Di sản văn hóa có giá trị đối với một quốc gia, viết một bài văn nghị luận về vấn đề trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Di sản thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận gồm cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.[1]
Các tiêu chí của di sản bao gồm tiêu chí của di sản văn hóa (bao gồm i, ii, iii, iv, v, vi) và di sản thiên nhiên (vii, viii, ix, x).[2] Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp.[Chú 1] Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên. Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ là những di sản văn hoá. Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á,[3] và là một trong số ít 35 di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận.[4]
[hiện] Bản đồ toàn bộ tọa độ trên Google Bản đồ tối đa 200 tọa độ trên Bing |
---|
Mục lục
- 1Danh sách di sản
- 2Địa điểm
- 3Đặc điểm các di sản Việt Nam
- 4Di sản tại các kỳ họp gần đây
- 5Các đề cử dự kiến
- 5.1Đã gửi UNESCO thông qua
- 5.2Đề xuất của các tỉnh, thành phố
- 6Các đề cử bị gác lại
- 7Di sản thế giới với du lịch
- 8Xem thêm
- 9Ghi chú
- 10Chú thích
- 11Liên kết ngoài
Danh sách di sản[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng sau liệt kê thông tin về các di sản thế giới:
Tên: như tên liệt kê bởi Ủy ban Di sản Thế giới[5]
Địa điểm: thành phố hay tỉnh nơi có di sản
Niên đại: giai đoạn có ý nghĩa, thường là thời gian xây dựng
Dữ liệu UNESCO: số tham chiếu địa điểm, năm địa điểm được ghi vào Danh sách di sản thế giới; với tiêu chí mà di sản được xếp hạng
Mô tả: mô tả ngắn về địa điểm của UNESCO
Tên | Hình ảnh | Địa điểm | Niên đại | Dữ liệu của UNESCO | Mô tả |
---|---|---|---|---|---|
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội | Thành phố Hà Nội 21°2′22″B105°50′14″Đ[6] | Thế kỷ XI | 1328; 2010; ii, iii, vi [6] | Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ. Ngày nay, Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa.[6] | |
Phố cổ Hội An | Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 15°53′0″B108°20′0″Đ[7] | Thế kỷ XV-XIX | 948; 1999; ii, v[7] | Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.[7] | |
Quần thể danh thắng Tràng An | Tỉnh Ninh Bình 20°15′24″B105°53′47″Đ[8] | n/a | 1438; 2014; v, vii, viii[8] | Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.[8] | |
Quần thể di tích Cố đô Huế | Tỉnh Thừa Thiên–Huế 16°28′10″B107°34′40″Đ[6] | Thế kỷ XIX-XX | 678; 1993; iv[6] | Với vai trò là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm 1945. Dòng sông Hương chảy qua kinh thành, cấm cung và nội thành mang lại cho kinh thành một phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu.[6] | |
Thành nhà Hồ | Tỉnh Thanh Hoá 20°4′41″B105°36′17″Đ[9] | Thế kỷ XIV | 1358; 2011; ii, iv[9] | Thành nhà Hồ được xây dựng vào thế kỷ XIV dựa trên những nguyên tắc của phong thủylà minh chứng cho sự phồn thịnh Nho giáo vào thế kỷ XIV ở Việt Nam cũng như đông Á. Dựa trên phong thủy, thành nhà Hồ tọa lạc nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp giao thoa giữa núi non và đồng bằng ven sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ là đại diện nổi bật cho một phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á.[9] | |
Thánh địa Mỹ Sơn | Tỉnh Quảng Nam 15°31′0″B108°34′0″Đ[10] | Thế kỷ IV - XIII | 949; 1999; ii, iii[10] | Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.[10] | |
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng | Tỉnh Quảng Bình 17°32′14″B106°9′5″Đ[11] | n/a | 951; 2003 (tái công nhận: 2015) viii, ix, x[11] | Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.[11] | |
Vịnh Hạ Long | Tỉnh Quảng Ninh 20°54′B107°6′Đ[7] | n/a | 672; 1994 (tái công nhận: 2000, 2011); vii, viii[7] | Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên. Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ngoài vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long còn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc.[7] |
Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Hoàng thành Thăng Long
Quần thể danh thắng Tràng An
Phố cổ Hội An
Thánh địa Mỹ Sơn
Thành nhà Hồ
Vịnh Hạ Long
Quần thể di tích Cố đô Huế
Địa điểm của di sản tại Việt Nam: Di sản văn hoá được đánh dấu màu đỏ, di sản thiên nhiên được đánh dấu màu lục, di sản hỗn hợp (Tràng An) được đánh dấu bằng màu lam.
Đặc điểm các di sản Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
- Các di sản thế giới hiện đều nằm ở nửa phía Bắc của Việt Nam, từ Quảng Nam trở ra.
