K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2019

Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu

  • Đó là món quà gì?
  • Ai tặng cho em?
  • Tặng trong dịp nào?
  • Tình cảm của em dành cho món quà ấy?

Thân bài:

  • Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
  • Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
  • Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
  • (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì?)
  • Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài:

  • Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
  • Lời hứa của bản thân.
17 tháng 1 2019

Tuổi thơ của tôi trôi qua êm đềm với vô vàn những kỉ niệm đẹp mà trong đó có những kỉ niệm tưởng chừng in sâu trong tâm trí tôi cho đến tận về sau. Và mỗi lần mở lại hộp đồ chứa đựng những vật kỉ niệm ấy, lòng tôi không thể nào vơi đi sự xúc động khi trông thấy cuốn nhật kí đã cũ- một món quà sinh nhật ngày ấu thơ mà bà nội đã tặng cho tôi.

Ngày còn bé, tôi rất thích được nhận quà và vì là một cô bé được cả nhà rất mực yêu thương nên những ngày tết, ngày lễ, sinh nhật và ngay cả ngày thường tôi vẫn hay được nhận nhiều món quà từ những người thân yêu nhưng chỉ có cuốn nhật nhật kí bà tặng là món quà đặc biệt và lớn lao nhất đối với tuổi thơ tôi.
Đó là câu chuyện của năm tôi lên bảy và bà nội đã dành tặng tôi cuốn sổ nhỏ nhân ngày sinh nhật. Tôi vẫn còn nhớ như in nụ cười hiền từ và đôi mắt long lanh trìu mến của bà khi bà đưa vào tay tôi cuốn sổ nhỏ đáng yêu ấy:
- Cháu gái bà năm nay viết thạo rồi nhỉ, bà tặng cháu quyển sổ nhỏ này để viết nhật kí, cháu có thích không?
Tôi tròn xoe mắt thích thú trước cuốn sổ lạ, trông nó không hề giống những cuốn vở mà mẹ mua cho tôi để viết bài ở trường. Cuốn sổ nhỏ nhưng dày, bìa cứng màu hồng phấn- màu tôi ưu thích nhất. Giữa bìa là hình một bông hoa hướng dương vàng óng đang hướng mình dưới ánh hào quang của bầu trời. Đặc biệt, để mở được cuốn sách thì cần có mật mã được nhập vào bằng cách đẩy những chiếc “nút ấn” trên gáy sách. Giấy bên trong cũng lạ, không hề có ô li như giấy viết ở trường mà là những dòng kẻ nằm ngang trên màu giấy hơi phai vàng thơm mùi giấy mới. Bên mỗi góc giấy còn có hình những bông hoa rất đẹp. Tôi tò mò cầm cuốn sổ mà hỏi bà:
- Bà ơi, cuốn sách đẹp quá, cháu thích lắm ạ, nhưng nhật kí là gì vậy ạ?
- Nhật kí là những ghi chép hàng ngày của cháu, cháu có điều gì muốn nói, muốn tâm sự mà không muốn nói cho ai thì viết nó vào đây coi như tâm sự nhưng vẫn giữ được bí mật.- Bà mỉm cười rồi ôn tồn giảng giải cho tôi nghe.
- À, vậy cháu hiểu rồi, cháu sẽ viết nhật kí mỗi ngày bà nhé!- Tôi reo lên vui sướng khi hiểu ra điều bà nói.

Vậy là từ ngày đó, tôi có thói quen viết nhật kí mỗi ngày. Cuốn nhật kí đã trở thành một người bạn tâm tình không thể thiếu trong những năm tháng tuổi thơ của tôi. Cuốn nhật kí thực sự có quyền năng xua tan đi mọi suy nghĩ u ám trong tôi, chỉ cần tôi đem hết tâm trạng vào đó là lòng tôi như nhẹ tênh, hồn tôi lại trở nên hiền hòa hơn bao giờ hết dù trước đó có bao nhiêu giông bão. Đặc biệt, khi bà tôi qua đời, cuốn nhật kí lại càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc với tôi. Nó không chỉ còn là một người bạn mà là một kỉ niệm gợi nhắc tôi nhớ về bà, về tình cảm của bà, về ánh mắt, nụ cười của bà. Chính nó là niềm an ủi tôi trong nỗi đau nỗi bà ngày ấy. Và để cho hiện tại, mỗi lần mở chiếc hộp kì diệu của ấu thơ, nhìn lại món quà kỉ niệm dấu yêu, tôi lại khôn nguôi nhớ về bà với những nét đẹp đẽ, hiền từ nhất. Nhìn cuốn nhất kí, mở nó ra, đọc lại từng trang in dấu những ý nghĩ non dại của một thời thơ ngây đôi lúc tôi bật cười về một thời đáng nhớ. Cuốn sổ nhật kí chính là cuốn ghi lại hết thấy tuổi thơ tôi, lưu giữ một cách hết sức kĩ càng, làm cho mỗi khi nhớ về nó lại hiện lên là một vùng rất đỗi thiêng liêng trong kí ức và là hành trang cho những bước trưởng thành tiếp theo của cuộc đời tôi.

