mọi người giúp em với ạ :
giới thiệu về quận long biên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đi học thêm hóa trong hè nhé, đó là yếu tố cx khá quan trọng giúp thành HSG hóa, càng học trước càng hiểu
Mọi người chỉ cho em nội dung giới thiệu sơ lược về bản thân trong cuộc thi đại sứ văn hoá đọc với ạ
Chào bạn, để giúp được bạn tốt hơn, mình cần thêm thông tin về cuộc thi đại sứ văn hoá đọc mà bạn đang tham gia. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về cuộc thi, ví dụ như mục đích của cuộc thi, nội dung yêu cầu, thời gian diễn ra, v.v...? Sau khi có thông tin đầy đủ, mình sẽ giúp bạn viết nội dung giới thiệu bản thân cho cuộc thi đó nha.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Phápxây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãngDaydé & Pillé thiết kế [cần dẫn nguồn], giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:
Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.
Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.
Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền
Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Làng nghề nổi tiếng :
Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....
Quê em ở Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh,Hà Tĩnh. Quê em có những ruộng đào bát ngát và đẹp mê li, nở hoa rực rỡ mỗi khi Tết đến. Mọi người ở quê em rất thân thiện và tốt bụng. Em rất yêu cảnh vật và quý mến con người nơi đây. Dù đi đâu em vẫn mãi nhớ về quê hương Hà Tĩnh.
(Mở đầu bức thư bạn tự viết nhé,mình viết phần thân thui)
Hiện tại mình đang học ở trường trung học cơ sở đông mai,ngôi trường khá đẹp và rộng rãi .Mình học tập cũng bình thường,nói chung là ổn.Nay mình sẽ giới thiệu qua về truyền thống gia đình dòng họ mình.Gia đình mình có truyền thống là hiếu học.Truyền thống này xuất phát ở gia đình mình lâu rồi.Mình cũng tôn trọng truyền thống gia đình.Và mình muốn tương lai truyền thống này sẽ lan rộng rãi hơn.Ai ai chắc cũng có 1 truyền thống gia đình dòng họ riêng.Bạn cũng thế phải ko?hãy kể về truyền thống gia đình dòng họ của bạn nhé!
Quận Long Biên, nằm dọc theo bờ phía Bắc của sông Hồng, có phần lớn diện tích giáp với sông Hồng và sông Đuống. Bên kia sông qua cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long là quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ và quận Hai Bà Trưng. Phía Nam quận giáp huyện Gia Lâm, hướng đi Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,…
Long Biên là quận có tốc độ phát trieent và sự đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành rất nhiều khu đô thị. Điển hình như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn… cùng với một số khu đô thị sinh thái ven sông như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng…
Kinh tế của quận cũng ngày càng có những bước tiến nhanh chóng. Từ khu vực trước đây phát triển về nông nghiệp, thủy sản thì nay trên địa bàn quận có rất nhiều hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là sự phát triển về dịch vụ, có các trung tâm thương mại lớn được xây dựng. Hàng hóa được vận chuyển từ các tỉnh về qua cả đường thủy và đường bộ. Đời sống của người dân theo đó mà ngày càng được nâng cao.
Cùng với sự phát triển kinh tế và mở rộng đô thị hóa, ngày càng có nhiều tòa nhà chung cư, cao tầng được xây dựng. Theo đó, ngày càng có nhiều người nước ngoài mở rộng khu vực sinh sống sang quận Long Biên. Ngày nay, người nước ngoài lựa chọn sinh sống tại Long Biên để có cuộc sống yên tĩnh, trong lành, tránh xa sự ồn ào náo nhiệt của thành phố. Hoặc người làm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận cũng chọn về đây làm nơi nghỉ ngơi, sinh sống.
Ngày nay, dịch vụ cho thuê nhà, căn hộ tại quận Long Biên cũng rất phát triển. Để đáp ứng nhu cầu về nơi ở và làm việc cho cả người nước ngoài và Việt nam, nhiều tòa nhà căn hộ xây dựng với mục đích cho thuê. Việc cho thuê nhà tại đây cũng rất nhanh chóng và thuận tiện. Người dân có thể dễ dàng lựa chọn được một ngôi nhà hoặc căn hộ đẹp với giá cả thấp hơn ở trong nội thành rất nhiều.
Long Biên dưới Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; Thời Trần, Lê thuộc Lộ Bắc Giang; Thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; Thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau là tỉnh Bắc Ninh; Năm 1946 để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặc Khu Ngọc Thụy, được thành lập và nhập về tỉnh Hưng Yên. Nhưng đến cuối 1949, Đặc Khu Ngọc Thụy và huyện Gia Lâm nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh. Khi tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954 Chính phủ ta đã cho thành lập Quận 8, thuộc Thành phố Hà Nội. Đến tháng 5/1961 có thêm một số xã của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên nhập về Hà Nội.
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với 305 tổ dân phố. Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2.
Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.
Ngay sau khi có Nghị định của chính phủ về thành lập Quận Long Biên, ngày 27/11/2003 Ban thường vụ Thành ủy đã ban hành quyết định số 271-QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ Quận Long Biên trực thuộc Thành phố Hà Nội và Quyết định số 2152/QĐ-TU ngày 19/12/2003 chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Quận Long Biên, gồm 28 đồng chí, do đồng chí Lê Anh Hào – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ làm Bí thư Quận uỷ Long Biên; Đồng chí Trần Văn Thanh làm Phó Bí thư thường trực Quận uỷ – Quyền Chủ tịch HĐND Quận; Đồng chí Vũ Đức Bảo – Phó Bí thư Quận uỷ – Chủ tịch lâm thời UBND quận Long Biên.
Ngày 01/01/2004 Quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động, phát huy truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của cha ông, Đảng bộ và nhân dân quận Long Biên nhất định vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết, nhất trí dưới sự lãnh đạo của Đảng, viết tiếp những trang sử mới, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng của mảnh đất Long Biên "Địa linh - Nhân kiệt".