Kể tên những bài hơn rợn người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X
Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).
Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.
Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.
Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.
Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.
b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.
Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).
Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.
c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.
d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.
Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.
Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.
Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4 Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta
Bài 3:Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
Lưu Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.
Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.
Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.
Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
Bài 2:- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
Lòng yêu nước. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc.
- Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giày, bánh chưng.. Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.
tham khảo:
- Bố em đèo em đi học và đưa mẹ đi làm.
- Mỗi buổi chiều, bố đưa em đi câu cá.
- Khi ăn cơm, em thường xới cơm mời mọi người trong nhà.
- Buổi tối, cả nhà em quây quần bên nhau cùng xem chương trình Thời sự.
Refer
- Bố em đèo em đi học và đưa mẹ đi làm.
- Mỗi buổi chiều, bố đưa em đi câu cá.
- Khi ăn cơm, em thường xới cơm mời mọi người trong nhà.
- Buổi tối, cả nhà em quây quần bên nhau cùng xem chương trình Thời sự.
Tên bài | Nội dung chính | Nhân vật |
1. Khuất phục tên cướp biển | Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển khiến hắn phải khuất phục. | - Bác sĩ Ly - Tên cướp biển |
2. Ga-vrốt ngoài chiến lũy | Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. | - Ga-vrốt - Ăng-giôn-ra - Cuốc-phây-rắc |
3. Dù sao trái đất vẫn quay | Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. | - Cô-péc-ních - Ga-li-lê |
4. Con sẻ | Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ. | - Con sẻ mẹ, sẻ con - Nhân vật “tôi" - Con chó săn |
Vụ án người đàn ông cuốn băng quanh mặt
Ran đi cùng Sinichi [Conan] vào sâu trong rừng vì có hẹn với Sonoko đi chơi với các anh chị nổi tiếng học đại học . Phải đi qua một cây cầu mới tới . Lúc Ran và Conan đi qua cầu thì thấy một người đàn ông mặc đồ kín , quấn băng quanh mặt , hở mỗi đôi mắt . Ran bảo với Conan : Người kia đang đi về nhà mà chi với em hẹn với Sonoko phải không nhỉ ? Ran vừa dứt lời , người đàn ông quay lại ,Ran nói : Ch...Chị ... Chị nói có đúng không ? Conan đáp : Ch...Cha...Chắc ...Chắc chắn là không đâu chị Ran ạ ! Lúc đến , Sonoko nói : Hừ , Ran ! Sao lúc nào cậu cũng đến muộn vậy hả ? À , còn đây chắc là nhóc đang trú tạm ở nhà cậu phải không ? Conan nghĩ : Lúc nào cũng là câu nói này , hừ !! . Ran , Conan lên phòng cất đồ và đi xuống . Conan hỏi Sonoko : Chị ơi , có ai ở đây cuốn băng quanh mặt không ạ ? Sonoko đáp : Làm gì có ai ở đây bị thương đến nối phải cuốn băng quanh mặt cơ chứ ? Sao nhóc lại hỏi vậy ? Conan nói rằng thấy một người đàn ông cuốn băng quanh mặt đi đến khách sạn này . Sonoko nghĩ : Sao lại thế nhỉ ? sau rồi ,Sonoko giới thiệu với hai người : Đây là anh Ota , đây là anh Takahashi , kia là anh Kati , kia là chị Chikako , còn kia là chị gái mk , Suzuki . Liên tiếp những 3 lần , Ran đều bị tấn công bởi gã đàn ông cuốn băng đó , rồi anh Kati quay được chị Chikako bị bắt đi , khi đi tìm , anh Ota tìm thấy cánh tay của chị Chikako , anh Kati thấy đầu và mình của chị Chikako vương vãi ra khắp nơi , về nhà , chị Suzuki biết chuyện thì khóc nức nở và sau khi thoát khỏi khu rừng , chị Suzuki ốm suốt 2 tuần . Trước đó chị Suzuki kể cho Conan và Ran về chuyện của Astuko , đã treo cổ và tự tử , có thể do chị Chikako , chị Chikako đã cướp nội dung cuốn truyện chị Astuko sáng tác là : Vương Quốc màu trời của chị Astuko , chị Chikako đã cướp nội dung câu truyện và đặt cái tên :Vương Quốc xanh , nội dung thì chị ta cướp của chị Astuko , anh Takahashi đã giết chị ấy chỉ vì mong muốn rằng mình phải trả thù cho chị Astuko . Sau vụ đó , Takahashi cũng đã khóc cho Astuko . Thật buồn khi câu truyện kết thúc như vậy . huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu
Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)
-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)
-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)
-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)
Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.
Câu 2:
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
câu 1 :
Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
câu 2:
Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
câu 3 :
Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:
- Tội nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co). Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội.
- Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.
câu 4 :
Luật giáo dục, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật bảo vệ môi trường, luật giao thông đường bộ...
1. Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.
2. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc.
3. - Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song.
- Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co.
- Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết.
- Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy.
- Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc
4. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường...
- gloves: wool, leather (găng tay: len, da)
- handbags: synthetic, leather (túi xách: sợi tổng hợp, da)
- jeans: cotton (quần bò: bông)
- pants: synthetic, cotton (quần: sợi tổng hợp, bông)
- shirts: silk, cotton (áo sơ mi: lụa, bông)
- shoes: leather (giầy: da)
- socks: cotton, wool (tất (vớ): bông, len)
- ties: synthetic, silk (cà vạt: sợi tổng hợp, lụa)
Tình huống kịch tính đặc sắc:
- Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ( Ông Hai là người yêu làng hơn bất cứ điều gì, luôn tự hào về làng chợ Dầu của mình )
- Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ( cảm thấy tủi hổ, không dám bước ra khỏi nhà )
- Ông Hai sau khi nghe tin cải chính về làng ( vui mừng kể cho hàng xóm nghe, nhà bị đốt nhẵn nhưng vẫn rất vui vẻ...)
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Đây từng là bài hát được ưa chuộng tại các quán karaoke của Philippines, tuy nhiên nhà chức trách Philippines đã phải yêu cầu các cơ sở kinh doanh karaoke loại “My way” ra khỏi danh sách bài hát chỉ vì 10 năm qua đã có 6 người từng hát karaoke bài này bị giết. Theo các nhân viên điều tra, có lẽ ca từ ảm đạm của bài hát đã gây ra xáo trộn tâm lý, dẫn đến những vụ xung đột chết người trên.
Chuyện này khiến người ta nhớ đến bản nhạc “Ngày Chủ nhật u buồn” (phiên bản gốc tiếng Hungary: Szomorú Vasárnap; tiếng Anh: Gloomy Sunday) từng bị "kết tội" là nguyên nhân làm cho hàng trăm người tự tử. Đây là một bài hát do nhạc sỹ dương cầm người Hungary tên là Rezso Seress sáng tác để diễn tả tâm trạng thất tình của mình.
Theo những hồ sơ liên quan, bài hát này có ma lực khiến cho người ta muốn hoặc có ... dũng khí hơn để tự tử. Vì thế, nó được mệnh danh là "Bài hát thần chết". Nó còn được biết đến dưới cái tên Bài ca tự sát của người Hungary (tiếng Anh: Hungarian Suicide Song)
Danh tiếng hãi hùng
Vào một buổi chiều cuối năm 1932 tại Thủ đô Paris, Pháp, trong không khí nặng nề, u ám, lạnh lẽo của một chiều mưa; nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress đang ngồi chơi đàn bên cửa sổ. Chính ngoại cảnh u buồn ấy đã gợi cảm hứng để những giai điệu đầu tiên cho một bản nhạc mới dần xuất hiện trong ông và chỉ nửa tiếng đồng hồ sau, tác phẩm ấy đã ra đời. Đó chính là bản nhạc Gloomy Sunday (tạm dịch là: Ngày Chủ nhật u buồn).
Bản nhạc này thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình, “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, đợi chờ khôn nguôi một tình yêu đích thực. Đây cũng chính là tâm trạng của Rezso trong những tháng ngày ấy. Người phụ nữ mà đã dành trọn tình yêu đã cự tuyệt anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên anh đã vô cùng khổ đau và choáng váng khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong cuộc đời mình. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng, tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia. Và Rezso Seress cũng không thể mường tượng được rằng, chính “đứa con tinh thần” ấy lại đem tai họa bi thảm cho nhiều người sau này!
Bản nhạc này đủ hay để các hãng thu âm thời bấy giờ có thể nhận lời phát hành đĩa nhưng không một hãng nào đồng ý. Các nhà sản xuất đĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành một đĩa nhạc có giá trị vì “nghe nhạc và lời quá buồn thảm, rợn người”. Phải mất vài tháng sau, Rezso mới tìm được một hãng băng đĩa ký hợp đồng mua bản nhạc này, in đĩa và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nhưng đúng như một nhà sản xuất đã đánh giá từ trước đó rằng: "Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe nói". kể từ khi được phát hành, bản nhạc ma quái bắt đầu gieo rắc tội ác, mang “lưỡi hái của Thần Chết” tới nhiều người.
Tại Budapest, một người đàn ông ngồi trong quán cafe đông đúc, yêu cầu nhạc công chơi bản “Gloomy Sunday”. Ông vừa nhấm nháp champagne, vừa thưởng thức bản nhạc. Bản nhạc chấm dứt, ông ta trả tiền, rời khỏi quán và vẫy một chiếc taxi. Đó cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời ông khi vừa bước lên xe, ông liền lôi ra một khẩu súng và tự kết liễu cuộc đời bằng một phát bắn chí mạng.
