Em hãy chọn điều tích cực hoặc tiêu cực về gia đình em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm giữa những người trong gia đình với nhau, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, cha mẹ và con cái… Mỗi mỗi quan hệ thì đều chứa những tình cảm vô cùng bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thực sự mang ý nghĩa của nó. Tình cảm gia đình có rất nhiều cách thể hiện đôi khi những sự quan tâm rất lại làm nên những điều vô cùng to lớn. Sự quan tâm mà con người dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Trong những lần cha mẹ đi làm vất vả không cần phải điều hòa mới làm dịu đi cơn mệt mỏi và chỉ cần một cốc nước của con cũng khiến cho người cha mẹ cảm thấy mát lòng. Đây là một hành động vô cùng nhỏ xua tan đi những vất vả trong cuộc sống. Tình cảm gia đình có khiến cho con người luôn cảm thấy gần nhau hơn cho dù khoảng cách có bao xa đi nữa. Điều này có được vì chúng ta gửi gắm những tình cảm chân thành nhất, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng của mình luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín nhất. Chính khoảng cách xa xôi, những khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho con người chúng ta gần nhau hơn. Kể cả có cách nhau nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn vậy, vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm quý báu nhất. Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi con Nguyễn Nhật Nam được đăng tải trên mạng internet là minh chứng rõ ràng về tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Nó không những là tình yêu mà còn là niềm tự hào của người cha đối với con. Để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi người cần ý thức trau bồi, bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những sự quan tâm nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn nhân văn hơn.
tham khảo nhé
Bình đẳng là tiêu chí cần thiết đảm bảo cho gia đình hạnh phúc. Gia đình từ hai tới nhiều thành viên; có từ 1 đến 3 thế hệ; có gia đình tới 4 thế hệ chung sống gọi là tứ đại đồng đường. Trong điều kiện đó các thành viên gia đình chung sống bình đẳng sẽ tạo cho tổ ấm hạnh phúc, sự hòa đồng thoải mái. Mọi người được bình đẳng sẽ là động lực để phát huy vai trò cá nhân tham gia vào tổ chức cuộc sống gia đình tốt nhất có thể.
Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, là quá trớn, lạm dụng không phân biệt người trên kẻ dưới, người già người trẻ, người yếu người khỏe, người sống tốt với người có sai lầm khuyết điểm. Bình đẳng được hiểu và vận dụng là sự cân bằng tương ứng giữa quyền lợi nghĩa vụ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình.
Ý kiến của một người được nhiều người lắng nghe, quan tâm đáp ứng. Công việc chung của gia đình mọi người cùng tham gia. Cách giải quyết các tình huống đối với các thành viên gia đình mang tính dân chủ, công khai, công bằng hợp lý, không để xảy ra ghen tị, suy bì, kèn cựa. Người có lỗi biết nhận lỗi để sửa chữa. Người trong nhà có lòng vị tha, không chấp nhận thành kiến, phân biệt đối xử.
Ngay từ xa xưa, trong lúc khốn khó thì sự bình đẳng vợ chồng trong gia đình cũng để lại trong nhiều câu ca dao bất hủ. Nói về bình đẳng trong lao động sản xuất, chia sẻ gánh vác việc đồng áng có câu: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Trong bữa cơm gia đình dù còn có thể thiếu thốn, vẫn là sự chia sẻ bình đẳng chan chứa nghĩa tình: Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Ngay khi đánh giá về công sức xây dựng gia đình sự bình đẳng cũng thể hiện sinh động: Của chồng, công vợ. Thành ngữ mới cũng có câu rất hay về bình đẳng gia đình: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
Trong gia đình truyền thống, phụ nữ chưa được hưởng sự bình đẳng vì phụ thuộc nhiều vào chồng con. Ngày nay, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, họ thực sự được bình đẳng khi vừa lao động gia đình vừa tham gia vào lao động xã hội và nuôi dạy con cái. Vị thế phụ nữ gia đình được đánh giá cao ngang hàng với nhau về giới đó là bước tiến lớn của bình đẳng giới, bình đẳng trong gia đình. Trong gia đình ngày nay hầu như không còn hiện tượng trọng nam khinh nữ như xưa. Sự tôn trọng giới tính, bình đẳng giới đang trở nên phổ biến. Người phụ nữ được bình đẳng, được phát huy mọi sở thích, khả năng để làm chủ gia đình và gánh vác công việc xã hội.
xin chào bạn tham khảo nhé đừng có chép
Có ai đó đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Và mỗi trải nghiệm sẽ đem đến cho con người thật nhiều điều ý nghĩa.
Nghỉ hè năm nay, tôi được về quê thăm ông bà ngoại. Lần đầu tiên, tôi có thời gian ở lại quê để thăm thú khắp mọi nơi. Ba tháng hè trôi qua với rất nhiều trải nghiệm thú vị. Tôi cũng có thêm nhiều bài học bổ ích hơn cho bản thân.
Buổi sáng hôm đó, tôi dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi tạm biệt ông bà để theo gia đình bác Sáu ra đồng thu hoạch lúa. Tôi háo hức vô cùng vì đây là lần đầu tiên tôi được làm công việc này. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa vàng ươm trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng trên cánh đồng thật trong lành.
Ông mặt trời chẳng mất chốc đã lên đến đỉnh đầu. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi.
Bác Sáu cùng mọi người trong gia đình đã xuống đồng làm việc. Tôi đi theo chị Hạnh - con gái của bác Sáu. Năm nay, chị học lớp chín, đang nghỉ hè nên chị ra đồng phụ giúp bố mẹ. Chị đã dạy tôi cách cầm liềm, cách cắt lúa. Tôi làm theo sự hướng dẫn của chị nhưng không hề dễ dàng. Sau khoảng mười lăm phút loay hoay, tôi cũng cắt được bó lúa đầu tiên. Tôi cầm bó lúa mà sung sướng hò rèo. Bác Sáu còn khen tôi học hỏi nhanh nữa. Mọi người rất nhanh đã quay trở về với công việc của mình. Tôi nhìn đôi bàn tay của bác Sáu cắt lúa nhanh thoăn thoắt. Dưới cái nắng hè, tôi đã thấm mệt từ lâu. Còn mọi người xung quanh thì vẫn đang say mê làm việc. Tôi thêm khâm phục những người nông dân.
Sau một buổi sáng, chúng tôi đã cắt được một nửa ruộng lúa. Bàn tay của tôi mỏi nhừ từ lâu. Nhưng tôi vẫn vui vẻ khi lần đầu tiên được làm công việc này. Buổi trưa hôm đó, tôi đã ăn được tới ba bát cơm và ngủ một giấc ngon lành đến chiều muộn.
Trải nghiệm này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Tôi cũng thêm cảm phục và trân trọng những người nông dân, cùng những sản phẩm mà họ đã tạo ra.
chúc bạn học tốt
Tham khảo :
Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
a) Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
- Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em đã học được:
+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.
+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.
điều tích cực:
mức lương hàng tháng vẫn đều, vẫn đủ ăn và vẫn trả tiền thuế đầy đủ
điều tiêu cực:
tiền nước bị chậm 2 tuần, đồ ăn sắp hết