Các biện pháp tu từ & Tu từ ngữ âm , tu từ về từ , tu từ cú pháp )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp so sánh :Đối chiếu 2 sự vật,hay nhiều sự vật,sự việc có những nét tương đồng để tăng sức gợi hình,gợi cảm cho bài văn.
Biện pháp nhân hóa:Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
Biện pháp điệp ngữ:Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ
Biện pháp đão ngữ :Đảo ngũ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngũ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,… => Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
Mik thiếu
Câu hỏi tu từ:Câu hỏi tu từ là một dạng câu hỏi không yêu cầu trả lời. Đó chính là loại câu hỏihướng suy nghĩ của người đọc vào nội dung nhất định nhằm tăng khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Và tăng cường sức biểu cảm cho bài thơ, văn. Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học nghệ thuật.
bạn tham khảo tại đây nhé !
https://olm.vn/hoi-dap/detail/259289785548.html
Câu hỏi của LinhDuy088 - Tiếng Việt lớp - Học toán với OnlineMath
+) So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt,còn có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
+) Nhân hóa : là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,.....bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật, .....trở nên gần gũi vs con người, biểu thị đc những suy nghĩ,tình cảm của con người.
+) Ẩn dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
1/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
[tục ngữ]
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[ca dao]
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^^
Mùa hè là mùa của nắng mang đến cho vạn vật sức sống mãnh liệt nhất. Cái nắng mùa hạ làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả vàng sánh như mật ong. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc đang vươn những tán lá rộng đang che mát cả một góc trời. Mùa hè đến mang theo những trái ngon và hấp dẫn. Cây cối được tiếp thêm nhựa sống mạnh mẽ. Những trái mít căng đầy tỏa hương hấp dẫn, những trái na chín mọng mời gọi bàn tay con người đến hái.Mùa hè đã trở thành một mùa đong đầy kỉ niệm của trong trái tim tôi. Mùa hè nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người, giúp chúng ta mãi sống trong tháng ngày tuổi trẻ rực rỡ.
( Biện pháp sử dụng là so sánh và nhân hóa)
a. Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi!
BPTT: hoán dụ
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
BPTT nhân hóa
Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
BPTT điệp ngữ và hoán dụ.
Tác dụng:
+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.
+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.
d. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
BPTT so sánh
Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
e. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước
BPTT nhân hóa
Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.
biện pháp tu từ: điệp ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.