K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2019

ok

Mk là fan hâm mọ của truyện ngôn tình này!

what ko hỉu

12 tháng 9 2016

Ngày xưa có Tân và Lang là hai anh em ruột, dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy họ "Cao".

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ qua đời. Cả hai quyến luyến nhau không rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, Lang không chịu ở nhà một mình cũng cố xin cùng được học với anh. Đạo sĩ họ Lưu có cô con gái cùng lứa tuổi với họ.

Để biết ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh.Tân và cô gái gặp gỡ và yêu nhau. Đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân không âu yếm em như trước nữa. Lang nghĩ anh "mê vợ quên ta" trong lòng chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước làm vợ Tân nhầm liền ôm chầm lấy,lúc đó Tân bước vào nhà và ghen em, hững hờ với Lang. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng bỏ nhà ra đi lúc trời mới mờ sáng, trong lòng bực bội. Mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn nước chảy xiết. Lang quyết không chịu trở lại, cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang hóa đá.

Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Chàng đến bờ con sông thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nàng cũng tới con sông khóc cạn cả nước mắt và chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Một năm nọ trời hạn hán rất dữ chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua ngạc nhiên hỏi: -"Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ và sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!". Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy, bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.

 
24 tháng 3 2019

cảm động ghê

25 tháng 10 2021

Nói luôn đuy

@Cỏ

#Forever

25 tháng 10 2021

đúng tỏ tình luôn ok lên tán đổ luôn

31 tháng 1 2020

bạn ơi lên google nha, mk nghĩ câu này ko nên hỏi ở đây

Tức là nó có ý nghĩa hơi bậy bạ đúng hông ?

Tui biết rồi, cảm ơn bạn nha. Tui sẽ lên tra google vậy !

Chắc chắn phải có một ý gì đó bậy bạ đây mà ~!

9 tháng 9 2021

a. bn đọc trogn truyện sẽ thấy

b, câu 1: trogn truyện có mà...

    câu 2: Bác yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…; Quần áo Bác mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải; Bác ở nhà sàn bằng gỗ,..

c. Ko đua đòi ăn mặc, ko tô son, đánh phấn :v, chỉ mua những thứ cần thiết,..

– Lần đâu đăng truyện nên sai xót gì mọi ngừi cứ nói 📷 Còn cãm thấy không thích thì cứ bấm nút cho qua chứng đừng cmt chữi ạ 📷 . Vào truyện lun nhé !– Mẹ kễ tui nghe câu truyện về ngừi dì ( Bạn thân cũa mẹ ) dì ấy không được đẹp vì mặt có 1 cục bứu rất to . nhưng được là dì ấy hiền lành . tốt bụng . nho nhã . Nhà thì ỡ có ôq nội và dì à . vì ba mẹ dì đi làm xa . lưc...
Đọc tiếp

– Lần đâu đăng truyện nên sai xót gì mọi ngừi cứ nói 📷 Còn cãm thấy không thích thì cứ bấm nút cho qua chứng đừng cmt chữi ạ 📷 . Vào truyện lun nhé !
– Mẹ kễ tui nghe câu truyện về ngừi dì ( Bạn thân cũa mẹ ) dì ấy không được đẹp vì mặt có 1 cục bứu rất to . nhưng được là dì ấy hiền lành . tốt bụng . nho nhã . Nhà thì ỡ có ôq nội và dì à . vì ba mẹ dì đi làm xa . lưc đó dì ấy tầm 20 tuỗi nhà thì nằm troq trung cư . trưa nào dì cũng ghé qua nhà ngoại tui đễ kiếm mẹ đi ăn rồi trò chuyện . không hiễu sao bữa đó mẹ tôi bão với dì là bận việc không đi được nên dì đi 1 mình đi . dì thì cũng không nói gì chĩ nói với mẹ tui là . khi nào rãnh bà ghé sang nhà tui chơi sẵng thăm ông nội . ông nôụ nhắc bà . rồi dì đi 1 mạch lên trung cư . vô tới nhà dì ngũ . không hiễu sao dì nghe có ai đó trên tầng trên kêu dì lên giúp ( Chĩ là mơ thôi nhé mọi ngừi vì lúc đó dì đang ngũ ) dì cũng chạy lên và rồi chuyện diễn biến không hay ập đến dì không rõ tại sao dì chết với tư thế thắt cỗ . lè lữi . mặt đồ đõ . mà nói đúq hơn dây thắt cỗ 9 là quần nâu cũa ôq nội dì ấy . kèm lá thư . ” Ông nội ! có 1 ông ỡ trên tầng trên bắt con phãi làm như vậy , ỗng ép con phãi làm theo không thì ỗng giết cã nhà mình . ông nội đừng buồn . con có hâm cháu cho ông nội xoq rồi . ông nội nhớ ăn ” ( mẹ tui không nói lí do vì sao dì chết ) tới đó đâí hôi . nhưq cãnh dì treo cỗ là ỡ nqoài cữa nhà dì nếu ai lên cầu thaq lên tới từng ba là thấy ngay và liền lun . lúc đó có chú ỡ truq cư đi đâu về í thì đi lên lầu tầm tới lầu 3 là ngay chỗ nhà dì . vừa thấy ôq tính la không hiễu lí do gì miện ú ớ .mà tình cơ mẹ tui lên thấy dì thắt cỗ mẹ tui khóc liệm mà muốn xĩu cũng không được mà mắt cứ nhìn dì mà khóc miết . lúc lo hậu sự ba mẹ dì về nhờ mẹ tui là ỡ lại giúp vì mẹ tui cũng côi ba mẹ dì như ba mẹ ruột í . lúc đó mẹ đồq ý ỡ lại . đêm đầu không sao . đêm thứ 2 ngừi đi viếng rất ích nên mẹ xin về trước đễ côi nhà nqoại sao . thì ra tới chỗ thắt cỗ mẹ thấy dì nqồi khóc .mẹ tui thì gan lắm chã sợ ma . vừa nhìn là bíc ngay dì liền chạy lại mà khóc rồi dì kễ lại mọi chuyện ỡ trên như tui kễ mấy bạn đâí cho mẹ tui bíc . mẹ tui chợt nhớt là ôq tầng 4 chết vì thất tình nên thắt cỗ tự tữ . dì tui thì hiền lành nên không biết là mình gặp ma hay không hay là gì gì đó mà nqe ôq ấy làm như vậy .sáq thứ 3 là đưa dì đi thêu . thì trước khi đi thêu . mẹ tui kêu gđ dì lên tầng 4 cúng và làm cầu siu cho ôq ấy kẽo ôq ấy phá gđ dì nữa . rồi cho đến gần 49ngày . dì về . dì bão mẹ tui . Nếu bữa đó không có bà giúp gđ tui là chạc sc ông nội tui cũng đi theo tỗ tiên rồi . ông ấy nói tôi là tôi mà làm gì không vừa lòng ông . ông cho cã nhà ăn trầu cùng tỗ tiên . Hờiii . nói thậc mọi ngừi . tui thì tui là ng tôn giáo . nhà ai cũng đạo mõi mẹ tôi không theo đạo nhưnq tôi tin lúc nào cũng có linh hồn oan ức xuq qanh mình đang đễ mình giúp họ giãi hàm ức . Truyện tui kễ là thôq điệp từ dì ấy cho mẹ tui bíc sự việc vì sao dì chết và mẹ tui cũng không muốn kễ cho tui nhưng khi nhìn lúc giỗ dì mẹ đìu khóc r than thỡ nqồi nch 1 mình miết hết 1 ngày giỗ r thôi . tui đành năn nĩ kễ lắm mới kễ . truyện kh ghê nhưng tui chĩ chia sẽ câu chuyện buồn cũa mẹ tui hôi . 100% là thật kh bịa chuyện khi liên quan đến tâm linh