- Di sản thế giới đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất: Quần thể danh thắng Tràng An, VQG Phong Nha và Hoàng thành Thăng Long đều đáp ứng 3 tiêu chuẩn.
- Di sản thế giới chỉ đáp ứng 1 tiêu chuẩn: Quần thể di tích Cố đô Huế. Có 4 di sản khác đáp ứng 2 tiêu chuẩn.
- Các di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, Quần thể danh thắng Tràng An, VQG Phong Nha) đều liên quan đến các vùng núi và hang động karst (đáp ứng tiêu chuẩn VIII).
- Các di sản văn hóa thế giới (Hoàng thành Thăng Long, Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Quần thể di tích Cố đô Huế) đều liên quan đến các kinh đô cổ của Việt Nam.
- Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới hỗn hợp duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á.[3]
- Có 4/5 di sản liên quan đến văn hóa đáp ứng tiêu chuẩn II; 3/5 di sản liên quan đến văn hóa đáp ứng tiêu chuẩn IV; 2/5 di sản liên quan đến văn hóa đáp ứng tiêu chuẩn V; 2/5 di sản liên quan đến văn hóa đáp ứng tiêu chuẩn III và chưa có di sản nào liên quan đến văn hóa đáp ứng tiêu chuẩn I.
- Cả ba di sản liên quan đến thiên nhiên đều đáp ứng tiêu chuẩn VIII còn các tiêu chuẩn VII, IX, X chỉ có ở một trong 3 di sản trên.
Di sản tại các kỳ họp gần đây[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới đây là danh sách các đề cử di sản thế giới được đưa ra xét duyệt tại các kỳ họp gần đây:
- Năm 2007, Kỳ họp thứ 31: Vườn quốc gia Ba Bể. Trong phần tổng kết đánh giá, IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế-cơ quan tham vấn của UNESCO) đã đưa ra ý kiến rằng không thể đề cử tương lai với tiêu chí thẩm mỹ (VII) và địa chất địa mạo (VIII) thậm chí với một khu vực rộng lớn hơn và bất cứ đề cử mới trong tương lai nào nên chú trọng vào tiêu chí đa dạng sinh học (X). Cách thức tiếp cận theo báo cáo của PARC về đề xuất thành lập Tổ hợp bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể-Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang-Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc (Tổ hợp bảo tồn Ba Bể-Na Hang) thì sẽ có khả năng công nhận cao hơn. Lưu ý đến việc sử dụng tiềm năng các thiết kế quốc tế khác như Khu dự trữ sinh quyển thế giới hay Công viên địa chất để củng cố việc công nhận quốc tế với giá trị của tài sản và cân bằng bảo tồn thiên nhiên và di sản văn hóa.
- Năm 2010, kỳ họp thứ 34 tại Brasil: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội´
- Năm 2011, kỳ họp thứ 35 tại Paris: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (xem xét vào kì họp khác) và thành nhà Hồ.
- Năm 2013, kỳ họp thứ 37 tại Campuchia: Vườn quốc gia Cát Tiên (rút đề cử). Trong phần tổng kết đánh giá, IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế-cơ quan tham vấn của UNESCO) đã đưa ra ý kiến rằng diện tích khu vực đề cử năm 2013 quá nhỏ (chỉ 11% diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên) và chắc chắn rằng sự giàu có đa dạng sinh học là thấp hơn toàn bộ công viên nguyên vẹn. Do đó, không thể tồn tại tất cả các loài nguy cấp toàn cầu đọc báo cáo với một con số lý tưởng ở một khu vực rất nhỏ. Sự đa dạng về động vật có xương sống (xét về tổng thể) là tương tự các di sản thiên nhiên thế giới rừng mưa có đa dạng loài nhất vừa mới được công nhận gần đây của UNESCO và con số các loài thú nguy cấp toàn cầu nằm ở mức độ tương tự so với những di sản được so sánh. IUCN khuyên nên mở rộng đề cử ra toàn bộ khu vực đã được thiết kế là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và khu Ramsar để tận dụng những sự công nhận quốc tế để xây dựng những phương pháp bảo tồn và quy hoạch quản lý mạnh mẽ hơn và hành động chống lại những mối đe dọa chính như phát triển thủy điện, hầm mỏ, du lịch thiếu kiểm soát và nói riêng là nạn săn bắt động thực vật đã đang tác động nghiêm trọng đến những giá trị của vườn quốc gia.
