K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2018

Trong gia đình tôi,mẹ; chị là người quan tâm yêu thương tôi nhiều nhất. Vì chị luôn biết tôi là một con người yếu đuối, muốn người khác quan tâm mình. Đối với tôi, bài văn cảm nhận về người chị thật quá khó nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cái thuận lợi đối với tôi. Hi vọng qua lần này tôi sẽ hiểu và cảm nhận chị gái tôi nhiều hơn

Mỗi lần trời mưa dông em chỉ nhớ tới chị, một người chị ngày đem lo cho e gái mình, em rất muốn dành thời gian tâm sự cũng chị nhưng em không có cơ hội. Hôm nay, trời đã cho em cơ hội đó, cho em có khả năng viết bài văn cảm nhận về người chị. Có lẽ đây là lần đầu tiên em viết những dòng tâm sự cùng chị. Có thể những dòng chữ này không thể nói hết được những suy nghĩ của em về chị, bởi những tình cảm em dành cho chị từ trong sâu thẳm tâm hồn khó có thể nói hết bằng lời.

Người ta thường nói “Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã” để nói đến sự gắn kết vốn có của tình thân, nhưng với em lúc này thì mọi suy nghĩ về chị đã xoá tan đi sự hoài nghi đó.

Khi con người ta đang ở tột cùng của sự đớn đau tuyệt vọng thì cũng chính là lúc người ta nhìn thấy tình cảm của người khác dành cho mình một cách rõ nét nhất. Có thể nói những ngày qua là những ngày em thấy mình thật hạnh phúc. Sự quan tâm, săn sóc của chị dành cho em đã làm cho em thật sự xúc động. Em nhận ra rằng bao giờ chị cũng là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng ở bên cạnh em trong mọi lúc vui buồn em có. Một lời động viên, một sự chia sẻ dẫu nhỏ nhoi nhưng nếu xuất phát từ con tim sẽ làm cho người nhận cảm thấy thật ấm áp, và đó cũng sẽ là động lực để họ mạnh mẽ hơn, cứng cáp hơn trước cuộc sống đầy thăng trầm, nghiệt ngã.

Chị yêu thương!

Trong cuộc đời mình có lẽ đây là lần đầu tiên em thương yêu và quý trọng một người không phải chị ruột của mình đến vậy. Một năm không phải là dài, nhưng chừng đó cũng đủ cho em nhận rõ sự gắn kết đang ngày một lớn dần trong em. Và em hiểu rằng trong trái tim em chị đã chiếm một vị trí quan trọng…

Mấy ngày qua tinh thần em không được tốt, chuyện gia đình đã làm cho một con người cứng rắn như em mềm yếu đi rất nhiều…Bờ vai yêu thương của chị đã chìa ra đúng lúc để những giọt nước mắt của em thấm ướt trái tim nhân hậu của chị. Chị đã ngồi hàng giờ bên máy tính cùng em dù chúng ta chẳng nói với nhau một lời nào nhưng vẫn cảm nhận được nỗi đau đang len lỏi trong tim từng người. Và đó cũng chính là giây phút em nhìn thấy rõ lòng chị nhất chị thân yêu ạ.

Cảm ơn chị về tất cả. Tình yêu thương và lòng nhân ái của chị sẽ theo em trên suốt chặng đường đời và chị sẽ mãi là người chị gái thương yêu nhất của em.

31 tháng 12 2018

Trong gia đình bé nhỏ và đầy ấp tiếng cười của tôi, người nào cũng là của báu đối với bản thân tôi cả, tôi yêu mẹ, yêu cha, yêu em trai, và đặc biệt là tôi rất yêu chị gái của mình, chị không chỉ là chị của tôi mà còn là người bạn, người thầy và đôi lúc cũng giống như người mẹ.

Chị tôi tên Ngọc, mà tên gọi thân mật của tôi dành cho chị ấy là “Heo” bởi vì ngày bé và cho đến hiện tại, chị ấy có thân hình tròn tròn, lùn lùn nhìn đáng yêu. Bây giờ tôi đã cao hơn chị ấy nên tôi càng có nhiều lí do để gọi chị ấy là “chị heo”. Chị tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt không to nhưng vô cùng xinh đẹp. Tôi thường ngắm đôi mắt chị và cứ ngỡ mình lạc vào một thế giới rất đẹp, rất kì lạ của tâm hồn. Khuôn mặt tròn trịa có chiếc cằm chẻ của chị mới đáng yêu làm sao! Bao nhiêu vẻ phúc hậu gói gọn trên khuôn mặt ấy. Chưa bao giờ tôi lại có thể quên đôi bàn tay của chị, có lúc tôi đã nghĩ chính những búp sen trong ao đã hóa thành tay chị, hồng hào và nhỏ nhắn, luôn sạch sẽ thơm tho cho dù phải làm nhiều công việc.

