Dân tộc ta co truyền thống lá lành đùm lá rách.em hay kể lai 1 việc làm trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông cha từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lí tốt đẹp. Một trong những đạo lý tốt đẹp đó là tinh thần tương thân tương ái. Điều đó đc đút kết qua câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
'Lá lành' là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá.'Lá rách 'là chiếc lá bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài , bao trùm che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú dc gói = nhìu lớp lá :Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong la những lớp lá nhỏ , xấu xí,ko nguyên vẹn. Chính nhờ nhìu lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nen nhìn vào ta ko thấy dc những chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người ko may mắn, có cuộc sống thíu thốn...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rach ko may mắn,co cuộc sống thíu thốn thì lễ nào ta là con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc như ý mún của mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko may khác.Trước hoàn cảnh đó, cũng là anh em sống trong 1 đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con người,thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn..Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.
Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng = Nam bộ cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao thiệt hại về tài sản sinh mạng của con người. Thế nhưng nhờ 'Lá lành đùm lá rách','Của ít lòng nhiều' của bà con,của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giải quyết được phần nào những mất mát đau thương ấy.Tình yêu đồng bào,đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nổi đau, những vết thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình nhân ái trong nhân dân và nó lá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau".
#Học Tốt
Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Giang Nam - Học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế đã dũng cảm hi sinh thân mình cứu ba người bạn khỏi chết đuối.
Vào một chiều chủ nhật, tháng 10 năm 1998, Nguyễn Giang Nam cùng các bạn đi đá bóng, sau khi đá bóng xong các bạn rủ nhau xuống tắm ở dòng sông Như Ý, vì bị cảm nên Giang Nam không xuống tắm, Nam ngồi trên bờ nhìn các bạn vừa tắm vừa vui đùa với quả bóng. Bỗng quả bóng trôi ra xa các bạn mải đuổi theo quả bóng nên hụt chân bị nước cuốn trôi. Ngồi trên bờ nghe tiếng kêu cứu, Giang Nam vội lao ra cứu các bạn, vừa lúc đó có anh sinh viên đi qua thấy vậy đã giúp Nam kéo lần lượt ba bạn lên bờ, nhưng khi anh sinh viên quay lại, vì quá đuối sức Nam đã bị nước cuốn trôi. Nguyễn Giang Nam đã anh dũng hy sinh.
- Tấm gương hi sinh thân mình cứu bạn của Nguyễn Giang Nam được Thủ tướng truy tặng Bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng “Huy chương tuổi trẻ dũng cảm” và pha; động thanh thiếu niên toàn quốc học tập noi gương Nguyễn Giang Nam. Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việ: Nam công nhận liệt sĩ và trao tặng “Bằng Tổ quốc ghi công”.
Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống,trong học tập thể hiện truyền thống " lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta
* Trả lời:
- Bạn Lan đã giúp Ngọc kém môn Văn trở nên tiến bộ hơn
- Hà đã 4 năm đèo Hoa đến trường trên con đường ổ gà và nguy hiểm
- Linh đã băng bó vết thương và sơ cứu kịp thời cho một em gái nhỏ bị rắn cắn
- Bảo giúp Thư chép bài khi Thư bị ốm.
- Giúp bà già qua đường.
tham khảo
Một trong những câu tục ngữ để lại bài học quý giá cho con người đó là “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời răn dạy của thế hệ đi trước về tấm lòng yêu thương, sẻ chia.
Câu tục ngữ mang hai nét nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, hình ảnh “lá lành đùm lá rách” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những chiếc lá thường dùng để gói đồ ăn. Lá lành bọc lên lá rách giúp giữ gìn đồ bên trong. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, giàu có, “lá rách” chỉ người có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ với nhau.
Cuộc sống của con người là những mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người. Không ai có thể sống một mình, không có sự giao tiếp với người xung quanh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau bởi tình yêu thương giữa đồng loại. Cũng như khi giúp đỡ người khác, thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ.
Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động... Tất cả đều đã thể hiện được tình yêu thương, cũng như một tấm lòng biết sẻ chia.
Ngược lại, vẫn còn rất nhiều người có lối sống thờ ơ, vô cảm. Họ sống một cách ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Hoặc có người sau khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì chẳng mấy chốc mà quên đi. Những hành động như vậy thật đáng lên án. Bởi vậy mà mỗi người cần sống biết yêu thương, biết chia sẻ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Trái đất sẽ thật lạnh giá nếu như không có tình yêu thương. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi chúng ta. Hãy biết yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.
Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Giang Nam - Học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế đã dũng cảm hi sinh thân mình cứu ba người bạn khỏi chết đuối.
Vào một chiều chủ nhật, tháng 10 năm 1998, Nguyễn Giang Nam cùng các bạn đi đá bóng, sau khi đá bóng xong các bạn rủ nhau xuống tắm ở dòng sông Như Ý, vì bị cảm nên Giang Nam không xuống tắm, Nam ngồi trên bờ nhìn các bạn vừa tắm vừa vui đùa với quả bóng. Bỗng quả bóng trôi ra xa các bạn mải đuổi theo quả bóng nên hụt chân bị nước cuốn trôi. Ngồi trên bờ nghe tiếng kêu cứu, Giang Nam vội lao ra cứu các bạn, vừa lúc đó có anh sinh viên đi qua thấy vậy đã giúp Nam kéo lần lượt ba bạn lên bờ, nhưng khi anh sinh viên quay lại, vì quá đuối sức Nam đã bị nước cuốn trôi. Nguyễn Giang Nam đã anh dũng hy sinh.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
tk
Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách". ... Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.Nhân dân ta không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết mà hơn thế nữa còn có lòng nhân ái, yêu thương con người. Truyền thống đạo lí tốt đẹp đó đã được phát huy, gin giữ biết bao năm qua và được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Để có thể hiểu tường tận những điều ông cha ta gửi gắm chúng ta cần tìm hiểu nội hàm ý nghĩa của câu tục ngữ trên là gì. Lá lành tức là những chiếc lá còn nguyên vẹn, còn mới; lá rách là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, bị thương, bị thủng. Lá lành phải đùm lấy lá rách, yêu thương và bảo vệ nhau. Nhưng ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm trong câu tục ngữ này chính là lớp nghĩa bóng. Lá lành ở đây là ẩn dụ cho những người có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc đủ đầy, còn lá rách là ẩn dụ cho những người có số phận bất hạnh, cuộc sống nhiều khó khăn. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến chúng ta một thông điệp đó chính là những người có điều kiện sống tốt hơn, may mắn hơn hãy mở rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng để giúp đỡ những con người nghèo khó, có số phận bất hạnh, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp.
Nhanh nha!!!!!!
Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của người xưa. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như: Thương người như thể thương thân, Nhiễu điều phủ lấy giá gương... Nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “lá lành đùm lá rách”. Đó là những bài học đạo lý làm người của những người cùng trong một nước, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi một hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống: chiếc bánh trưng, bánh ú ta thường thấy lá rách thì gói ở bên trong, còn bao bọc bên ngoài những lá lành lặn. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. Lá lành là tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc đầy đủ về vật chất. Còn lá rách là những cảnh đời nghèo khổ bất hạnh rủi ro. Trong cuộc sống họ không gặp nhiều may mắn. Nếu như những cuộc đời này, những con người này không được xã hội giúp đỡ thì có lẽ họ không bao giờ cải thiện được hoàn cảnh sống. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Đây chính là truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.
Trong cuộc sống không có ai sống lẻ loi một mình, họ phải có một quan hệ từ gia đình, làng xóm đến xã hội. Tuy lành hay rách cũng là lá, tuy “giàu sang” hay “nghèo hèn” cũng là con người. Những chiếc lá kia vô tri vô giác mà chúng còn biết che chở cho nhau huống chi con người. Do đó việc đùm bọc thương yêu nhau phải là một thái độ sống, phương châm sống của người. Sống với nhau phải biết cảm thông giúp đỡ lẫn nhau thì mới tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái. Đây là cơ sở, là nền tảng để xây đựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng chính là giúp đỡ mình mình vì mọi người, mọi người vì mình. Chẳng thế mà trong chiến tranh, trong thiên tai dân tộc ta đã làm tốt việc một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thế nhưng giúp đỡ đùm bọc người khác phải dựa trên tình cảm trong sáng, tốt đẹp, không phải là sự bố thí coi khinh.
Bên cạnh đó còn một số kẻ sống thiếu lòng nhân ái, quay lưng lại với cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào, đồng chí. Những hạng người này đáng lên án. Câu tục ngữ nêu bật một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó chính là lòng nhân ái bao la, con người chỉ sống tốt với nhau bằng lòng yêu thương mà thôi.
Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.