- Năm 2014, kỳ họp thứ 38 tại Qatar: Quần đảo Cát Bà (rút đề cử). Trong phần tổng kết đánh giá, IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế-cơ quan tham vấn của UNESCO) đã đưa ra ý kiến rằng giá trị các hệ sinh thái của di sản đề cử là tương tự với di sản Vịnh Hạ Long liền kề và hai khu vực rõ ràng là bổ sung cho nhau. Nếu đề cử một mình thì Cát Bà thiếu đi tính toàn vẹn cần thiết để được công nhận. Tương tự, những đòi hỏi về diện tích và sự liên tục các hệ sinh thái ở môi trường đất liền có luận cứ không chặt chẽ và đơn thuần minh họa sự đa dạng địa lý, môi trường sống và hệ sinh thái nằm trong tài sản đề cử. Xuất hiện không phải là trường hợp Cát Bà đứng một mình là một trung tâm đặc hữu hay một địa điểm minh họa các quá trình tiến hóa đáng chú ý cho các hệ sinh thái trên bờ. Các hệ sinh thái biển cũng tương tự di sản Vịnh Hạ Long. Hồ sơ đề cử nhấn mạnh sự tồn tại của loài Voọc Cát Bà-một loài cực kì nguy cấp (phân loài của Voọc đầu trắng ở đất liền) lập luận cho tiêu chí đa dạng sinh học (X). Trạng thái bảo tồn chính loài này mang biểu tượng mức độ quốc gia và những nỗ lực bảo tồn đáng khen ngợi nhưng không đủ để công nhận về tiêu chí này. Một con số lớn các loài động thực vật đặc hữu đã được phát hiện và không chỉ đặc hữu cho riêng Cát Bà. Vì vậy, Cát Bà có tiềm năng lớn là một phần mở rộng của Vịnh Hạ Long dưới tiêu chí (VII) và (VIIII) và đặc biệt là dưới tiêu chí (X), nhưng yêu cầu nghiên cứu thêm. Năm 2016, Chính phủ đã quyết định phối hợp cùng 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng lập hồ sơ "Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà" đề nghị công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình (thành công).
- Năm 2015, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (thành công).
Các đề cử dự kiến[sửa | sửa mã nguồn]
Đã gửi UNESCO thông qua[sửa | sửa mã nguồn]
Di tích | Hình ảnh | Địa điểm | Niên đại | Dữ liệu UNESCO |
---|---|---|---|---|
Quần thể di tích và danh thắng Hương Sơn | Thành phố Hà Nội 20°37′5″B 105°44′40″Đ[12] | Tới 300 năm trước[12] | 960; 1991; (Văn hoá)[12] | |
Khu bãi đá chạm khắc cổ tại Sa Pa | Tỉnh Lào Cai 22°18′3″B 103°54′8″Đ[13] | không rõ[13] | 959; 1997; (Văn hoá)[13] | |
Vườn quốc gia Cát Tiên | Tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng 11°30′B 107°20′Đ[14] | không rõ[14] | 5070; 2006; vii, ix, x[14] | |
Hang Con Moong | Tỉnh Thanh Hoá 20°17′15″B 105°36′18″Đ[15] | Thời kỳ Đồ đá mới[15] | 5072; 2006; ii, iii, v [15] | |
Quần đảo Cát Bà (mở rộng của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà) | Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Quảng Ninh 20°50′0″B 107°00′0″Đ[16] | không rõ[16] | 6177; 2017; vii, viii, ix, x[16] | |
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử | Tỉnh Quảng Ninh 21°9′39″B 106°42′50″Đ[17] | k. 1000 năm[17] | [1]; 2014; ii, iii, v, vi, vii[17] | |
Khu di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang | Tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang 22°25′B 105°37′Đ[18] | 6262; 2017; vii, x |
Đề xuất của các tỉnh, thành phố[sửa | sửa mã nguồn]
Tên | Hình ảnh | Địa điểm | Hạng mục | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Các di tích văn hóa Óc Eo | Tỉnh An Giang 10°15′B 105°9′ĐKiên Giangvà Đồng Tháp | Văn hóa | Tỉnh An Giang đang chủ trì lập hồ sơ[19]. Tỉnh Đồng Tháp vừa có ý kiến tham gia vào đề cử với Khu di tích Gò Tháp. | |
Thánh địa Cát Tiên[20] | Tỉnh Lâm Đồng 11°31′42″B 107°23′56″Đ | Văn Hóa | Nhiều ý kiến cho rằng nên đề cử Vườn quốc gia Cát Tiên trước rồi mở rộng ra Di chỉ Cát Tiên sau. Đặc biệt khi chúng ta chưa thể xác định chính xác chủ nhân của thánh địa này.[21] | |
Cao nguyên đá Đồng Văn | Tỉnh Hà Giang 23°15′37″B 105°15′18″Đ | Thiên nhiên | UNESCO đã có ra đề xuất, Cao nguyên đá Đồng Văn tham gia vào di sản "Karst Nam Trung Quốc". Từ tháng 4 năm 2010, hồ sơ cao nguyên đá Đồng Văn được đệ trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đây cũng là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.[22] | |
[[Cổ Loa | Thành phố Hà Nội 21°06′51″B 105°51′20″Đ | Văn hóa | Đã có văn bản của BVHTTDL rằng Cổ Loa không đủ điều kiện để đề cử di sản, những dấu vết đoạn thành xưa của An Dương Vương không còn nhiều và cũng không ấn tượng, đặc biệt là theo yêu cầu hồ sơ đề cử thì phải tốn rất nhiều kinh phí để giải phóng mặt bằng hàng ngàn hộ dân ra khỏi vùng lõi di sản | |