0

1, Mưa Hạ!

Mưa lại về trên những ngả đường quen
Rơi vội vã lên tóc người chờ đợi
Hạ độ này đã thơm mùi tháng mới
Vẫn ngập ngừng chới với thuở vào yêu

Gốc phượng xưa gục đổ dưới hiên chiều
Đứng liêu xiêu giữa màn mưa tầm tã
Bờ môi em ướp hương tình mùa hạ
Có nghe gầy trên những phiến chân qua?

Và em ơi… nơi ấy cuối trời xa,
Mỗi lần mưa có ngập tràn thổn thức;
Có thương quá những hôm chiều rạo rực;
Có bồi hồi… day dứt ở trong tim?

Những loài ve cứ mải miết đi tìm
Mà quên mất mình đã sầu da diết
Như trong mắt gã si tình em biết,
Tháng năm qua mưa có ngớt bao giờ…

Tôi đã già để viết những niềm mơ
Chỉ luyến thương cho một thời xa ngái
Lỡ mai đây bến đời không gặp lại:
– Có chạnh lòng… ái ngại nhớ về nhau?…
 

Tôi trở về thăm lại mái trường xưa

Bao kỉ niệm như vừa hôm qua ấy

Đời áo trắng sao mà yêu đến vậy

Ngẫm càng vui rực cháy cả tim hồng.

Chú phượng già ưỡn ngực đợi gió đông

Bằng lăng tím hoa xếp vòng bẽn lẽn

Mười giờ nở trên luống còn e thẹn

Tán bàng xanh nhớ hẹn đợi tôi về.

Hít sâu vào vùng kí ức no nê

Chân nhẹ bước bên lề vuông lớp nhỏ

Trên bục giảng dáng Thầy yêu còn đó

Soạn hành trang mở ngõ trẻ vào đời.

Tóc trắng nhiều vì bụi phấn rơi rơi

Giọng say đắm rót từng lời quý báu

Ôi! Cao cả thiêng liêng nghề nhà giáo

Đò đời đưa mấy dạo.. khách nhớ gì ?

Hết tiết rồi.. Thầy ơi! Chậm bước đi

Em bước đến nhẹ ghì ôm Thầy lại

"Thầy có nhớ đứa học trò ngây dại ?"

Đoá hoa tươi vừa hái kính dâng Thầy.

Vui chuyện trò đến giờ phút chia tay

Thầy trìu mến chúc tương lai rạng rỡ

Ơn trời biển khắc vào tim ghi nhớ

Hẹn ngày gần ...em trở lại.. Thầy ơi!

28 tháng 8 2016

1/Nghìn lẻ một đêm:

Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahriyar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ vàTrung Quốc" (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Shahriyar. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng.

Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn,sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai.

2/Tần Thủy Hoàng:(ko có tóm tắt xin lỗi)

Tần Thủy Hoàng là con trai cả của Trang Tương Vương nước Tần [2][12], mẹ là Triệu Cơ, vốn là một người thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân và sau trở thành Tướng quốc nước Tần. Ông sinh ra vào tháng giêng[13] năm 259 TCN [14], ở đô thành Hàm Đan của nước Triệu (趙). Vì lý do nơi sinh này nên có ý kiến cho rằng lúc nhỏ, ông họ Triệu tên Chính[12]. Tổ tiên của ông được cho là đến từ vùng Cam Túc [2].

Sử sách, mà cụ thể là sử ký Tư Mã Thiên ghi nơi sinh và cha mẹ ông[15]; nhưng chính Tư Mã Thiên cũng cho biết, có thuyết nói rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi[16].

Năm 265 TCN, vua Tần là Tần Chiêu Vương lập con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Công tử Tử Sở là con trai giữa của Thái tử với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Tử Sở phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo cho một hiệp ước đình chiến giữa hai quốc gia [16][17]. Tần nhiều lần đem quân đánh Triệu, làm Triệu thua to trong trận Trường Bình đẫm máu, nên nước Triệu càng bạc đãi Tử Sở. Sau ông có quen với Lã Bất Vi, một thương gia giàu có. Bằng mưu mô của mình, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ, vũ nữ và người thiếp của Lã đang mang thai [17], cho Tử Sở, lại giúp Tử Sở về Tần làm Thái tử rồi lên ngôi vua, thành Trang Tương Vương nước Tần. Cái thai trong bụng được Triệu Cơ giấu kín, để đủ tháng sinh ra, đặt tên là Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số sử gia Trung Quốc hiện đại gần đây[18] thì Doanh Chính là con của Tử Sở chứ không phải là con của Lã Bất Vi. Thuyết này lập luận tập trung vào 2 điểm:

  • Một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con Tử Sở và vẫn hết lòng ủng hộ Doanh Chính trước sau như một. Do đó, chính quyền của Doanh Chính vẫn đứng vững trước cuộc binh biến do Phàn Ô Kỳ phát động nhằm dựng Thành Kiệu lên ngôi. Đại tướng Vương Tiễn đi dẹp cuộc binh biến này trả lời Phàn Ô Kỳ: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..." Ngay trong thời đó, những người theo thuyết gán Lã Bất Vi là cha Doanh Chính cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mà lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy...". Các nhà sử học lý giải rằng: Thực tế, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ 10 tháng như những đứa trẻ khác kể từ khi Vu Cơ về với Tử Sở. Do cộng thêm thời gian Vu Cơ ở với Bất Vi, thời gian mới là 12 tháng.
  • Thuyết này là sản phẩm của sĩ phu các nước chư hầu Sơn Đông bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Họ căm hờn vì bị mất nước, nên nhân việc mẹ vua Tần từng là thiếp của Bất Vi để đặt ra chuyện này nhằm hạ thấp kẻ thù không đội trời chung của mình.

Các giáo sư John Knoblock và Jeffrey Riegel, trong bản dịch Lã thị Xuân Thu của họ, gọi câu chuyện này "rõ ràng là sai, nhằm mục đích phỉ báng Bất Vi và xúc phạm Hoàng đế đầu tiên." [19]

Hai năm ngay trước khi Tần Thủy Hoàng ra đời (262 TCN - 260 TCN), nước Tần và nước Triệu đánh nhau đẫm máu trongtrận chiến Trường Bình, kết cục 450.000 quân Triệu đều bị thảm sát, Triệu đại bại. Vì vậy, Triệu đối xử với công tử Tử Sởhết sức khắc nghiệt, "xe ngựa, vật dụng dùng chẳng được sẵn, ở cảnh cùng khốn có vẻ bực bội[16]", dù ông đã nổi danh khắp chư hầu với tư cách là người kế thừa vương vị khi cha ông lên ngôi. Năm 257 TCN, Tần Chiêu Vương sai tướng Vương Ý vây đô thành Hàm Đan, Triệu cùng quẫn muốn giết Tử Sở, ông cùng Lã Bất Vi chạy thoát về với quân Tần, nhưng Triệu Cơ cùng Doanh Chính không kịp trốn theo, phải ở lại Triệu. Triệu muốn giết cả hai người nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, vì thế hai mẹ con đều sống. Họ lẩn trốn trong dân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng (257 TCN - 250 TCN)[16].

Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương vương chết, An Quốc quân lên ngôi, tức là Tần Hiếu Văn Vương, lập Tử Sở làm Thái tử, nước Triệu bèn đưa Triệu Cơ và Doanh Chính về Tần. Hiếu Văn Vương làm vua không lâu thì chết, Tử Sở kế thừa vương vị, tức là Tần Trang Tương Vương, phong Lã Bất Vi chức Thừa tướng, tước Văn Tín hầu. Năm 247 TCN, Trang Tương Vương mất sau ba năm trị vì, ngôi vua thuộc về Doanh Chính, khi ấy mới 13 tuổi [15][20].

Tần Vương lên ngôi, tôn mẹ là Triệu Cơ (赵姬) làm Thái hậu, phong Thừa tướng Lã Bất Vi làm Tướng quốc, gọi là "trọng phụ", coi như người cha thứ hai của mình[16].

Tướng quốc vốn là chồng cũ của thái hậu, thường ra vào cung cấm tư thông với bà ta. Tần Vương còn nhỏ nên không hay biết hoặc giả vờ không hay biết. Sau đó thì Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ nhà vua nhỏ tuổi biết chuyện nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng, dương vật lớn là Lao Ái (嫪毐) [21]. Theo Sử ký, ông trước tiên dùng Lao Ái làm gia nhân rồi dâng Ái vào cung giả làm hoạn quan bằng cách nhổ râu để "hầu hạ" thái hậu. Sau một thời gian thái hậu sợ Tần vương biết chuyện bèn dời Hàm Dương về cựu đô là Ung Thành (雍) sống cùng Lao Ái và sinh được 2 con trai [21].

Nhờ thái hậu, Lao Ái được phong làm Trường Tín hầu, cũng mưu xây dựng thế lực, mở phủ nuôi thực khách như Lã Bất Vi. Lao Ái mưu đồ cho con mình và thái hậu nối ngôi khi Tần vương Chính qua đời. Nhưng trong một bữa ăn tối do say rượu nên Lao Ái bắt đầu khoác lác về việc là cha dượng của vị vua trẻ [21].

Năm 238 trước Công nguyên, Doanh Chính đi du lịch đến Ung Thành. Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và huy động một đội quân trong một nỗ lực để bắt đầu một cuộc đảo chính và nổi loạn [21]. Hơn 1 triệu đồng tiền đồng được đặt trên đầu của Lao Ái nếu bị bắt sống hoặc nửa triệu nếu chết [21]. Những người ủng hộ Lao Ái bị bắt và bị chặt đầu còn Lao Ái thì bị trói và xé xác bởi 5 cỗ xe ngựa, trong khi toàn bộ gia đình của ông ta thì bị giết cả 3 họ. Hai người con riêng của thái hậu đều bị giết và bà bị giam lỏng cho đến khi chết nhiều năm sau đó. Vụ việc liên quan tới Lã Bất Vi, ông bị cách chức, lưu đày rồi sang năm 235 TCN thì được cho một chén rượu độc để tự tử [5][21]. Doanh Chính sau đó nắm quyền đầy đủ như vua của nước Tần. Thay thế Lã Bất Vi, Lý Tư trở thành thừa tướng mới.

Nước Yên khi đó nhỏ, yếu và thường xuyên bị sách nhiễu bởi các binh sĩ nên không phải là đối thủ của nước Tần [22]. Vì vậy Thái tử Đan nước Yên cầu xin dũng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần vương Chính vào năm 227 TCN [4][22]. Đi theo Kinh Kha có Tần Vũ Dương. Họ giả vờ tặng cho Doanh Chính bản đồ của Đốc Cương và cái đầu của Phàn Ư Kỳ [22].

Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang đầu Phàn Ư Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt do run lên vì sợ hãi. Kinh Kha giải thích rằng cộng sự của ông "chưa bao giờ dám đặt mắt vào Thiên tử" và lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần [22]. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chuỷ thủ đâm Doanh Chính. Nhà vua liền lùi lại và rút thanh kiếm sau lưng để bảo vệ mình [22]. Vào thời điểm đó, các quan đều không được phép mang vũ khí. Kinh Kha đuổi theo, cố gắng để đâm nhà vua nhưng lại trượt. Doanh Chính lại rút kiếm của mình và cắt đùi Kinh Kha. Kinh Kha liền ném con dao găm nhưng lại trượt một lần nữa. Chịu tám vết thương từ thanh kiếm của nhà vua, Kinh Kha nhận ra nỗ lực của ông đã thất bại. Cả Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết sau đó [22] Nước Yên bị chinh phục bởi nước Tần 5 năm sau đó[22].

Cao Tiệm Ly là một người bạn thân của Kinh Kha, người muốn trả thù cho cái chết của ông.[23]. Là một người nghệ sĩ gảy đàn trúc nổi tiếng, một ngày kia ông được triệu tập bởi Doanh Chính để chơi các nhạc cụ. Một số người trong cung điện biết đến ông trong quá khứ kêu lên, "Đây là Cao Tiệm Ly" [24]. Do không muốn giết một nhạc sĩ có tay nghề cao, hoàng đế đã ra lệnh móc mắt ông [24] nhưng lại cho phép Cao Tiệm Ly chơi đàn trong sự hiện diện của ông [24] Ông nghe Cao Tiệm Ly gảy đàn rất thích thú nên mỗi ngày lại cho phép xích lại gần hơn. Cao Tiệm Ly lén đổ chì vào bầu đàn rồi nhân dịp Doanh Chính ngồi cạnh mà đánh nhưng vì mắt mù nên đánh không trúng. Cao Tiệm Ly sau đó bị xử tử [24]

Khi Tần vương Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tềgiữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác.

Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước.

Năm 230 TCN, Tần vương Chính tung ra các chiến dịch cuối cùng của thời kỳChiến Quốc nhằm chinh phục các vương quốc độc lập còn lại. Nước Hàn (韓) trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự nên là nước đầu tiên bị hạ. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn.

Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vươngnghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Sau đó quân Tần nhân cơ hội nước Triệu bị động đấtliền tấn công để chinh phục nơi Doanh Chính được sinh ra [25][26]. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.

Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.

Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận.

Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, quốc gia chư hầu lớn lớn nhất và kình địch nhất của nước Tần đến năm 223 TCN bị chinh phục [27].

Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỉ sợ hãi bỏ Kế tại Liêu Đông để chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu chonước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ và gia đình hoàng gia.

Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát.

Còn lại nước Tề ở phía đông nước Tần mà bây giờ là bán đảo Sơn Đông, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang 300.000 quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.

Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Quốc đã được thống nhất bởi một nhà cai trị mạnh mẽ. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là "Thủy Hoàng Đế" (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt xa những thành tựu của các vị vua nhà Chu cũ [28].

Ở miền Nam, các cuộc mở rộng bằng quân sự tiếp tục trong suốt triều đại của ông, với các vùng khác nhau được sáp nhập với tỉnh Quảng Đông và một bộ phận hiện nay của Việt Nam [26].

Sau khi đã thôn tính các chư hầu, Tần Vương Chính đề nghị các bầy tôi bàn về danh hiệu cho mình. Thừa tướng là Vương Quán, Ngự sử Đại phu Phùng Kiếp, Đình úy Lý Tư cho rằng cơ nghiệp của Tần vương Chính lớn hơn cả Ngũ Đế thời cổ; trong các vua cổ đại thì Thái Hoàng là cao quý nhất nên khuyên ông xưng là Thái Hoàng. Tần vương Chính quyết định bỏ chữ thái, lấy chữ hoàng, thêm chữ đế, của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng Đế.

Đồng thời, ông phê chuẩn các kiến nghị khác của bầy tôi, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương Vương là Thái thượng hoàng.

Vì là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên nên ông xưng hiệu Thủy Hoàng Đế. Thủy Hoàng có nghĩa là "hoàng đế đầu tiên", và ông muốn con cháu đời sau lấy danh hiệu: Nhị thế, Tam thế... cho đến vạn thế.

Tần Thủy Hoàng cũng theo thuyết Ngũ hành: đất, gỗ, kim loại, lửa và nước. Người ta tin rằng nhà Chu trước đó cai trị bởi sức mạnh của lửa, đại diện bởi màu đỏ. Nhà Tần kế tục, lấy hành thủy (nước) mà cai trị, đại diện là màu đen. Màu đen trở thành màu sắc cho hàng may mặc, cờ, cờ hiệu[29]. Các mối liên quan khác bao gồm phía bắc là hướng hồng y, mùa đông và số sáu [30].

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử của các đơn vị hành chính của Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, kể cả gia đình các đại thần của họ, phải dời đến Hàm Dương, kinh đô của Tần, để cho ông dễ kiểm soát họ. Triều đình đem phát mãi hết đất đai của họ.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, trong một nỗ lực để tránh cục diện chư hầu cát cứ như đời Chu, lập tức thực hiện một loạt cải cách quan trọng, hủy bỏ chế độ cũ, các quốc gia chinh phục được không được phép được gọi là quốc gia độc lập [31]. Ông chia cả nước thành 36 quận (郡) và sau đó là 40 [26]; quận thú, huyện lệnh do triều đình bổ nhiệm, có thể điều động bất cứ lúc nào. Quận là một quân khu lớn, nhất là ở những miền mới chiếm được. Vì muốn thống nhất quốc gia, Tần Thủy Hoàng chia mỗi quận thành nhiều huyện (县), hương (乡) và các đơn vị lý (里) [32], có một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự. Ở trên cùng, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với nhà vua, như vậy không một viên quan nào chuyên quyền được, không thể thành một ông chúa như thời trước khi thành lập nhà nước. Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm dựa trên thành tích [32]. Ông còn đưa các quý tộc cũ chuyển về thủ phủ Hàm Dương để tiện giám sát quản lý. Thời Tần Thủy Hoàng, 36 quận tương ứng với tỉnh ngày nay. Hệ thống này là khác với triều đại trước, vốn có liên minh lỏng lẻo và liên đoàn [33]. Người dân không còn có thể được xác định bởi khu vực bản địa hoặc nhà nước phong kiến trước đây của họ, như khi một người từ Sở được gọi là "người Sở" (楚人) [32][34]

Tới năm 213 TCN, vị Đại phu người Tề[35] là Thuần Vu Việt nhắc lại đề nghị xin phong đất cho người tông tộc làm chư hầu, Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư bác đi.

Tần Thủy Hoàng theo Pháp gia nên khuyến khích binh, nông; ghét công, thương. Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng.

Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.

Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm với nhau. Chế độ này được áp dụng ở Trung Hoa cho tới đầu đời nhà Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật khắc nghiệt hơn thời trước nhiều.

Kinh tế và văn tự[sửa | sửa mã nguồn]

 
Trọng lượng 5 - cân với một mô tả từ sắc lệnh của Tần Thủy Hoàng để tiêu chuẩn hóa trọng lượng và các phép đo, 221 TCN

Ông cũng thống nhất Trung Quốc về kinh tế bằng cách tiêu chuẩn hóa các đơn vị phép đo của Trung Quốc như trọng lượng và đơn vị đo, tiền tệ, chiều dài các trục bánh xe để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển trên hệ thống đường bộ [33] và để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Hoàng đế cũng phát triển một mạng lưới rộng lớn đường giao thông và kênh kết nối các tỉnh để cải thiện thương mại giữa chúng [33]. Các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau cũng tiêu chuẩn hóa [32].

Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Theo Lý Tư, chữ viết của nhà nước Tần đã được chuẩn hóa thông qua việc loại bỏ các hình thức biến thể trong chữ viết của nước Tần. Chữ viết mới được tiêu chuẩn hóa này sau đó đã được chính thức phổ biến trong tất cả các khu vực được chinh phục, do đó cùng với các chữ viết khu vực để hình thành một ngôn ngữ, một hệ thống truyền thông cho toàn cõi Trung Quốc [32].

Vụ ám sát của Trương Lương[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Trương Lương

Năm 230 TCN, nước Tần đánh bại nước Hàn. Một quý tộc Hàn có tên là Trương Lương thề trả thù hoàng đế Tần. Ông bán tất cả tài sản có giá trị của mình và vào năm 218 TCN, ông đã thuê 1 lực sĩ làm sát thủ và làm cho anh ta 1 một cái chuỳ sắt nặng một trăm hai mươi cân (khoảng 160 lb hoặc 97 kg) [21] Cả 2 người ẩn nấp trong 1 bụi cây dọc theo tuyến đường đi chơi của hoàng đế và khi đoàn xa giá đến gần, sát thủ liền ném chùy làm vỡ tan toa xe đi đầu. Tuy nhiên, Thủy Hoàng thực ra là ở trong toa xe thứ hai. Do đó, nỗ lực không thành công [36], Cả hai người đều trốn thoát được mặc dù bị truy lùng gắt gao [21].

Xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc: Vạn Lý Trường Thành[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Vạn Lý Trường Thành

Tần trong nhiều năm đã chiến đấu với nhiều bộ tộc du mục ở phía bắc và tây bắc. Các bộ lạc Hung Nô không bị đánh bại và chinh phục, do đó chiến dịch kéo dài và không thành công, và để ngăn chặn Hung Nô xâm lấn biên giới phía bắc, Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng một bức tường phòng thủ to lớn [26][37]. Bức tường này có hàng trăm ngàn người được huy động để xây dựng và là tiền thân của Vạn Lý Trường Thành hiện tại của Trung Quốc. Nó kết nối với rất nhiều khúc thành được xây dựng trong suốt bốn thế kỷ trước bởi các nước Yên, Triệu, Nguỵ nên là một mạng lưới các bức tường nhỏ liên kết bảo vệ những vách đá khó vượt qua. Một tượng đài vĩ đại của Trung Quốc cho đến ngày nay, Vạn Lý Trường Thành vẫn còn tồn tại, mở cửa cho công chúng [28][38].

Nam: Kênh Linh Cừ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Kênh Linh Cừ

Miền Nam Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng "Ở miền Bắc có Trường Thành, ở miền Nam có kênh Linh Cừ" (北有长城,南有灵渠) [39]. Năm 214 TCN, Thủy Hoàng bắt đầu dự án xây dựng một kênh đào lớn để vận chuyển quân nhu cho quân đội[40] Kênh cũng cho phép vận chuyển nước giữa phía bắc và phía nam Trung Quốc [40]. Với chiều dài 34 km, con kênh này nối liền sông Tương chảy vào sông Dương Tử và sông Li Giang rồi lại chảy vào sông Châu Giang [40]. Con kênh kết nối hai tuyến đường thủy chính của Trung Quốc và hỗ trợ sự mở rộng của nhà Tần vào phía tây nam [40]. Công trình được coi là một trong những 3 những kỳ công tuyệt vời của kỹ thuật Trung Quốc cổ đại bên cạnh Vạn Lý Trường Thành và Đô Giang Yển của Tứ Xuyên [40].

Khác

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng di chuyển ra khỏi cung điện Hàm Dương (咸阳宫) và bắt đầu xây dựng cung A Phòng (阿房宫) khổng lồ về phía nam của sông Vị, dựa trên tên người thiếp yêu nhất của Tần Thủy Hoàng [41]. Phải dùng 70 vạn tù nhân để cất, chở đá từ các núi phương bắc xuống, chở gỗ từ các rừng phương nam lên.

