Hay viet 1doan tho ve thay co tu10 den 13 cau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !
Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
nhớ k cho mình nhé
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của người xưa, phía trước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng như sải cánh của con chim phượng.
Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình tượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.
Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, tượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.
Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc).
Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.
Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.
Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.
Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.
Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
a. Gía trị biểu đạt :
Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
a. Giá trị biểu đạt :
Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc
Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.
Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.
Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh:
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi.
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”
Thường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã. Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu...”.
Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.
Tác giả - một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh “nắng mưa” mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm.
Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:
“Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào”.
Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ - em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:
“Cả đời đi gió, đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.
“Cả đời đi gió đi sương” là hình ảnh ẩn dụ diễn tả sự vất vả, gian khổ của người mẹ.
Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ “đi gió đi sương” là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm:
“Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca”.
Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: “Một mình con sắm cả ba vai chèo” - một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”.
Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước:
“Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say”.
Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con - một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh “Mẹ ốm”. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ:
“Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”.
Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ: Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con!
Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta !
Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.
Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui :
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.
Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.
Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:
Bác đến chơi đây, ta với ta!
Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.
Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.
Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