Các tháp Chăm ở Bình Định | Tỉnh Bình Định 13°51′53″B 109°07′42″Đ | Văn hóa | Bình Định là tỉnh có số lượng tháp Chăm nhiều nhất cả nước. Viện Khảo cổ học Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định xúc tiến xin phép Chính phủ lập hồ sơ trình UNESCO công nhận hệ thống di tích tháp Chăm ở Bình Định trở thành di sản văn hóa nhân loại[23] | |
Các Tháp Chăm ở Ninh Thuận | Tỉnh Ninh Thuận 11°35′59″B 108°56′45″Đ | Văn hóa | Tỉnh Ninh Thuận cũng đã gửi hồ sơ và tờ trình tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban UNESCO Việt Nam đề nghị UNESCO xét, công nhận quần thể tháp Chăm tại Ninh Thuận là Di sản thế giới.[24] | |
Địa đạo Vịnh Mốc | Tỉnh Quảng Trị 17°04′27″B 107°06′27″Đ | Văn hóa | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị giao cho các cơ quan chuyên môn triển khai một số nội dung ở giai đoạn 1 của việc đưa di tích địa đạo Vịnh Mốc vào danh mục di sản thế giới dự kiến của UNESCO: lập báo cáo tóm tắt di tích địa đạo Vịnh Mốc đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia.[25] |
Các đề cử bị gác lại[sửa | sửa mã nguồn]
Bên cạnh các di sản được công nhận, Việt Nam có 8 đề cử di sản bị thất bại. Các di sản này vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử lại, đó là:[26]
- Chùa Hương (văn hóa) - đề cử năm 1991.
- Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử năm 1991.
- Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử năm 1991, hiện là một bộ phận của Quần thể di sản thế giới Tràng An.
- Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử năm 2008. Hiện đang xây dựng hồ sơ Khu di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang.
- Vườn quốc gia Cát Tiên tại kỳ họp thứ 37 ở Campuchia năm 2013.
- Quần đảo Cát Bà rút hồ sơ vào kỳ họp thứ 38 ở Qatar theo tiêu chí tiêu chí đa dạng sinh học ngày 16 tháng 6 năm 2014. Hiện đang xây dựng hồ sơ Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà.
Di sản thế giới với du lịch[sửa | sửa mã nguồn]
Các di sản thế giới của Việt Nam sau khi được công nhận luôn được đánh giá cao và được định hướng khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch ở nước này.[27]
Theo ông Lê Trọng Bình, TS.KTS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch "Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân".[28]
Những con số thống kê sơ bộ thời gian qua tại các di sản thế giới đã phản ánh rõ rang lượng khách du lịch tại các khu di sản tăng vọt ngay trong năm đầu tiên trở thành di sản thế giới, và hàng năm lượng khách du lịch đều tăng càng ngày càng nhanh, năm sau nhiều hơn năm trước. Lượng khách tham quan di sản tăng nhanh kéo theo sự phát triển nhanh chóng trực tiếp của ngành du lịch tại địa phương có di sản thế giới và gián tiếp là ngành du lịch trong phạm vi đất nước.
Thống kê chưa đầy đủ của UNESCO cho thấy ở những nơi có di sản thế giới được công nhận đã thu hút du khách đến thăm đông hơn, ở lại lâu hơn 2,5 lần so với nơi khác có đặc điểm tương đương. Tuy nhiên ở những nơi này phải đối mặt với nguy cơ mai một bản sắc, môi trường ô nhiễm, quá tải du khách so với sức chứa của di sản, gây tổn hại cho di sản.[29]
Năm 2015, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách.[30]
Trong tổng số 25 di sản được UNESCO công nhận, Việt Nam tự hào có tám di sản văn hóa, thiên nhiên. Con số này không lớn nếu so với các quốc gia có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận như: I-ta-li-a (53), Trung Quốc (48), Pháp (41), Tây Ban Nha (39), Ðức (38), Ấn Ðộ (35) … Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hào bởi Việt Nam được xem là một trong các quốc gia "giàu có" về di sản ở khu vực và châu Á.
Có thể nói, trong thời gian qua, các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu. Di sản không chỉ mang lại hiệu quả to lớn trong giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới mà còn giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương. Thông qua hoạt động du lịch, di sản đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, các địa phương sở hữu di sản nói riêng.
