Dàn ý cho bài: ý nghĩa của kỷ niệm tuổi thơ đối với mỗi con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.
1. Phần Mở bài
- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
1)
Mở bài:
- Giới thiệu về những vui buồn tuổi thơ.
- Những tâm tư tình cảm của mình mỗi khi nhớ lại…
Tham khảo: Nhiều năm đã trôi qua nhưng trong lòng tôi vẫn còn giữ mãi khoảng trời thơ ấu ngày nào. Thật vậy!Làm sao có thể quên được những vui buồn thuở ấy bên mẹ, bên cha và cuộc sống khó khăn vất vả trăm bề.
Thân bài:
Đoạn 1: biểu cảm về nỗi buồn:
- Gia đình khó khăn, thiếu thốn…
- Mẹ cha vất vả thức khuya dậy sớm…
- Không có quần áo đẹp…
- Thèm những đồ ăn ngọn nhưng…
- Bị bạn bè coi thường…
- Không có đồ chơi…
Đoạn 2: biểu cảm về niềm vui:
- Tuy nghèo nhưng căn phòng đầy ấp tiếng cười…
- Mỗi lần mẹ đi chợ về mua bánh …(những chiếc kẹo nhỏ nhưng… ăn ngon, vui mừng…)
- Bố đi làm vẫn không quên ngày sinh nhật (chiếc bánh kem nhỏ không đủ một người ăn, vài ngọn nến lung linh nhưng sao mà vui thế!)
- Bố mẹ luôn động viên, nhắc nhở dạy bảo… con đạt điểm 10 vui về khoe, mẹ vui, bố cười…
- Mỗi đêm, mẹ thường kể chuyện con nghe, đưa con vào thế giới những câu chuyện thần tiên…
- Niềm vui trẻ thơ là những đồ chơi do bố tự làm…
Đoạn 3: biểu cảm trực tiếp
- Giờ đã lớn…
- Cuộc sống khá hơn…
- Nhưng không còn những niềm vui như thuở ấy…
- Bố mẹ tất bật tiếp khách, công tác…
- Quên hỏi thăm con…
- Bố không còn làm lồng đèn…
- Sinh nhật đôi khi bị quên…
Chính vì thế mà tôi thèm trở lại thuở trước đây….
Kết bài:
- Những vui buồn ấy là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà suốt đời tôi không thể nào quên. Đó còn là hành trang…
- Nếu có một điều ước tôi xin ước “Cho tôi một vé về lại tuổi thơ”…
2)a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
a. Mở bài.
- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b. Thân bài.
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c. Kết bài.
- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
Dàn ý Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi mẫu 2
* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:
a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.
b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?
c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?
d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?
e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.
Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:
Những kỷ niệm thời ấu thơ đó chính là dòng nước mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, theo bước chúng ta trưởng thành để mỗi khi nghĩ lại, hoặc cười hoặc khóc vì ngày xưa ơi, sao mà thân thương đến thế. Không thể phủ nhận, những ký ức đó có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta sau này.
hiên không phải ai cũng được đắm mình trong những ngày tháng thơ ấu ngọt ngào, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Có những người phải sống trong tuổi thơ bất hạnh, với những lời chỉ trích của mẹ cha, dè bỉu từ đám bạn, và thường xuyên bị đổ lỗi một cách vô lý. Khi trưởng thành, chúng ta vẫn sẽ mang một phần ám ảnh từ quá khứ đó và dần hình thành nên những tính cách tiêu cực. Những trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi con người.
Nếu cha mẹ chúng ta quá nghiêm khắc, chúng ta luôn sợ bị phạt tội
Đi cùng với nghiêm khắc là sợ hãi. Bất cứ cha mẹ nào quá nghiêm khắc cũng có những đứa con luôn trong trạng thái sợ hãi bị phạt tội. Dù làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng lo sợ cha mẹ chưa hài lòng, cha mẹ sẽ trách phạt chúng ta.
Chúng ta luôn trong trạng thái lo lắng và sợ hãi. Chúng ta cảm thấy bản thân là vô dụng, là đồ bỏ đi. Lúc nào trong đầu chúng ta cũng thường trực sẵn những câu đổ lỗi và trách mắng. Trẻ con như tờ giấy trắng, cớ sao cha mẹ không vẽ hoa vẽ lá, mà lại vẽ những hình thù kì dị, xấu xí lên chúng ta.
Khi lớn lên ra ngoài xã hội, gặp gỡ nhiều người hơn, rồi bạn bè, đồng nghiệp... chúng ta vẫn không thể thoát khỏi bóng ma quá khứ. Chúng ta sợ hãi chính những người bạn của mình, sợ bị đồng nghiệp trách phạt ngay cả khi chúng ta chẳng làm gì sai. Sợ hãi bị phạt tội đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Nó như cái gông cùm trói buộc chúng ta, không cho chúng ta có cơ hội thể hiện bản thân mình.
Chúng ta đã từng bị bắt nạt và giờ đây luôn mang cảm giác mặc cảm
Chẳng ai mong mình bị bắt nạt khi còn thơ ấu. Nhưng dường như đây là trò không thể thiếu với nhiều bọn trẻ con hơn tuổi chúng ta. Chúng ta bị bắt nạt ở trường, ở khu phố, thậm chí ở bất cứ đâu lũ trẻ to xác nhìn thấy chúng ta.
Khi còn bé, chúng ta thiếu các kỹ năng sống để tự bảo vệ mình, vì thế việc chúng ta trở thành nạn nhân của các trò bắt nạt khiến chúng ta sống thu mình, khép kín hơn. Chúng ta luôn mang một cảm giác mặc cảm, xấu hổ vì bị bắt nạt mà không thể chống trả.
Chúng ta lớn lên mà không thể tự tin bắt chuyện với người lạ, chúng ta ý thức được việc mình có thể sẽ bị bắt nạt bất cứ lúc nào, bởi bất cứ ai. Chúng ta lo ngại cả thế giới không có chốn an toàn cho chúng ta trú thân.
Tuy nhiên, vì bị bắt nạt và thấu hiểu những gì tiêu cực mà nó mang lại, chúng ta đã vô tình trở thành những người rất mạnh mẽ, giàu lòng cảm thông và biết tôn trọng người khác. Chúng ta hiểu rõ lời nói nào mang lại tổn thương cho người khác và hết sức tránh nó. Chúng ta trở nên tinh tế và tốt đẹp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, 30 chưa phải là Tết, nếu chúng ta nhận ra chúng ta đang vướng mắc vào những ảnh hưởng tiêu cực từ thời thơ ấu này, chúng ta hãy cố gắng thay đổi nó.