Chị tôi không chỉ đơn thuần là chị, chưa có người nào mà lại có nhiều chức danh như chị tôi hết cả. Chị chính là người mẹ thứ hai của tôi, tuy nhiên cũng không hẳn là mẹ nữa. có lúc chị dịu dàng như một cô giáo trẻ tha thướt trong chiếc áp dài, có khi lại vô cùng nghiêm nghị như một người mẹ khó tính dạy con. Chị ấy lo cho tôi từng cái ăn đến cái mặc nếu như không có mẹ ở nhà, sẽ là người bật dậy lúc nửa đêm và kéo chăn đắp cho tôi nếu tôi ngủ đá chân, tay ra ngoài, luôn nấu những món ăn tôi yêu thích dù chị ấy không hề thích.

Chị cũng như là một người bạn thân nhất, cũng có thể là rắc rối lớn nhất trong cuộc đời tôi. Nhưng dù cho có thế nào đi nữa thì chị gái vẫn là một người thân cận đối với tôi, dễ dàng thấu hiểu và chia sẻ mọi thứ cùng tôi. Chỉ cần chị ấy hỏi rằng “Chuyện gì vậy?” thì tôi đã biến chị ấy thành chiếc “thùng rác” của mình, dốc hết nỗi niềm. Đôi khi cũng chẳng cần phải đợi chị ấy hỏi, sau khi về nhà thì người đầu tiên tôi chạy đi tìm và kể lể cũng chính là chị ấy, rồi lại lo lắng sợ chị ấy sẽ nói với mẹ những điều tôi muốn giấu, bèn mua quà để hối lộ, nhưng chưa bao giờ chị ấy thất hứa vì điều gì. Người bạn thân tên là “chị” này, dù cho tôi có xảy ra chuyện gì đi nữa, chị vẫn luôn luôn ở bên cạnh tôi, giống như một chốn an toàn nhất để tôi có thể quay về trong thế giới to lớn này vậy.

Lúc còn nhỏ có lẽ chị là người tranh cãi nhiều nhất với tôi. Nhưng khi lớn lên, chị ấy là chỗ dựa rất lớn cho tôi. Chị chính là một mảnh kí ức tuổi thơ mà tôi mãi mãi không bao giờ đánh mất. Dù bây giờ và sau này, trong cuộc đời của tôi không bao giờ mất đi cái danh xưng tên là “chị gái”. Từ ngày còn bé tí biết gọi cha, gọi mẹ thì tôi cũng đã biết cầm roi đi ăn hiếp chị mình. Vì chị rất hiền nên gần như không bao giờ chị đánh lại tôi, kết cục cuối cùng luôn là tôi cười ha hả khi thấy chị khóc, là mảng kí ức những ngày về thăm ngoại, cùng chị ra đồng chơi đùa vui vẻ.

Chị tôi như là sợi dây liên kết giúp cho tôi hiểu hơn những điều cha mẹ răn dạy và đã giúp tôi rất nhiều để cha mẹ thấu hiểu tôi nhiều hơn. Vì thế tôi đã từng cảm thấy rất buồn nếu như ngày nào đó chị ấy rời xa tôi, chị ấy đi học xa hay là sau nay lập gia đình xa, như vậy thì tôi sẽ mất đi người mẹ thứ hai, người chị, rồi cả người bạn thân của tôi nữa. Tuy vậy, trong nơi sâu thẳm nhất của trái tim mình, tôi luôn luôn ủng hộ chị dù chị có làm bất cứ việc gì và những việc ấy là những việc tốt nhất với chị, tôi sẽ luôn luôn ở kế bên chị, dù bất cứ nơi đâu.

Có một tình cảm rất ngọt ngào mang tên “chị gái” và cũng có một tên gọi có một không hai mang nhiều danh phận cũng là “chị gái”, chị gái chính là món quà của cha mẹ dành cho mỗi chúng ta, tôi rất tự hào, rất cảm ơn cuộc đời đã cho tôi một người chị gái như vậy. Tình cảm của tôi và chị gái mãi là một trong những thứ tình cảm đẹp đẽ và bền chặt nhất trên thế gian.