Những con số biết nói từ du lịch di sản trong năm 2017 đã minh chứng cho điều đó. Năm 2017, các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam đã thu hút 15,76 triệu lượt khách, trong đó có hơn 6,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu khoảng 1.456 tỷ đồng. Trong đó, vịnh Hạ Long đón hơn 3,6 triệu lượt khách (trong đó 2,4 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Quần thể danh thắng Tràng An đón gần 6,126 triệu lượt khách (trong đó gần 711 nghìn lượt khách quốc tế), doanh thu từ phí danh lam và phí chở đò đạt khoảng 652,2 tỷ đồng. Quần thể di tích Cố đô Huế đón khoảng 3 triệu lượt khách (trong đó hơn 1,8 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé hơn 320 tỷ đồng (tăng gấp bốn lần so với năm 2011, khoảng 80 tỷ đồng). Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón 810 nghìn lượt khách (trong đó 133 nghìn lượt khách quốc tế), doanh thu trực tiếp từ hoạt động du lịch khoảng 215 tỷ đồng. Khu phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách (trong đó hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé khoảng 219 tỷ đồng. Khu Di tích Mỹ Sơn đón hơn 350 nghìn lượt khách (trong đó hơn 300 nghìn lượt khách quốc tế), thu từ vé hơn 50 tỷ đồng.
Gìn giữ, phát huy như thế nào?
Ngoài nguồn lợi có thể đong đếm được từ phát triển du lịch thì di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đem lại một nguồn lợi vô hình và hết sức to lớn, đó là đưa giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, việc cân đối hài hòa giữa bảo tồn, gìn giữ và phát triển như thế nào vẫn luôn là bài toán không dễ tìm lời giải.
Bảo tồn di sản mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì việc bảo tồn sẽ không bền vững. Nhưng khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản thì sẽ tự đánh mất tài nguyên vô tận của mình. Bài học về các di sản bị UNESCO rút danh hiệu vì không giữ được tính nguyên vẹn như thung lũng Elbe ở Dresden (Ðức), đền thờ Arabian Oryx (Ô-man)… vẫn chưa bao giờ cũ.
Nhiều di sản thế giới ở Việt Nam cũng đang bị thách thức bởi áp lực phát triển kinh tế. Cách đây hai năm, việc đổ đất lấn biển trong vùng di sản Hạ Long để xây dựng các khu du lịch, khu đô thị tại tỉnh Quảng Ninh đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Câu trả lời cho việc bảo tồn hay làm kinh tế, các ý kiến mà dư luận và các chuyên gia đưa ra vượt qua chính khả năng của cơ quan quản lý ở địa phương. Ðến năm 2017, việc khai thác các dịch vụ trong hang động, phá núi khai thác đá, khai thác đánh bắt hải sản trong vùng di sản… tiếp tục đưa di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long vào "tầm ngắm" của UNESCO.
Một điểm nóng khác là Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Năm 2016, chủ trương xây dựng cáp treo để khai thác du lịch ở khu Sơn Ðoòng của tỉnh Quảng Bình đã vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận. Năm 2017, hoạt động thí điểm mở tuyến du lịch mới trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng không nhận được sự đồng thuận của các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, bảo tồn di sản. Chưa kể, với nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là "mỏ vàng" của lâm tặc. Nhiệm vụ bảo tồn di sản ở nơi đây đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan, đơn vị chứ không chỉ riêng ngành văn hóa. Sự thiếu quyết liệt của địa phương, chồng chéo trong quản lý đang là một rào cản đối với nhiệm vụ này.
Một thực tế đáng lo ngại là liên tục từ năm 2014 đến 2017, các kỳ họp của Ủy ban Di sản thế giới luôn có khuyến nghị liên quan đến các dự án phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; tình trạng quản lý, bảo tồn đối với Quần thể danh thắng Tràng An, vịnh Hạ Long.
Mặc dù chúng ta đã có báo cáo giải trình với Trung tâm Di sản thế giới, trong đó, đưa ra cam kết những công việc đã và đang triển khai nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản, nhưng tại Quyết định lần thứ 41 (năm 2017), Ủy ban Di sản thế giới vẫn tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về nhiều vấn đề bảo tồn của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thậm chí, tháng 11-2017 vừa qua, Trung tâm Di sản thế giới và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã có công hàm gửi Việt Nam về việc cử đoàn chuyên gia quốc tế vào khảo sát thực địa tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng để đánh giá tình trạng bảo tồn di sản thực hiện theo khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới vào tháng 4-2018.
Thực tế cho thấy, đã đến lúc chúng ta phải thực thi nghiêm túc, đồng bộ hơn nữa các cam kết bảo tồn di sản sau khi được UNESCO công nhận. Ðể làm được như vậy, ngoài vai trò của các địa phương sở hữu di sản thì sự giám sát của các cơ quan chức năng ở cấp trung ương là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; phân cấp quản lý rõ ràng, cụ thể, tránh chồng chéo ảnh hưởng tới nhiệm vụ bảo vệ di sản. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ bền vững các di sản thế giới, món quà vô giá của thiên nhiên và cha ông để lại; trao truyền cho các thế hệ tương lai nguyên vẹn những giá trị nổi bật toàn cầu mà UNESCO công nhận.
Trong tổng số 25 di sản được UNESCO công nhận, Việt Nam tự hào có tám di sản văn hóa, thiên nhiên. Con số này không lớn nếu so với các quốc gia có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận như: I-ta-li-a (53), Trung Quốc (48), Pháp (41), Tây Ban Nha (39), Ðức (38), Ấn Ðộ (35) … Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hào bởi Việt Nam được xem là một trong các quốc gia "giàu có" về di sản ở khu vực và châu Á.
Có thể nói, trong thời gian qua, các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu. Di sản không chỉ mang lại hiệu quả to lớn trong giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới mà còn giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương. Thông qua hoạt động du lịch, di sản đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, các địa phương sở hữu di sản nói riêng.
Những con số biết nói từ du lịch di sản trong năm 2017 đã minh chứng cho điều đó. Năm 2017, các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam đã thu hút 15,76 triệu lượt khách, trong đó có hơn 6,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu khoảng 1.456 tỷ đồng. Trong đó, vịnh Hạ Long đón hơn 3,6 triệu lượt khách (trong đó 2,4 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Quần thể danh thắng Tràng An đón gần 6,126 triệu lượt khách (trong đó gần 711 nghìn lượt khách quốc tế), doanh thu từ phí danh lam và phí chở đò đạt khoảng 652,2 tỷ đồng. Quần thể di tích Cố đô Huế đón khoảng 3 triệu lượt khách (trong đó hơn 1,8 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé hơn 320 tỷ đồng (tăng gấp bốn lần so với năm 2011, khoảng 80 tỷ đồng). Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón 810 nghìn lượt khách (trong đó 133 nghìn lượt khách quốc tế), doanh thu trực tiếp từ hoạt động du lịch khoảng 215 tỷ đồng. Khu phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách (trong đó hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế), thu từ vé khoảng 219 tỷ đồng. Khu Di tích Mỹ Sơn đón hơn 350 nghìn lượt khách (trong đó hơn 300 nghìn lượt khách quốc tế), thu từ vé hơn 50 tỷ đồng.
Gìn giữ, phát huy như thế nào?
Ngoài nguồn lợi có thể đong đếm được từ phát triển du lịch thì di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đem lại một nguồn lợi vô hình và hết sức to lớn, đó là đưa giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, việc cân đối hài hòa giữa bảo tồn, gìn giữ và phát triển như thế nào vẫn luôn là bài toán không dễ tìm lời giải.
Bảo tồn di sản mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì việc bảo tồn sẽ không bền vững. Nhưng khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản thì sẽ tự đánh mất tài nguyên vô tận của mình. Bài học về các di sản bị UNESCO rút danh hiệu vì không giữ được tính nguyên vẹn như thung lũng Elbe ở Dresden (Ðức), đền thờ Arabian Oryx (Ô-man)… vẫn chưa bao giờ cũ.
Nhiều di sản thế giới ở Việt Nam cũng đang bị thách thức bởi áp lực phát triển kinh tế. Cách đây hai năm, việc đổ đất lấn biển trong vùng di sản Hạ Long để xây dựng các khu du lịch, khu đô thị tại tỉnh Quảng Ninh đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Câu trả lời cho việc bảo tồn hay làm kinh tế, các ý kiến mà dư luận và các chuyên gia đưa ra vượt qua chính khả năng của cơ quan quản lý ở địa phương. Ðến năm 2017, việc khai thác các dịch vụ trong hang động, phá núi khai thác đá, khai thác đánh bắt hải sản trong vùng di sản… tiếp tục đưa di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long vào "tầm ngắm" của UNESCO.
Một điểm nóng khác là Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Năm 2016, chủ trương xây dựng cáp treo để khai thác du lịch ở khu Sơn Ðoòng của tỉnh Quảng Bình đã vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận. Năm 2017, hoạt động thí điểm mở tuyến du lịch mới trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng không nhận được sự đồng thuận của các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, bảo tồn di sản. Chưa kể, với nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là "mỏ vàng" của lâm tặc. Nhiệm vụ bảo tồn di sản ở nơi đây đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan, đơn vị chứ không chỉ riêng ngành văn hóa. Sự thiếu quyết liệt của địa phương, chồng chéo trong quản lý đang là một rào cản đối với nhiệm vụ này.
Một thực tế đáng lo ngại là liên tục từ năm 2014 đến 2017, các kỳ họp của Ủy ban Di sản thế giới luôn có khuyến nghị liên quan đến các dự án phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; tình trạng quản lý, bảo tồn đối với Quần thể danh thắng Tràng An, vịnh Hạ Long.
