K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

     Trên trời muôn vàn đám mây

Đám mây màu trắng đây dưa màu vàng

     Màu vàng của tia nắng kia

Mảu vàng của nắng sơn màu đẹp thêm

    Bầu trời yên ả êm đềm

Chim bay thẳng cánh như chim đớp mồi

    Ô kìa! một đám mây đen

Che đi mây trắng xen luôn mây vàng

    Bỗng nhiên trời đổ mưa rào

Mưa rào đổ ào ào xuống sông.

~ Hết ~
# Chúc bạn học tốt #

11 tháng 4 2021

Đêm xuống đợi trăng, chờ quỳnh nở
Thâu canh lặng lẽ gác mái buồn
Đông phong gờn gợn lòng viễn xứ
Đùa cợt vai gầy với gió tuôn.

Đêm nay thức trắng đợi hương quỳnh
Hoa lòng một đóa vỡ trong tôi
Khói thuốc canh tàn rơi lả tả
Một chút tình vương trên mắt môi.

Mưa đêm phố vắng đèn vàng nhạt
Lất phất đông sang rét buốt sầu
Đợi vầng trăng tới, tình cô quạnh
Hoa đã đơm chưa? Nguyệt khuất đầu!

Đêm nay chắc lẽ chẳng có quỳnh
Mưa rơi nhiều quá phố thêm sâu
Gác nhỏ không trăng, hồn hoa lạnh
Đã vỡ tan tành buổi biệt nhau.

 
11 tháng 4 2021

Thơ 5 chữ nha bẹn

11 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nha:

Đêm khuya sương xuống
Cỏ uống sương rơi
Lơ lửng nền trời
Một vầng trăng khuyết
Như trên trời biếc
Một chiếc thyền trôi
Đêm đã khuya rồi
Mẹ còn dọn dẹp

11 tháng 4 2021

Bạn ơi, về cái khác đc ko ??? Còn bầu trời về đêm thi mik ko sáng tác đc nhiều í!!

 

22 tháng 12 2021

Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sao cơm vàng

23 tháng 12 2021

"Lúa mùa thì phải cày sâu

Cày mà không sâu thì đâu tốt lúa

Mùa hạ không chăm héo úa

Mất rồi thì đến cả chúa cũng chịu"

 

 đố m tìm đc câu nì trên mạng :<

Thì lên mạng mà tra
4 tháng 12 2021

lên mạng mà tra.Mất thời gian

30 tháng 11 2016

Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất.

Ánh sáng trong không khí

Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khícản lại. Kể từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào.

Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu.

Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước.

Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).

Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.

Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh

Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.

Một nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.

Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.

2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.

Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, nhưchim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.

Tại sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?

Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời vào ban ngày có màu vàng. Nếu bạn đi ra không gian hoặc lên trên Mặt Trăng, bạn sẽ nhìn thấy Mặt Trời có màu trắng. Tại sao vậy? Đó đơn giản là do: Trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.

Trên Trái Đất, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và loại bỏ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.

Cuối cùng: Tại sao hoàng hôn có màu đỏ?

Khi mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tiếp cận tới vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhìn thấy mặt trời càng ít phát sáng hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Nguyên nhân chính là: Mặc dù lượng ánh sáng xanh vẫn bị tán xạ như lúc ban ngày nhưng bị tán xạ nhiều lần do phải xuyên qua lớp không khí dày mới tới được mắt người. Bên cạnh đó, các bước sóng dài (cam, vàng) trong chùm sáng chiếu trực tiếp đến vị trí của bạn ngày một ít đi. Các bước sóng dài phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để trực tiếp đến với vị trị của bạn. Chỉ còn lại ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.

Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời ngày càng đỏ dần lên. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp của hoàng hôn.

Kết

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Cuối cùng thì chúng ta đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Một lần nữa, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên lại ẩn chứa bên trong nó nhiều vấn đề như vậy. Thật sự là bất cứ điều gì đều có nguyên nhân của nó. Dĩ nhiên, con người ta vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp. Đó là mong ước của tất cả chúng ta và đặc biệt là các nhà khoa học. Mỗi người đều có nhiều câu hỏi tại sao cho riêng mình.

6 tháng 12 2016

cảm ơn bạn

 

8 tháng 5 2022

:vvvvvv

8 tháng 5 2022

ai bt 

18 tháng 3 2017

Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : giông, bão, sấm, chớp, sét, mưa, gió, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,…

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên : trồng cây, trồng hoa, trồng rừng, xây nhà, dựng nhà, xây cầu, bắc cầu, đào ao,…

GH
2 tháng 7 2023

Theo mình  nghĩ hình ảnh " Sáng ấm cả gian nhà" đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ.

Vì đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão". Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh "nắng mới" hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống! Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên "sáng ấm" bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu!