K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

-Quánh lộn (à nhầm đánh nhau)

-...

-Hội đồng chơi khăm nhau

-...

-Bắt nạt, cưỡng ép

-Trả thù nhau vì 1 số chuyện của cá nhân

-etc...

20 tháng 12 2018

CẢM ƠN BẠN NHIỀU NHA

29 tháng 3 2021

Trường em có chuyện bạo lực học đường. Do các bạn tức giận khi thua đá bóng. Nó đã gây ra mất mát gãy chân, gãy tay và bị nghỉ học. Em phải tuyên truyền với mọi người. Ngăn cản những hành vi đánh nhau, giải thích cho mọi người hiểu chuyện bạo lực học đường là không đúng.

Trả lời:

- Trường em có xảy ra việc bạo lực học đường.

- Theo em hành vi bạo lực học đường sẽ mang lại nỗi sợ cho nhiều người, sinh ra nhiều bệnh liên quan đến tâm thần, bị thương, mang lại sự đau thương cho nhiều người, ám ảnh,...Có nhiều hiện tượng bị trầm cảm.

- Để phòng chống việc bạo lực học đường em và các bạn sẽ dựng mối quan hệ bạn bè vững bền, tạo sự đoàn kết, mọi người đều hòa đồng, hoặc nếu có xảy ra hiện tượng đó em sẽ báo cáo cho nhà trường để chấn chỉnh lại những người bạn tạo ra bạo lực học đường đó. 

2 tháng 5 2021

Biện pháp : phá dỡ trường học!!!

2 tháng 5 2021

Hợp lí đấy

21 tháng 1 2022

Hành vi bạo lực học đường là hành vi kỉ luật,vì kỉ luật mà nhà trường quy định.Nếu vi phạm kỉ luật quá nhiều lần sẽ bị đuổi học,gọi phụ huynh.

Trường học nào cũng cần có kỉ luật,vì khi có kỉ luật thì những em học sinh sẽ có những hành vi chuẩn mực,cư xử đúng đắn.

21 tháng 1 2022

Sống có đạo đứcSống có kỉ luật

Tuân theo pháp luật

Chăm ngoan học giỏi, lễ phép với mọi người

Vâng lời, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ

Luôn đi học đúng giờ

Chấp hành đầy đủ các quy định của nhà trường đề ra

Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước

Không đi xe máy trên vỉa hè dành cho người đi bộ

pháp luật là quy tắc sử xự chung, có tính chất bắt buộc, do nhà nước ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. kỉ luật là những quy định quy ước ở một tập thể, ở một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn

Tham khảo :

I. Mở bài:

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diệnMầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

9 tháng 2 2022

chép trên gg à

5 tháng 10 2024

Những hành vi trên đều là bạo lực học đường, không chỉ trong phạm vi nhà trường vì hậu quả của mỗi hành vi trên đều gây hậu quả khôn lường, nghiêm trọng đối với cả người bạo lực và nạn nhân bị bạo lực. Những hành vi bạo lực học đường đều nhắm đến mặt tâm lí, tinh thần và thể xác của nạn nhân-người bị bạo lực, tùy vào mức độ của hành vi nhưng thậm chí nếu vượt quá giới hạn trong mỗi hành vi thì sẽ xảy ra những điều không mong muốn. Những biện pháp để khắc phục, hạn chế và ứng phó với bạo lực học đường:

1.Giáo dục và nâng cao nhận thức

Khuyến khích học sinh chia sẻ, thảo luận, đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề bạo lực học đường.

2.Cơ sở vật chất

Đảm bảo trường học có đủ hệ thống an ninh để phòng cho những hành vi bạo lực, bắt nạt hay quấy rối. Nhưng điều này phải có sự đồng thuận về phía phụ huynh, học sinh và những người có liên quan vì nếu chưa có sự đồng thuận sẽ có thể dẫn đến mặt tiêu cực.

Thiết lập nội quy rõ ràng về bạo lực học đường.

Nâng cao nhận thức của từng phụ huynh, học sinh, giáo viên, cán bộ trong nhà trường để hạn chế những hành vi bạo lực không đáng có.

Sẽ thật may mắn nếu có thêm những người hỗ trợ tâm lý cho người bạo lực và nạn nhân bị bạo lực. Người hay đi bạo lực người khác cũng chịu sức ép không kém, cũng có thể do môi trường, cuộc sống sinh hoạt hay quá khứ mà gây nên tâm lí nổi loạn hiện tại.Còn người bị bạo lực thì thường khá nhạy cảm hoặc khủng hoảng về mặt tâm lí, thể xác chỉ là một phần nhỏ.

Cần phải có sự đồng hành, hỗ trợ từ phía phụ huynh, hãy cùng lắng nghe, trò chuyện cùng với con trẻ để giảm thiểu phần nào nỗi lo lắng hay khủng hoảng về mặt tâm lí.

Ghi nhận những hành vi tích cực, hòa đồng trong các mối quan hệ trường học.

Để giảm thiểu và ứng phó với bạo lực học đường, đầu tiên sẽ là bản thân, người thân, nhà trường và cộng đồng. Bởi đây không phải là câu chuyện của riêng cá nhân nào đó nữa, mà sẽ là câu chuyện của cả một cộng đồng. Cần có sự quan tâm, lắng nghe từ nhiều phía sẽ tốt hơn là thờ ờ hoặc bao che.Hy vọng câu trả lời này sẽ giúp ích cho bạn! Mình ghi hơi dài! Bạn tóm tắt lại đỡ mình nhé!!

25 tháng 3 2022

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

(Trích “Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường” dantri.com.vn)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.

Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

1
20 tháng 8 2021

Câu 1: tự sự

Câu 2: NDC: thực trạng của bạo lực học đường hiện nay.