Mặc dù chúng ta đã có báo cáo giải trình với Trung tâm Di sản thế giới, trong đó, đưa ra cam kết những công việc đã và đang triển khai nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản, nhưng tại Quyết định lần thứ 41 (năm 2017), Ủy ban Di sản thế giới vẫn tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về nhiều vấn đề bảo tồn của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thậm chí, tháng 11-2017 vừa qua, Trung tâm Di sản thế giới và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã có công hàm gửi Việt Nam về việc cử đoàn chuyên gia quốc tế vào khảo sát thực địa tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng để đánh giá tình trạng bảo tồn di sản thực hiện theo khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới vào tháng 4-2018.
Thực tế cho thấy, đã đến lúc chúng ta phải thực thi nghiêm túc, đồng bộ hơn nữa các cam kết bảo tồn di sản sau khi được UNESCO công nhận. Ðể làm được như vậy, ngoài vai trò của các địa phương sở hữu di sản thì sự giám sát của các cơ quan chức năng ở cấp trung ương là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; phân cấp quản lý rõ ràng, cụ thể, tránh chồng chéo ảnh hưởng tới nhiệm vụ bảo vệ di sản. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ bền vững các di sản thế giới, món quà vô giá của thiên nhiên và cha ông để lại; trao truyền cho các thế hệ tương lai nguyên vẹn những giá trị nổi bật toàn cầu mà UNESCO công nhận.
Phương pháp giải:
- Học sinh chọn một trong hai đề.
- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.
- Lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
Đề a
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.
+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.
- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
+ Biện pháp tu từ: So sánh.
- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”
+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Đề b
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.
- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.
- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
3. Kết bài
Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Đề a:
Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya
+ Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình
+ Thân bài
Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;
- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người
- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng
Tâm trạng của Người
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả
- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
+ Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Đề b:
Nghị luận về đại dịch covid-19
+ Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt
+ Thân bài
Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.
- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp
Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.
- Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo
- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.
– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam
+ Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
Di sản thiên nhiên và văn hóa được coi là nguồn tài nguyên vô giá tạo nên sức hút du lịch riêng cho mỗi quốc gia. Để khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch bền vững, đồng thời vẫn bảo tồn và phát huy được giá trị di sản cho thế hệ tương lai là bài toán không hề đơn giản đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Chưa được quan tâm đúng mứcDu lịch là ngành kinh tế tổng hợp chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Từ góc độ này, kho tàng di sản đồ sộ ở cả loại hình vật thể, phi vật thể cùng hệ thống di tích thiên nhiên, lịch sử, văn hóa phong phú, dày đặc của Việt Nam chính là nguồn tài nguyên du lịch lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch giữa các vùng miền, địa phương trong nước và giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
Ở chiều ngược lại, hoạt động du lịch cũng là cầu nối hữu hiệu giúp quảng bá, phát huy giá trị di sản, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, từ đó giới thiệu hình ảnh, văn hóa Việt Nam tới công chúng cả nước, nhất là bạn bè quốc tế. Đơn cử, năm 2017, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã đón hơn 3,6 triệu lượt khách, trong đó có 2,4 triệu lượt khách quốc tế, thu khoảng 1.100 tỷ đồng từ bán vé; quần thể di tích Cố đô Huế đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,8 triệu lượt khách quốc tế, thu hơn 320 tỷ đồng từ bán vé; Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỷ đồng từ bán vé… Như vậy, có thể thấy giữa hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch có mối quan hệ tương hỗ mật thiết. Nếu biết quản lý, sử dụng đúng hướng, di sản sẽ là nguồn lực lớn mang đến lợi nhuận lâu dài, bền vững cho du lịch nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động du lịch dựa trên khai thác di sản thời gian qua, dễ nhận thấy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phần thua thiệt thường thuộc về di sản khi công tác bảo tồn “nguồn vốn tự nhiên” này chưa được coi trọng đúng mức. Bằng chứng là để đánh đổi cho những công trình hoành tráng như các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hệ thống cáp treo…; hàng