Chưa hết, trong một khoảng mà bán kính dài trên trăm cây số chung quanh kinh đô, còn xây thêm 270 cung điện nữa. Bao nhiêu châu báu, nhạc công và vũ nữ của lục quốc, ông gom cả về đó để làm vui tai mắt cho ông. Tương truyền cuối đời Tần, kinh đô bị chiếm và đốt, ba tháng sau ngọn lửa mới tắt.

Khi chiếm được kinh đô một nước chư hầu nào, Thủy Hoàng sai người vẽ kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương, ở bên cung điện của ông, thành một dãy dài cả mấy dặm. Bao nhiêu đồng và vũ khí trong thiên hạ gom cả về để đúc 12 pho tượng, mỗi tượng nặng 24.000 cân bày trong cung.

Tư tưởng

Trong khi Trung Quốc thời Chiến Quốc trước đó là có chiến tranh triền miên, nó cũng được xem như là thời của tự do tư tưởng [42]. Tần Thủy Hoàng loại bỏ hàng hàng trăm tư tưởngbao gồm Nho giáo và các triết lý khác [42][43]. Sau khi Trung Quốc thống nhất, với tất cả các trường phái khác bị cấm, Pháp gia đã trở thành hệ tư tưởng ủng hộ của triều đại nhà Tần [32]. Pháp gia là một hệ thống mà về cơ bản yêu cầu mọi người tuân theo pháp luật hoặc bị trừng phạt.

Bắt đầu từ năm 213 TCN, với nỗ lực vận động của Lý Tư và để tránh việc các học giả so sánh triều đại của ông với quá khứ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho đốt phần lớn sách, chỉ cho giữ những sách về chiêm tinh học, nông nghiệp, y học, bói toán, và lịch sử của nhà nước Tần [44]. Điều này cũng phục vụ mục đích thúc đẩy hơn nữa việc cải cách liên tục của hệ thống chữ viết bằng cách loại bỏ các chữ viết lỗi thời[28]. Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trừng phạt một cách nặng nề.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm sau ở Hàm Dương có hơn 460 nhà nho bị chôn sống do sở hữu những cuốn sách bị cấm [44][45]. Con cả của Thủy Hoàng là hoàng tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên [46]nên Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận. Thư viện triều đình thì vẫn còn giữ bản sao của những cuốn sách bị cấm nhưng hầu hết trong số này đã bị phá hủy khi Hạng Vũ đốt cháy cung điện Hàm Dương vào năm 206 TCN [47].

 

 

Mở mang cương thổ

Mới hoàn thành sự thống nhất Trung Quốc, chưa kịp củng cố ở trong, Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc mở mang bờ cõi ra nước ngoài.

Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềmlàm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương Tiễn là Vương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.

Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành "Tân Tần Địa", chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.

Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.

  • Tuyến thứ nhất nằm ở Bắc sông Hoàng Hà, giữa núi Âm Sơn và Dương Sơn.
  • Tuyến thứ hai là phía tây, quận Cửu Nguyên, nằm dọc theo phía tây dãy Âm Sơn nối với Trường Thành ở nước Triệu.
  • Tuyến thứ ba chính là Trường Thành có từ thời Tần được điều chỉnh lại.

Trên cơ sở đó, Mông Điềm còn huy động sức dân trong nước xây dựng Trường Thành dọc theo biên giới phía đông. Lúc bây giờ, ở biên giới phía bắc nước Tần, ngoài Trường Thành của nước Tần còn có Trường Thành của nước Triệu và nước Yên còn lại từ thời Chiến Quốc. Phía tây Trường Thành bắt nguồn từ Lâm Thao [48]. Phía đông trải dài tới tận Liêu Đông, dài hơn vạn dặm. Đây chính là Vạn Lý Trường Thành nổi tịếng thế giới ngày nay

Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đem quân, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Lục Lương(???), Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và một phần miền Bắc của Việt Nam, thời đó gọi là Âu Lạc của An Dương Vương(hay Tượng quận theo cách gọi của Trung Quốc).

Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, đóng đồn ở núi Ngũ Lĩnh, lập thành Quế Lâm, Tượng quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.

Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.

Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.

Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng sợ cái chết và tuyệt vọng tìm kiếm thuốc trường sinh, được cho là sẽ cho phép ông sống mãi mãi. Ông bị ám ảnh với việc có được sự bất tử và bị lừa bởi nhiều người nói có thể cung cấp thuốc trường sinh [49]. Ông cũng viếng thăm đảo Chi Phù ba lần để đạt được sự bất tử [50]

Tần Thủy Hoàng nghe theo lời Hầu Sinh và Lư Sinh muốn tu tiên, bèn tự xưng là chân nhân nhưng ít lâu sau hai người lại bất bình vì sự hà khắc của Thùy Hoàng nên cùng nhau bỏ trốn. Thủy Hoàng cũng cấp cho Từ Phúc một con tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí [36]. Họ cũng được gửi đi để tìm An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi mà Tần Thủy Hoàng cho là đã gặp trong một chuyến vi hành và là người đã mời ông đi tìm mình ở Bồng Lai[51]. Những người này không bao giờ trở lại, có lẽ bởi vì họ biết rằng nếu họ quay về mà không có thuốc trường sinh như đã hứa, họ chắc chắn sẽ bị tử hình. Truyền thuyết cho rằng họ đến Nhật Bản và thuộc địa hóa nó [49]. Cũng có thể là việc đốt sách, vốn được xem như là một sự lãng phí về văn học, là một phần trong nỗ lực của Thủy Hoàng để tập trung tâm trí của các học giả giỏi nhất của ông trong việc nghiên cứu giả kim thuật. Một số học giả bị tử hình là những người không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng về khả năng siêu nhiên của họ. Điều này có thể là phương tiện cuối cùng để kiểm khả năng của họ: nếu bất kỳ người trong số họ có sức mạnh siêu nhiên, họ chắc chắn sẽ sống lại [28]. Do Thủy Hoàng sợ chết và các "linh hồn xấu xa", ông cho xây dựng một loạt các đường hầm và lối đi thông qua mỗi cung điện của mình, bởi vì chúng sẽ giữ cho ông an toàn từ các linh hồn xấu xa vì ông di chuyển mà không bị nhìn thấy.

