K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2019

Ngô Gia Khảm (1912 - 1990) là một trong những người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên năm 1952, còn gọi là người "Anh hùng Lao động số 1".[1]

Ông là người dân tộc Kinh. Quê quán; xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngô Gia Khảm từng là Trưởng ban Ban Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Giám đốc Nhà máy Toa Xe lửa Gia Lâm.

Cù Chính Lan (1930-1952) là một trong 7 cá nhân đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ, anh đã một mình đuổi xe tăng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe.

23 tháng 3 2019

đây là bài tạp sử cô giao bọn chị về làm đó

chị đag chép

dài phết

15 tháng 5 2021

Em chọn bà Triệu.

TK#

Khi nói đến những nữ tướng dũng mãnh, tài hoa thời phong kiến, người ta thường nhắc ngay đến Hai Bà Trưng. Những đối với em, nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu - Triệu Thị Trinh.

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ra tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi.

Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình. Noi gương bà, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, để khi lớn lên góp sức mình xây dựng đất nước vững mạnh hơn.

15 tháng 5 2021

 

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện   chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

 
7 tháng 8 2023

Học sinh thực hành và trình bày những nội dung mình tìm được.

2 tháng 3 2024

em cảm ơn

 

8 tháng 10 2021

tham thảo :

 

Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.


 
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống” phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn. Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.

Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc suất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bời vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ:" Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.

Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...". Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình "Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", "bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng’ .


 
Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh". Nhưng ông cũng luôn luôn để phòng hậu hoạ: “ Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt". Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ' để "dẹp việc binh đao” đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: “Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả". Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

15 tháng 10 2017

Người anh hùng mà mik ấn tượng nhất là Ngô Quyền

Khi có quân Nam Hán kéo sang đánh nước t. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược(năm 938)

Sau khi Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc và khởi đầu cho thời kì độc lập lâu dài ở nước ta

5 tháng 10 2023

Câu nói của Giờ óc-gia Ô-oen đưa ra một quan điểm đáng suy ngẫm về cách hủy diệt một dân tộc. Tuy nhiên, có thể có những phản biện về câu nói này. 1. Quan điểm chung: Một quan điểm phổ biến là việc phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết về lịch sử của một dân tộc có thể gây hủy diệt văn hóa và danh tính của họ. Bằng cách này, người ta có thể kiểm soát và thay đổi quan điểm, giá trị và niềm tin của dân tộc đó. 2. Sự phụ thuộc vào lịch sử: Lịch sử của một dân tộc có vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính và tư tưởng của họ. Tuy nhiên, không chỉ có lịch sử mà còn có nhiều yếu tố khác như ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. 3. Sự đa dạng và sự sống còn: Một dân tộc có thể tồn tại và phát triển dựa trên sự đa dạng và sự sống còn của các yếu tố văn hóa và lịch sử của họ. Ngay cả khi sự hiểu biết về lịch sử bị phủ nhận, dân tộc vẫn có thể duy trì và phát triển thông qua việc truyền đạt kiến thức và giữ gìn các yếu tố văn hóa quan trọng. 4. Khả năng phục hồi: Một dân tộc có thể phục hồi và tái tạo sự hiểu biết về lịch sử của mình. Dựa trên nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhà sử học và cộng đồng, sự hiểu biết về lịch sử có thể được khôi phục và truyền đạt lại cho thế hệ tương lai. Vì vậy, mặc dù câu nói của Giờ óc-gia Ô-oen đưa ra một quan điểm đáng suy ngẫm, nhưng cần xem xét các phản biện và nhận thức rằng sự hiểu biết về lịch sử không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.

______________________HT__________________________-

5 tháng 10 2023

Câu nói của Ô-oen là một lời phê phán sắc bén về cách thức mà các chế độ độc tài và xâm lược có thể áp dụng để kiểm soát và hủy diệt một dân tộc. Bằng cách phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết về lịch sử của một dân tộc, người ta có thể làm mất đi nhận thức về nguồn gốc, văn hóa và giá trị của dân tộc đó. Điều này có thể dẫn đến việc mất đi lòng tự trọng và nhận thức về quyền tự do của dân tộc, từ đó dễ dàng kiểm soát và áp bức họ. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và bảo vệ sự hiểu biết lịch sử của một dân tộc để bảo vệ quyền tự do và sự tồn tại của họ.

20 tháng 9 2017

ĐÁP ÁN C

3 tháng 5 2017

Đáp án C

14 tháng 9 2023

Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.  Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….

12 tháng 1 2022

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).

1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?

- văn bản: tinh thần yo nước của nhân dân ta
- tác giả:Hồ Chí Minh
- hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt

2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?

phương thức biểu đạt chính : nghị luận
-luận điểm

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
+Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

 

3.Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu(2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó

- biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)
- tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"

4.Nội dung của đoạn văn trên

- nội dung: phải luôn ghi nhớ" công lao của các vị anh hùng dân tộc", vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước, thệ hiện 1 tinh thần yêu nước nồng hậu

12 tháng 1 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

Tác giả: Hồ Chí Minh

2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận

Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình yêu nước của nhân dân ta.

3. Biện phaáp nghệ thuật được sử dụng trong câu 2: Liệt kê

4. Nội dung của đoạn văn trên: Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.