K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2021

Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch,không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:

Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .Cây ngay ko sợ chết đứng .Đói cho sạch, rách cho thơm
9 tháng 4 2021
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 

Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .

Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .

Cây ngay ko sợ chết đứng .

Đói cho sạch, rách cho thơm.

 
8 tháng 9 2019

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

14 tháng 9 2018

* Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết:

-Cây ngay ko sợ chết đứng .

-Đói cho sạch, rách cho thơm.

-Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .

-Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo .

Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu.

-Khó mà biết lẽ biết lời.

Biết ăn biết ở như người giàu sang.

-Cười người chớ vội cười lâu.

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

-Áo rách cốt cách người thương.

-Ăn có mời ; làm có khiến.

-Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!

Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!

Tư cách trang đài, do biết nghĩ.

Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang".

-Ban ngày quan lớn như thần.

Ban đêm quan lớn tần mần như ma.

-Của thấy không xin.

Của công giữ gìn.

Của rơi không nhặt.

-Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.

*Vô kênh You Tube của mk ủng hộ nhé tên: HiệpT Gaming.Chúc bạn học tốt!banhquabanhquabanhqua

5 tháng 9 2019

Mảng vui cơm tấm ổ rơm,

Tuy rằng cũ kĩ mà thơm sạch lòng

Hơn ai gạo Tám, lầu hồng

Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh

18 tháng 5 2018

ANTĐ Ông Benard vừa bước ra phố thì một cậu bé chừng hơn mười tuổi ăn mặc rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao chạy tới ông, chìa những bao diêm khẩn khoản xin ông mua giúp. Ông Benard mở ví tiền và chép miệng: “Rất tiếc là ta không có xu lẻ nào cả”. Cậu bé nài nỉ: “Thưa ông, ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng, cháu chạy vào cửa hiệu ở đầu phố để đổi rồi trả lại cho ông số tiền thừa”.

Ông Benard chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự hỏi: “Thật chứ?”. Cậu bé ngẩng cao mặt, gật đầu đáp: “Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá”. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực với ánh mắt đầy tự tin làm ông Benard đồng ý và đưa cho cậu bé một đồng tiền vàng. Cậu bé chạy ngay đi còn ông đứng đợi.

Nhưng 5 phút, 10 phút, rồi 15 phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu bé trở lại, ông Benard bắt đầu nghi ngờ và nửa tiếng sau cũng chẳng thấy đâu, ông Benard bỏ đi và nhủ: “Lần sau nhất định mình không thể tin mấy đứa trẻ đường phố này được!”.

Vài giờ sau, khi về nhà, ông Benard ngạc nhiên thấy một cậu bé trông rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ tuổi hơn đang đợi trước cửa nhà mình. Thấy ông Benard cậu bé lễ phép hỏi: “Thưa ông, có phải khi nãy ông có đưa cho anh Garo một đồng tiền vàng không ạ?”. Ông Benard khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: “Thưa ông, đây là số tiền thừa, anh Garo nhờ cháu mang đến trả ông. Anh Garo là anh cháu, chúng cháu mồ côi, anh cháu không thể mang tiền trả ông được… vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và…anh ấy sắp chết rồi…”.

Cậu bé không nói được tiếp vì nấc liên hồi rồi oà lên nức nở. Ông Benard sững sờ, ông như nghẹt thở vì hối hận. Ông giục cậu bé đưa mình tới gặp Garo. Chui vào căn lều rách nát và ẩm thấp dưới chân một cây cầu, ông Benard nhận ra cậu bé bán diêm nằm bất động giữa một đống giẻ rách, mặt trắng bệch, người đầy máu, hơi thở thoi thóp. Ông Benard cầm lấy bàn tay lạnh ngắt, cậu bé Garo mở mắt ra nhìn ông thều thào: “Em Charly đã trả lại tiền cho ông rồi chứ, cháu không phải là đứa dối trá mà”. Nói xong cậu bé Garo nấc lên rồi từ từ rời xa cuộc sống.

Ông Benard nhận nuôi cậu bé Charly và ông luôn lấy Garo để làm tấm gương dạy dỗ con cháu mình rằng: Sống trên đời dù nghèo đói, khó nhọc hay thậm chí cái chết cận kề thì cũng phải giữ cho tâm hồn mình trong sạch và cao thượng, đó chính là sống đẹp.

29 tháng 7 2017

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

     + Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

3 tháng 4 2017

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

- Ca dao:

Nhà nghèo yêu kẻ thật thà

Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.


3 tháng 9 2019

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

9 tháng 9 2016

- Người gian thì sợ người ngay 
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo. 
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ 
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom. 
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà 
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. 
- Bề ngoài thơn thớt nói cười 
Mà trong gian hiểm giết người không đao. 
- Đời loạn mới biết tôi trung 
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm. 
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà 
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần. 
- Những người tính nết thật thà 
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. 
- Tu thân rồi mới tề gia 
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai. 
- Đừng bảo rằng trời không tai 
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

Chúc bạn học tốt!

Câu ca dao tục ngữ:

"Thẳng như ruột ngựa"

"Ăn ngay nói thẳng"

"Vàng thật không sợ lửa"

"Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng"

"Cây ngay không sợ chết đứng"

Danh ngôn:

"Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác"

 

8 tháng 9 2019
Các Câu chuyện về tính liêm khiết (bn tham khảo nhé) 1.Tính liêm khiết của Mạc Đỉnh Chi
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

2. Tính liêm khiết nơi giảng đường
Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.
3. Tư Hãn đời Xuân Thu.
Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:
- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.
Tư Hãn đáp:
- Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?
9 tháng 9 2019

mình like rồi nhé, hihihihi

20 tháng 7 2024

a)-Nhặt được của rơi trả người đánh mất

-Dũng cảm nhận lỗi của mình 

b)

-Khi làm sai điều gì dũng cảm nhận lỗi chứ không được nói dối

...tự làm nhé

c)       - cây ngay không sợ chết đứng 

          -  ăn ngay nói thẳng

       -  thời gian thì sợ người ngay 

người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

              HỌC TỐT NHÉ

28 tháng 8 2018

a, Thể hiện tính trung thực:

-Ngay thẳng thật thà

-Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi

-Ủng hộ những việc làm trung thực và đấu tranh với những việc làm thiếu trung thực

Thiếu trung thực:

-Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

-Bao che thiếu sót của những người mà mình chịu ơn

-Làm hộ bài khi bạn ốm.

Để rèn luyện tính trung thực em cần phải :

-Sống ngay thẳng thật thà.

-Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn

-Luôn đói xử nhân hậu với mọi người

c,Những câu ca dao, tục ngữ,thành ngữ ,danh ngôn nói về đức tính trung thực:(mình thêm thành ngữ và danh ngôn)

-Ăn ngay, nói thẳng

-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

-Nói dối chẳng khác nào như đi lạc vào rừng , càng đi sâu càng khó tìm lối ra.

Chúc mọi người học tốt!vui