19 tháng 12 2023

thế khó lắm

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã

3 tháng 1 2021

Trong tuổi học trò chúng ta được học qua nhiều thầy cô, ai cũng truyền những kiến thức quý giá cho chúng ta, ấy vậy người mà tôi yêu quý nhất là cô Liên

Cô Liên rất quan tâm đến học trò, cô luôn giúp đỡ những đứa học trò như tôi như những đứa con của cô, cô khoảng bốn mươi hay bốn hai tuổi, chiều cao của cô khá là khiêm tốn, dù cô đã có chồng nhưng vì ông trời chưa bao giờ bình đẳng nên cô vẫn chưa có con nói đúng hơn là cô không thể vì tai nạn, tuy vậy cô vẫn coi những đứa học trò mà cô dạy hay chủ nhiệm như những đứa con của cô

Vậy mà tôi lại chính là đứa học trò cô yêu nhất, cô luôn coi tôi như con ruột, luôn giúp tôi trong học tập, chia sẻ những chuyện vui và buồn. Ấy vậy mà tôi ko đền đáp mà còn làm cho người mẹ thứ hai phải rơi lệ vì tôi, khi cô rơi lệ cảm giác tội lỗi đè nặng lên tôi một cảm giác ân hận thấu xương; mà tôi không sao tả được cảm xúc ấy, bởi nó hơn cả những cảm xúc tôi từng trải qua

Kết bài:

Từ ngày hôm đó lúc nào kiểm tra tôi cũng cố gắng điểm cao để ko phụ lòng cô, giờ tôi vẫn ghế thăm cô thường xuyên như lời xin lỗi vì đã làm cô khóc

