Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế thì ta bớt khổ. Ta tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”. Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế thì ta bớt khổ. Ta tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”. Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ con như vậy...[1]
Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm ta và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi...[2]
Nếu môt cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập lửa trước đã. Vậy thì khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo người đốt nhà trong khi căn nhà của ta đang bốc lửa.
(Giận- Thiền sư Thích Nhất Hạnh- NXB Thanh niên 2008)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.75 điểm)
Câu 2. Xác định chủ đề của văn bản. (0.75 điểm)
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn [3]. (0.5 điểm)
Câu 4. Hãy viết khoảng 5-7 dòng về một điều mà anh/chị tâm đắc nhất khi đọc văn bản trên. (1.0 điểm)