phòng khám của bác luôn đông bệnh nhân vì bác là một bác sĩ rất giỏi về chuyên môn.
Em rất ngưỡng mộ bác sĩ Nga. Em luôn phấn đấu học thật giỏi để sau này lên cũng sẽ trở thành một bác sĩ cứu người, làm được nhiều việc cứu giúp người bệnh tận tâm như câu nói “ Thầy thuốc như mẹ hiền’.
Chúng ta còn khâm phục trước sự hi sinh, cống hiến hết mình của những cán bộ ngành y tế, những y, bác sĩ, y tá, điều dưỡng,… đây là những con người trực tiếp xông pha tuyến đầu ngăn chặn và điều trị bệnh. Họ đã quên thân mình, bỏ mặc lợi ích cá nhân, khắc ghi 18 lời thề Hippocrates để quyết tâm thực hiện lương tâm, y đức của một người thầy thuốc nhân dân. Những thiên thần mặc áo blouse trắng luôn phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, ngột ngạt suốt ngày đêm nhưng trong họ chưa bao giờ vơi đi sự nhiệt tình, hăng hái, họ luôn chăm sóc người bệnh một cách ân cần, chu đáo nhất, cùng bệnh nhân vượt qua Virut quái ác. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyến nồng nàn ấy của các y, bác sĩ mà chúng ta đã có nhiều ca bệnh được chữa khỏi hoàn toàn và được xuất viện, đồng thời Việt Nam còn là một trong số ít các nước sáng chế thành công bộ KIT chẩn đoán bệnh cho kết quả nhanh và chính xác, đây là thành tựu đáng hoan nghênh – một bước tiến mới của nền y học Việt Nam. Tất cả những thành công đáng tự hào ấy đều xuất phát từ sự lao động miệt mài, cần cù, đầy hăng say của lớp lớp những y, bác sĩ, những anh hùng thầm lặng trong cuộc sống đời thường nhưng khiến chúng ta phải vô cùng biết ơn, trân trọng. Có lẽ ngày mai và những ngày sau nữa, Việt Nam có thể ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới nhưng với sự làm việc nhiệt tình, nghiêm túc và chuyên môn vững vàng của các y, bác sĩ, chúng ta tin tưởng rằng sẽ chẳng có nguy hiểm và thách thức nào khiến họ phải chùn bước.
~< Học tút :3 >~
Gần 20 ngày qua có lẽ là những ngày rất dài với những đứa trẻ mà bố, mẹ các con hiện đang công tác tại Bệnh viện K.
Khi Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) thông báo có ca mắc Covid-19 tại bệnh viện và phải thực hiện phong tỏa để truy vết ca bệnh, ngăn không cho dịch lây lan, cả hai vợ chồng bác sĩ Phùng Thị Huyền (Trưởng khoa Nội 6) đều quyết định tham gia trực chống dịch và để hai con nhỏ ở nhà. Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh lần này, không riêng bố mẹ Hà Anh mà rất nhiều y, bác sĩ cũng đang gồng mình cùng các bệnh nhân ung thư vượt qua đại dịch.
Giữa những ngày như "thời chiến" ấy, hai anh chị bất ngờ nhận được thông tin "có thư nhà"!
Thư nhà! Ai gửi thư lúc này? Giữa nhịp sống xã hội công nghiệp xô bồ, bấy lâu nay còn ai viết thư tay? Cả hai vợ chồng cứ đoán già đoán non không biết ai mà lại gửi thư? Mà lại là thư nhà?
Cho đến khi người trực ban Bệnh viện trao bức thư cho chị Huyền, nhìn bì thư với nét chữ thân quen của cô con gái bé nhỏ, chị lặng đi rồi bật khóc trong bất ngờ, xúc động...
Để tiếp sức cho bố mẹ cũng như các y, bác sĩ, nhân viên y tế, ít ai biết rằng, Hà Anh - con gái của chị đã lặng lẽ viết thư chia sẻ tâm sự của em cũng như của nhiều bạn nhỏ khác có bố mẹ đang kiên cường chiến đấu trong tâm dịch.
Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.