*bạn có thể sửa lại một số cái nhung làm ơn tham khảo thoi*

1 tháng 12 2021

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại, một người cha già đầy lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam. Với tâm hồn đầy nhạy cảm, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo, Người con là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Hồ Chí Minh đã có rất nhiều những sáng tác có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ. Nếu theo dõi toàn bộ sự nghiệp văn chương của người, ta có thể thấy ánh trăng xuất hiện khá nhiều trong các trang thơ của Bác. Hay nói cách khác, hình ảnh ánh trăng gợi cho Bác nhiều nguồn cảm hứng nghệ thuật và để lại dấu tích trong các áng thơ văn của Người với nhiều sắc thái, chiều kích khác nhau, để thể hiện những nguồn cảm hứng, tư tưởng riêng của Người. Và bài thơ Rằm tháng giêng là một bài thơ như thế. Rằm tháng giêng là bài thơ lấy cảm hứng thì ánh trăng rằm, qua bài thơ Người khắc hoạ thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ dưới ánh trăng đêm, đồng thời qua đó lồng ghép những xúc cảm thẩm mĩ của mình một cách khéo léo. Điều đặc biệt, dưới ánh trăng Rằm ấy, hình ảnh của Hồ Chí Minh hiện lên không chỉ với tư cách của một người thi sĩ yêu đời, dạt dào cảm xúc, mà còn hiện lên với tư cách của một người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết, trung thành hết mực với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của đất nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một không gian tuyệt mĩ, khoảnh khắc tươi đẹp của một đêm rằm mùa xuân. Không gian như được trải dài ra bát ngát, mênh mông theo không gian rộng lớn của đất trời “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm, mùa của trăm hoa, vạn vật đua nở, không chỉ khoảnh khắc ban ngày mới gợi lên những nguồn cảm hứng dạt dào. Mà ngay cả khoảnh khắc ban đêm, khi ánh trăng bao trùm lấy không gian thì cảnh sắc của đất trời lại hiện lên mới một hình dáng độc đáo, tươi đẹp hoàn toàn mới lạ. Và với con mắt đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy nhạy cảm, Hồ Chí Minh đã thu trọn không gian này vào tầm mắt của mình. “Rằm” là khoảng thời gian trăng tròn nhất, sáng nhất trong một tháng. Ở đây hình ảnh ánh trăng mùa xuân hiện lên đầy sức gợi cảm, bởi nó gợi ra cho người đọc không chỉ có những liên tưởng về mặt thị giác mà còn kích thích cảm giác, đó chính là cảm giác muốn được chiêm ngưỡng, muốn được thưởng ngoạn. “Lồng lộng” gợi ra diện không gian rộng lớn mà ánh trăng bao phủ, đồng thời cũng gợi ra cái thăng hoa về cảm xúc của người thi nhân. Dưới ánh trăng Rằm sáng vằng vặng của đêm xuân, từng tia sáng chiếu xuống mặt đất đều tạo ra một sự rung động, giao hoà với mọi vật. Vì vậy từ lồng lộng ta còn hiểu như một sự tác động mạnh mẽ, làm cho hoạt động “soi” thêm sinh động, gợi cảm. “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”, nếu như ở câu thơ đầu có sự giao hoà giữa ánh sáng và bầu trời thì đến câu thơ này, sự giao hoà ấy được mở rộng, nhân rộng hơn. Dòng sông mùa xuân vốn trong xanh, tươi đẹp, nhưng dưới sự phản chiếu của ánh sáng trăng Rằm thì cái vẻ đẹp vốn có ấy được đẩy lên mức tuyệt mĩ. Dưới ngòi bút miêu tả của Hồ Chí Minh, dường như dòng nước với ánh trăng đã hoà quyện làm một, chúng giao thoa với nhau hài hoà, tinh tế. Do đó mà dòng sông xuân vốn tươi đẹp nay lại hoà thêm sắc trời xuân thì càng rực rỡ, độc đáo hơn. Đặc biệt, mối quan hệ của dòng sông và bầu trời là mối quan hệ hai chiều. Không chỉ ánh trăng làm cho mặt nước thêm đẹp mà chính mặt nước cũng tôn lên vẻ đẹp của ngày xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền Qua hai câu thơ này, ta có thể hiểu được vì sao Hồ Chí Minh lại có thể quan sát và cảm nhận tinh tế đến vậy vẻ đẹp của đêm trăng Rằm, bởi vị trí thưởng ngoạn của bác là ở giữa dòng, vị trí chính giữa của dòng sông, nơi có điều kiện quan sát toàn vẹn cảnh vật trên bầu trời cũng như dưới dòng sông xanh thẳm. Nhưng Bác ngồi thuyền trên sông không đơn thuần chỉ là ngắm cảnh mà “bàn việc quân”. Với địa vị là một người lãnh đạo, một vị lãnh tụ của phong trào cách mạng ta có thể hiểu địa điểm bàn bạc đặc biệt này. Vì là việc Cách mạng, việc của dân của nước nên không thể có bất kể sự sơ sót nào, bàn bạc trên sông là đảm bảo tính bí mật, thể hiện tính hệ trọng của việc nước. Trong không gian hội họp thường có không khí căng thẳng, trang nghiêm, nhưng dưới ngòi bút của Bác thì dường như không gian hội họp ấy dường như có chút lãng mạn, thi vị đầy chất thơ. Khi việc quân đã bàn bạc xong,con thuyền đưa những người chiến sĩ trở về thì cũng là lúc ánh trăng soi rọi làm sáng cả con thuyền “trăng ngân đầy thuyền”. Câu thơ thể hiện được sự giao hoà giữa lòng người và vũ trụ, như một sự đồng cảm, cổ vũ của thiên nhiên với con người, mang niềm tin vào vận nước nhất định sẽ thành công, sẽ thắng lợi. Rằm tháng giêng là một bài thơ hay và giàu sức biểu hiện. Qua đó Hồ Chí Minh không chỉ khắc hoạ được không gian hùng vĩ, tươi đẹp của cảnh sắc trong đêm rằm mùa xuân mà còn làm nổi bật lên hình ảnh của một người thi nhân tinh tế, một người chiến sĩ cách mạng một lòng vì dân,vì nước. Cùng với đó là nguồn cảm hứng lãng mạn đầy độc đáo, điều mà ta chưa từng thấy trong những áng văn viết về chính sự, vận nước trước đây.

2 tháng 12 2021

Tham Khảo vứt đâu r bạn???

28 tháng 2 2022

Tham khảo

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

28 tháng 2 2022

Có chép mạng không bạn?

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)

Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

29 tháng 11 2021

ko làm thì bạn đừng spam để ngk làm nha

29 tháng 11 2021

ok tớ xin lỗi

29 tháng 11 2018

Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.

Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.

Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.

Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.

Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

THAM KHẢO

30 tháng 11 2018

chép mạng à bastkoo. kệ. cảm ơn đã giúp

18 tháng 10 2021

Bạn tham khảo dàn ý nha:

a. Mở bài:

           Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

     + Em thích màu của lá cây,…

     + Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

     + Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

 

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

     + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

     + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

      Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

18 tháng 10 2021

Mình cảm ơn bn nhiều