trăm nghìn héc-ta rừng đã biến mất, nhiều bãi biển đẹp bị biến dạng, nhiều dãy núi bị tàn phá; và cùng với đó là sự biến đổi hệ sinh thái tự nhiên cũng như môi trường văn hóa của cộng đồng dân cư trong khu vực. Ở châu Á, UNESCO từng lên tiếng cảnh báo đối với In-đô-nê-xi-a khi văn hóa bản địa ở Ba-li gần như biến mất do phát triển du lịch “nóng”. Cố đô Ayutthaya, di sản văn hóa thế giới nổi tiếng của Thái-lan cũng từng làm chính phủ nước này đau đầu khi hoạt động du lịch có khả năng làm biến đổi các giá trị căn bản của di tích đã được Công ước Bảo tồn Di sản văn hóa thiên nhiên ghi nhận. Đáng chú ý, thung lũng Elbe ở Đức đã phải rút khỏi danh sách di sản thế giới do mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Còn ở Việt Nam, Vịnh Hạ Long không dưới một lần lọt vào tầm ngắm báo động của UNESCO bởi các hạng mục kinh tế, du lịch phát triển ồ ạt làm thay đổi cảnh quan, môi trường nơi đây. Báo giới từng tốn không ít giấy mực khi phải “kêu cứu” cho nhiều di sản của Việt Nam trước làn sóng du lịch. Ấy là khi các hang động ở Vịnh Hạ Long trở thành địa điểm tổ chức những dạ tiệc xa hoa cho du khách; bên trong động Thiên Đường (Quảng Bình) có nguy cơ trở thành nơi tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Hòa Bình Thế giới 2017; những dự án đầu tư du lịch ở bán đảo Sơn Trà gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, hệ sinh thái của nơi được ví là “lá phổi xanh” của Đà Nẵng; hay khi dự án xây dựng cáp treo và khai thác con đường thám hiểm xuyên động Sơn Đoòng (Quảng Bình) gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận… Mới đây những chuyên gia di sản và công chúng lại tiếp tục ngỡ ngàng, đau xót khi một “công trình du lịch đồ sộ” bỗng mọc lên ngay giữa vùng lõi Khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình) mà không hề được cấp phép; tượng Bà Chúa Xứ thứ hai cũng được doanh nghiệp lén lút thi công trên núi Sam (An Giang). Dù các công trình này đã buộc phải tháo dỡ, nhưng những tổn thương mà chúng gây ra đối với cảnh quan, hệ sinh thái di sản khó có thể khắc phục. Rõ ràng, nếu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di sản không được nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ, có định hướng thì sự phát triển du lịch theo kiểu đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu sẽ chỉ mang đến những lợi ích ngắn hạn trước mắt và để lại hậu quả dài lâu.
Bảo tồn tích cực để phát triển bền vững
Khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”. Muốn thế, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những cơ quan quản lý du lịch và di sản. Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng, về mặt vĩ mô, mô hình phát triển du lịch quốc gia cần được hoạch định dài hơi, trong đó không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu mà còn cần tính đến những lợi ích cho tương lai thông qua sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại. Bên cạnh tính khả thi của các đề án kinh tế, cần phê duyệt cả những mục tiêu văn hóa bảo đảm tính bền vững cho những nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo. Ngoài ra, nên học tập các nước về thể chế hóa các tiêu chí kinh tế-văn hóa dành cho các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế để có thể đưa ra các giới hạn trong quản lý, theo dõi các dự án, bảo đảm cân bằng lợi ích kinh tế trước mắt và mục tiêu văn hóa lâu dài.
Di sản là tài nguyên du lịch không thể thay thế, cho nên giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc cái mới, cái xây dựng sau nhất thiết phải tôn trọng di sản gốc. Thời gian qua, do không tuân thủ nguyên tắc này cho nên nhiều di sản đã bị phục chế, làm mới dẫn đến biến dạng, méo mó các giá trị ban đầu. Hiện nay, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm “bảo tồn tích cực”, tức đưa các giá trị vốn có của di sản vào phục vụ cuộc sống, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Nhưng muốn thế, cần có sự bắt tay chặt chẽ giữa những người làm du lịch và những người làm di sản. Những dự án phát triển du lịch gắn với khai thác di sản muốn triển khai, nhất định phải có sự tính toán, tham vấn kỹ lưỡng từ những chuyên gia di sản thông qua các hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá chi tiết những tác động đến di sản, từ đó bảo đảm khống chế các tác động ở mức độ cho phép. Trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch, cần quản lý được sức chứa phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường du lịch tại di sản.
Theo Tiến sĩ Mai Hà Phương, Trưởng Khoa Du lịch, Trường đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh, ngoài vấn đề quan trọng là đào tạo đội ngũ cán bộ từ quản lý di sản đến những người làm du lịch am hiểu về văn hóa và kinh doanh du lịch, cần lưu ý quan điểm gắn di sản với phát triển du lịch không có nghĩa là tất cả các di sản đều được phép khai thác du lịch. Có những di sản chưa, hoặc không được khai thác du lịch mà phải bảo tồn. Trong phát triển du lịch tại các khu di sản, cần giải quyết hài hòa mối quan hệ và quyền lợi của các bên tham gia, nhất là cộng đồng địa phương với tư cách là chủ nhân của di sản trong các hoạt động bảo vệ, quản lý và khai thác di sản, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để tạo thêm nguồn kinh phí cho trùng tu, bảo tồn di sản.