hãy viết về lịch sử quê hương đất nước [ tối thiểu 200 từ]
va ten sachdo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong tuổi thơ mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Tham khảo ạ!!!
Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.
Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:
“Khi ra biển mới thấy biển đẹp
Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.
Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.
Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.
Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.
Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.
Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.
Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.
Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.
....Khi xuân sang trên bến cảng
Đàn hải âu tung cánh bay rợp trời...
Đó là lời cùa một bài hát ca ngợi bến cảng quê hương em. Khi hát những lời đó, em lại thấy bến cảng như hiện lên trước mắt.
Bến cảng trước kia có tên gọi là bến Sáu Kho, vì thế đã có câu ca:
Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò xi măng.
Cảng nằm bên bờ sông Cấm. Hiện nay, số kho trên bến cảng không phải là sáu, mà đã phát triển thành những chục kho. Cảng như một công trường lớn. Tàu thuyền vào ra ngày đêm tấp nập.
Những buổi sáng đẹp trời, từng đàn hải âu cánh trẳng bay rập rờn trong nắng sớm. Chốc chốc chúng lại chao cánh, sà xuống mặt sông đớp mồi. Ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông cấm. Có những lúc, dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương khổng lồ. Phía trước mặt cảng là những cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững và những làng xóm trù phú cùa huyện Thuỷ Nguyên. Phía bên trái cầu cảng, cách cảng không xa là nhà máy xi măng đồ sộ, phía bên phải là nhà điện Cửa Cấm, nhà máy thuỷ tinh,... Bến Bính trên dòng sông Cấm ở sát cảng đã làm cho cảnh chung của cảng có thêm những nét tươi vui: thuyền, phà đi lại nườm nượp. Xa hơn nữa, dưới vòm trời trong xanh, ẩn hiện những rặng núi đá vôi Đông Triều... Trên bến cảng, nhiều tàu các nước cập bến, khẩn trương bốc dỡ hàng hoá. Những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài, chuyển những kiện hàng từ dưới tàu lên bờ. Những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường cùa cảng. Những cô chú công nhân làm việc hăng say. Đứng trên cao, phóng tầm mắt nhìn ra xa, em thấy những con tàu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển, về đêm, khi thành phố lên đèn, cảng lung linh trong ánh đèn của các tàu đậu trên dòng sông cấm. Cảng về đêm càng thêm tấp nập. Tất cả những cảnh đó đã tạo nên quang cảnh vui tươi cho cảng.
Cảng quê hương em thật là đẹp. Em tự hào về thành phố cảng quê em.
Ngọc Mĩ đã mở đầu bài văn bằng những câu hát quen thuộc - những câu hát đã đưa thành phố cảng Hải Phòng của bạn đến với rất nhiều người trên khắp mọi miền đất nước.
Quan sát cảnh thành phố tỉ mỉ, kỹ lưỡng kết hợp với những hồi tưởng, tưởng tượng, Ngọc Mĩ đã viết một bài văn tả cảnh phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Có được thành công đó là bởi bạn đã biết lựa chọn rất nhiều “góc nhìn”, ‘điểm nhìn” khác nhau để miêu tả vè đẹp cùa thành phố cảng quê mình: từ gần đến xa, từ cao xuống thấp, từ trái sang phải... Bên cạnh đó, bạn còn lựa chọn nhiều thời điểm mà bạn cho là đẹp và ấn tượng nhất để miêu tả bến cảng (buổi sáng và đêm xuống). Ở mỗi thời điểm bạn lại phát hiện ra những vẻ đẹp riêng.
Các chi tiết tả bến cảng rất cụ thể, chính xác giúp người đọc hình dung được toàn cảnh bến cảng. Bạn không đưa những chi tiết này vào trong bài theo kiểu kể lể, liệt kê bởi bạn đã biết phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn với các chi tiết tả các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên (đàn hải âu, ánh nang dịu dàng, dòng sông Cấm phẳng lặng, cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững, vòm trời trong xanh...).
Ngôn ngữ miêu tả chau chuốt, hấp dẫn, truyền cảm. Rất nhiều hình ảnh đẹp, giàu tính sáng tạo dược sử dụng trong bài: “đàn hài âu cánh trang hay rập rờn trong nắng sớm”, “ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông Cấm”, "dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương không lồ”, “những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài”, “những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường của cảng”, “những con làu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển”.
Bài làm 2
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoả xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tường đến ngày hay đêm. Mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đùa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
k cho tui
vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:
Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)
Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.