Một cô gái bán hàng trẻ đã treo cổ tự tử tại Berlin vài ngày sau đó. Khi phát hiện ra thi thể cô, người ta thấy bên dưới chân cô có tờ giấy in bản nhạc “Gloomy Sunday”. Tại New York, một cô thư kí xinh đẹp cũng tự tử bằng hơi gas trong căn hộ chung cư của mình. Tại hiện trường, người ta tìm thấy mẩu giấy nhỏ ghi lại tâm nguyện cuối đời của cô: mong muốn được chơi bản nhạc “Gloomy Sunday” trong lễ an táng cô.
Thời điểm đó, bản nhạc này đã bị coi là gây ra những cái chết lạ lùng cho một số người nghe nó, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bản nhạc này. Một cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn đang cầm một bản copy của bản nhạc ma quái này. Quái dị hơn, tại Italia, một cậu bé đang đi trên đường bỗng gặp một người đàn ông đang chơi bản nhạc “Gloomy Sunday”. Cậu đột ngột dừng lại, dốc sạch số tiền trong túi ra cho người ăn xin đó, rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống tìm lấy cái chết.
Trên khắp thế giới, tin tức về những cái chết liên quan tới bản nhạc này ngày càng nhiều, chân thực có mà được thêu dệt dựa trên trí tưởng tượng của những gười kém bóng vía cũng không ít. Nào la ca sĩ chết trong lúc hát hay khán giả đột tử trong lúc nghe.
Tại Anh, các công ty truyền thông nước này đã phải cấm phát nhạc này trong những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng của mình. Lệnh cấm lưu hành bài hát được nhiều nước đưa ra, nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng, càng được nhiều người tò mò, cho rằng đó là chuyện tầm phào và tìm mua để… nghe thử. Kết cục đến với họ là những cái chết không lí do. Có tới 15 quốc gia đã đâm đơn kiện buộc tội Rezso có liên quan đến những cái chết này. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cảm thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này.
Nhưng khi người ta thống kê được số lượng khổng lồ những vụ tự tử trên khắp thế giới có liên quan đến bài hát của Rezso thì ông bắt đầu hoảng sợ thực sự. Rezso cố gắng thu hồi lại bản nhạc ấy, nhưng mọi nỗ lực ấy không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn khi những bản copy lậu được bày bán tràn lan trên đường phố. Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của ông ta gây nên. Có lẽ do quá ám ảnh bởi “Gloomy Sunday” nên đến năm 1968, Rezso cũng tự kết liễu cuộc đời mình bằng một sợi dây oan nghiệt.
Giải mã tiếng nhạc bí ẩn
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, người ta cũng dần quên đi bản nhạc ma quái này. Cơ quan truyền thông Anh đã nới lỏng lệnh cấm bài hát này, đài BBC đã cho phát “Gloomy Sunday” trên làn sóng phát thanh nhưng lúc này, nó chỉ còn là một bản hợp tấu (orchestral piece). Từ đó trở đi, người ta biết đến “Gloomy Sunday” theo lối hòa âm này nhiều hơn là theo bản nguyên gốc.
Thế nhưng, dù đã được chỉnh sửa lại, bản nhạc vẫn chưa thể xóa đi được “tiếng xấu” của nó. Cái chết của một người phụ nữ khi đang nghe bản nhạc này tại căn hộ của mình đã mở đầu cho chuỗi dài hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp sau đó. Cơ quan truyền thông Anh lại phải tái ban hành lệnh cấm đặc biệt đối với bản nhạc này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã giải thích nguyên do của những cái chết này một cách khoa học để dẹp đi sự lo lắng của mọi người về bản nhạc “sát nhân”. Họ cho rằng điện ảnh, âm nhạc, trò chơi… có thể tác động tới tâm lý của con người nhưng không mang tính quyết định. Vào thời điểm bản nhạc ra đời, có nhiều yếu tố về mặt xã hội đã đã tác động mạnh đến tâm lý con người và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, bi quan về cuộc sống. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh... có tính sầu thảm sẽ rất dễ đưa họ đến quyết định tiêu cực. Bản nhạc với giai điệu ảm đảm, sầu buồn chính là “giọt nước cuối cùng tràn ly”; cùng với đó là sự thêu dệt của dư luận đã tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vào thời điểm đó.
Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Nhưng cũng không biết có phải do “lời nguyền” của bản nhạc đã phai nhòa theo thời gian hay bởi nền kinh tế - xã hội ngày nay đã tiến bộ hơn xưa rất nhiều, mà giờ đây không có ai phải “từ giã cõi đời” bởi bản nhạc bí ẩn này nữa. Chính BBC đã dỡ bỏ lệnh cấm phát bài hát này trên các kênh sóng của mình vào năm 2002. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng hay giai điệu đã bị thay đổi? Những bí ẩn về bản nhạc và những cái chết mãi mãi là một ẩn số không có lời giải đáp.