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." [52] Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột [12].

Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.

Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.

Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến hoàng tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius[22][22][53][54]. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra[55] mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử [55].

Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế [22], bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường[22]. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết [22].

Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối [22]. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.

Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

Âm mưu của người kế vị[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối cùng, sau khoảng hai tháng, Lý Tư và xa giá trở lại Hàm Dương, nơi mà các tin tức về cái chết của Tần Thủy Hoàng mới được công bố [22]. Sau khi ông chết, Phù Tô theo lệ sẽ là hoàng đế nối ngôi [56].

Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không ưa [56] và sợ; anh trai của Mông Điềm là 1 viên quan cấp cao, người đã có lần trừng phạt Triệu Cao [57]. Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực [56], vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho hoàng tử Phù Tô (con cả của Thủy Hoàng), đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho hoàng tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết [56]. Kế hoạch này đã thành công, và em của Phù Tô là Hồ Hợi bèn lên nối ngôi, tức là Nhị Thế hoàng đế [22]

Tần Nhị Thế tuy nhiên lại không có khả năng như người cha của mình. Các cuộc khởi nghĩa nhanh chóng nổ ra. Triều đại của ông là một thời điểm bất ổn về dân sự và tất cả mọi thứ được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn [26]. Một trong những nỗ lực nổi dậy ngay lập tức là việc Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch[52].

Lăng mộ và di tích

Một trong những dự án đầu tiên mà Tần Thủy Hoàng thực hiện trong khi còn sống là xây dựng lăng mộ cho mình. Năm 215 TCN, ông ra lệnh cho tướng Mông Điềm dùng 300.000 người để bắt đầu việc xây dựng [45]. Các nguồn khác lại cho rằng ông ra lệnh cho 720.000 lao động để xây dựng ngôi mộ [20]. Một lần nữa, với quan sát của John Man của về dân số của thời gian (xem đoạn trên), các ước tính lịch sử có vẻ còn gây tranh cãi. Ngôi mộ chính (nằm ở vị trí 334°22′52,75″B109°15′13,06″Đ) có chứa xá Thủy Hoàng vẫn chưa được mở ra và có bằng chứng cho thấy rằng nó vẫn còn tương đối nguyên vẹn [58].

Tư Mã Thiên mô tả ngôi mộ rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sôngDương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào [59]. Ngôi mộ được xây dựng trên núi Li Sơn, cách Tây An 30 km. Các nhà khảo cổ học hiện đại đã xác định ngôi mộ, và đã đưa người máy vào thăm dò sâu bên trong. Các thăm dò cho thấy số lượng thủy ngân cao bất thường, tỷ lệ cao khoảng 100 so với tự nhiên, cho thấy rằng một số phần của truyền thuyết là đáng tin cậy [55]. Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết các công nhân xây dựng ngôi mộ đều bị giết [55][60].

Nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên, viết một thế kỷ sau cái chết của hoàng đế đầu tiên, đã viết rằng cần đến hơn 700,000 người để xây dựng lăng mộ. Nhà sử học người Anh John Man chỉ ra rằng con số này lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới tại thời điểm đó và tính toán nền móng đã được xây dựng bởi 16.000 người trong hai năm [61]. Trong khi Tư Mã Thiên không bao giờ đề cập đến đội quân đất nung, những bức tượng này đã được phát hiện bởi một nhóm các nông dân đào giếng vào ngày 29 tháng 3 năm 1974 [62]. Các binh sĩ này được tạo ra với một loạt các hỗn hợp khuôn đất sét và sau đó tiếp tục được cá nhân hóa bằng tay bởi các nghệ sĩ. Có khoảng 6.000 Chiến binh đất nung và mục đích của họ là để bảo vệ Hoàng đế trong thế giới bên kia khỏi các linh hồn xấu xa. Cũng trong đội quân này là xe ngựa và 40.000 vũ khí thực sự bằng đồng [63].

3/Tam quốc diễn nghĩa:

Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào.

Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất vào tháng 5 năm 189, Hà Tiến lập Hán Thiếu Đế kế vị. Điều đó khiến Đổng thái hậu (mẹ của Hán Linh Đế) không hài lòng. Hà Tiến phải đầu độc giết bà ta để trừ họa. Sau đó Hà Tiến lại có mâu thuẫn với bọn hoạn quan, đặc biệt là 2 hoạn quan Trương Nhượng và Kiển Thạc nên muốn giết sạch hết bọn chúng để có uy quyền tuyệt đối trong triều. Hà Tiến lấy chuyện này bàn với Viên Thiệu. Viên Thiệu khuyên Hà Tiến nên triệu tập các trấn khắp cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan. Tiến phê chuẩn ngay, kêu gọi quân đội ở các trấn vào cung giết hoạn quan. Hành động này của Hà Tiến bị Tào Tháo phản đối và cho rằng ông là kẻ làm loạn thiên hạ. Bọn hoạn quan về sau cũng biết tin này, cũng lo đối phó trước. Tháng 8 năm 189, khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần do Viên Thiệu cầm đầu đem quân vào cung giết sạch đám hoạn quan này, báo thù cho Hà Tiến.

Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để diệt hoạn quan có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào kinh làm loạn triều đình. Năm 190, ông ta phế truất Hán Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình. Thứ sử Đinh Nguyên phản đối hành động này, hắn ỷ có tướng hầu làLữ Bố hộ vệ nên không sợ bị Đổng Trác hãm hại. Tuy nhiên Đổng Trác lại dùng kế mua chuộc Lữ Bố, tặng cho Lữ Bố vàng bạc châu báu và con ngựa Xích Thố của mình. Lữ Bố nổi lòng tham, làm phản giết Đinh Nguyên ngay trong đêm hôm đó để quay về theo Đổng Trác.

Chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt (190-200)[sửa | sửa mã nguồn]

Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu để diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lữ Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi trấn áp, có lần một mình Lữ Bố đấu với cả ba anh em Lưu, Quan, Trương nhưng sau đó cả 2 bên phải rút lui vì kiệt sức. Năm 191, liên quân Viên Thiệu đã tập trung dưới chân thành Lạc Dương. Nghe theo lời của mưu sĩ Lý Nho, Đổng Trác phải bắt hoàng đế, quan lại, xua hàng trăm vạn dân chúng từ Lạc Dương về Trường An lập kinh đô riêng, hắn còn sai Lữ Bố đào bới lăng mộ các vua nhà Hán trước đây để cướp vàng bạc châu báu, sau đó phóng hỏa thiêu cháy Lạc Dương rồi bỏ chạy. Liên quân của Viên Thiệu thừa cơ tiến vào Lạc Dương.

Trong thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn còn nhiều trung thần như Vương Doãn đang tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã sử dụng liên hoàn kế, ban đầu tặng con gái của ông ta là Điêu Thuyền cho Lã Bố nhưng sau đó lại dâng cho Đổng Trác. Lữ Bố tức giận hỏi Vương Doãn tại sao lại làm vậy. Vương Doãn nói rằng phải dâng Điêu Thuyền cho Trác vì bị Trác ép buộc. Có lần Lữ Bố nhân lúc Đổng Trác đang cùng Hán Hiến Đế bàn chính sự, Lữ Bố lén tới điện Phượng Nghi để gặp Điêu Thuyền. Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn, đã nói khích vài câu để li gián Đổng Trác với Lữ Bố. Đổng Trác nghi ngờ, vội vã về phủ, thấy Lữ Bố đang ôm Điêu Thuyền, nổi giận ném long kích vào Lữ Bố. Lữ Bố đã may mắn tranh được. Từ đó Lữ Bố hận thù Đổng Trác, tuyên bố rằng sẽ giết Đổng Trác để trả thù. Cuối cùng năm 192, Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi Lữ Bố, do cùng giành giật Điêu Thuyền. Thuộc hạ của Đổng Trác là Lý Nho cũng bị chém đầu.

Trong lúc đó, trong các quan lại trong liên quân chống Đổng Trác lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sáchvà Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh cho Lưu Biểu ở Kinh Châu đem quân đánh úp Tôn Kiên đang ở Giang Đông để đòi lại ngọc tỉ. Tôn Kiên chạy thoát được nhưng quân sĩ đã tử thương quá nửa. Từ đó Tôn Kiên hận thù Lưu Biểu, chỉ chờ cơ hội báo thù. Cuối năm 191, Tôn Kiên dẫn quân đánh Kinh Châu và Tương Dương nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản thân Tôn Kiên cũng bị tử trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải đổi Hoàng Tổ vừa bắt sống được để lấy thi thể Tôn Kiên về an táng. Sau đó, Tôn Sách cùng các tướng dưới trướng chạy sang Hoài Nam nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó liên quân chống Đổng Trác đã bị tan rã, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau, quên cả chuyện quan trọng là diệt Đổng Trác. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.

Viên Thiệu chỉ có 2 quận nhỏ là Quan Đông và Hà Nội. Có lúc lương thực bị cạn kiệt, Viên Thiệu phải mượn lương của lãnh chúa Hàn Phức ở Kí Châu. Bàng Kỷ bày mưu cho Viên Thiệu là một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Kí Châu, mặt khác báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ của sứ giả Viên Thiệu là Tuân Thâm, Hàn Phức liền mời Viên Thiệu tới Kí Châu để dâng Kí Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Kí Châu khỏi sự xâm phạm của Công Tôn Toản bất chấp lời can gián của nhiều quan lại khác như Cảnh Võ. Viên Thiệu lấy được Kí Châu mà không tốn một sức lực nào, cho Hàn Phức ở lại Kí Châu sống tới hết đời. Công Tôn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất quân báo thù. Kết quả là quân của Toản thảm bại, bản thân Toản suýt bị tướng của Viên Thiệu là Văn Xú bắt sống nếu không cóTriệu Vân cứu.

Không lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, thuộc hạ khác của hắn là Lý Thôi và Quách Dĩ cùng Trương Tế, Phàn Trù đang đóng quân ở My Ổ cùng nhau nổi dậy làm loạn, báo thù cho chủ khi không được Vương Doãn xá tội. Con rể Đổng Trác làNgưu Phụ cũng nổi dậy hưởng ứng. Lã Bố diệt được Ngưu Phụ, chủ quan khinh địch nên Lý Thôi, Quách Dĩ tận dung Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu để lập mưu đánh bại Lã Bố thành công. Chẳng bao lâu sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được Vương Doãn, buộc Lã Bố phải bỏ trốn. Lý Thôi, Quách Dĩ nắm vua Hiến Đế thay Đổng Trác.

Cuối năm 193, Mã Đằng và Hàn Toại câu kết với Hán Hiến Đế, đem quân vào Trường An diệt bọn Lý Thôi nhưng thất bại. Phàn Trù nhận lệnh truy kích nhưng lại tha Hàn Toại vì nể tình đồng hương. Lý Thôi nghi ngờ Phàn Trù làm phản nên sang năm 194 liền hành thích giết chết Phàn Trù trong một bữa tiệc.

Năm 193, Tào Tháo cho cha mình là Tào Tung từ quê nhà tới căn cứ Sơn Đông của mình, có đi qua nghỉ đêm ở Từ Châu. Lãnh chúa Từ Châu là Đào Khiêm lệnh cho Trương Khải tiếp tục hộ tống Tào Tung về Sơn Đông. Nhưng Trương Khải lại nảy sinh ý đồ làm phản, đã giết Tào Tung trong đêm. Tào Tháo vô cùng tức giận, đem quân đánh Từ Châu báo thù cho cha mình, quân Đào Khiêm chống cự rất khó khăn, phải liên thủ với Lưu Bị mới đẩy lui được quân Tào. Năm 194, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm cai quản Từ Châu.

Sau khi bị Lý Thôi, Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, lưu vong một thời gian. Sau đó Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng bị nên đã tập hợp quân đội cùng các thuộc hạ như Cao Thuận, Hầu Thành, Trươn

28 tháng 8 2016

Dài quá nhỉ bạn