Ai cũng có tuổi thơ, có những kí ức mà ta không bao giờ quên được, có những món quà để lại dấu ấn đậm nết trong lòng ta, không phải vì giá trị vật chất mà là vì giá trị tinh thần. Tôi yêu món quà thời thơ ấu của mình đó là bởi đó là món quà mà bà dành tặng cho tôi, bởi món quà ấy là liều thuốc tinh thần cho tâm tư tuổi ngây dại của tôi và là vùng trời lưu giữ tuổi thơ êm đềm mãi mãi của tôi.

8 tháng 9 2016
DÀN Ý

Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu

- Đó là món quà gì?

- Ai tặng cho em ?

- Tặng trong dịp nào ?

- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?

Thân bài :

- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…

- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.

- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…

- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)

- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài :

Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.

Lời hứa của bản thân.
 
 
8 tháng 9 2016

kcj e iuĐàm Thị Thanh Trà

28 tháng 12 2021

Thi tự làm

27 tháng 10 2021

thức quà là món ăn nhaaaa -.-

28 tháng 10 2021

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

23 tháng 12 2016

1)

Mở bài:
- Giới thiệu về những vui buồn tuổi thơ.

- Những tâm tư tình cảm của mình mỗi khi nhớ lại…

Tham khảo: Nhiều năm đã trôi qua nhưng trong lòng tôi vẫn còn giữ mãi khoảng trời thơ ấu ngày nào. Thật vậy!Làm sao có thể quên được những vui buồn thuở ấy bên mẹ, bên cha và cuộc sống khó khăn vất vả trăm bề.

Thân bài:
Đoạn 1: biểu cảm về nỗi buồn:

- Gia đình khó khăn, thiếu thốn…

- Mẹ cha vất vả thức khuya dậy sớm…

- Không có quần áo đẹp…

- Thèm những đồ ăn ngọn nhưng…

- Bị bạn bè coi thường…

- Không có đồ chơi…

Đoạn 2: biểu cảm về niềm vui:

- Tuy nghèo nhưng căn phòng đầy ấp tiếng cười…

- Mỗi lần mẹ đi chợ về mua bánh …(những chiếc kẹo nhỏ nhưng… ăn ngon, vui mừng…)

- Bố đi làm vẫn không quên ngày sinh nhật (chiếc bánh kem nhỏ không đủ một người ăn, vài ngọn nến lung linh nhưng sao mà vui thế!)

- Bố mẹ luôn động viên, nhắc nhở dạy bảo… con đạt điểm 10 vui về khoe, mẹ vui, bố cười…

- Mỗi đêm, mẹ thường kể chuyện con nghe, đưa con vào thế giới những câu chuyện thần tiên…

- Niềm vui trẻ thơ là những đồ chơi do bố tự làm…

Đoạn 3: biểu cảm trực tiếp

- Giờ đã lớn…

- Cuộc sống khá hơn…

- Nhưng không còn những niềm vui như thuở ấy…

- Bố mẹ tất bật tiếp khách, công tác…

- Quên hỏi thăm con…

- Bố không còn làm lồng đèn…

- Sinh nhật đôi khi bị quên…

Chính vì thế mà tôi thèm trở lại thuở trước đây….

Kết bài:
- Những vui buồn ấy là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà suốt đời tôi không thể nào quên. Đó còn là hành trang…

- Nếu có một điều ước tôi xin ước “Cho tôi một vé về lại tuổi thơ”…

2)a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh

c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

17 tháng 4 2024

8tuổi

18 tháng 7 2016

Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.

Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói

 

Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.

Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

 
12 tháng 7 2016

Bánh ak bạn