Giusp mình soạn bài bánh trôi nước sánh vnen
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Qua đèo ngang
Bánh trôi nước
A) (1) Quan hệ từ : và-> liên kết từ-> quan hệ từ
của -> liên kết từ -> quan hệ sở hữu
(2) Quan hệ từ : như -> liên kết nối bổ ngữ vs tính từ-> quan hệ so sánh
(3) Quan hệ từ : bởi .. nên-> liên kết nối 2 vế của câu ghép-> nhân quả
và: -> liên kết từ
(4) Quan hệ từ : nhưng -> liên kết câu -> tương phản
mà : -> liên kết nối 2 cụm từ
của : -> nối từ -> sở hữu
C) Trường hợp bắt buộc có QHT : a' , b' , d' , c
Trường hợp ko bắt buộc : còn lại
D) Nếu ...vì
VD : nếu Lan chăm học thì bạn ấy sẽ học giỏi
Tuy ... nhưng
VD : tuy nhà nghèo nhưng Hoa học rất giỏi
Vì ... nên
VD : vì nó ham chơi nên nó quên làm bài tập
Hễ ... thì
VD : hễ trời mưa to thì chúng tôi ở nhà
Sở dĩ ... vì
VD : sở dĩ anh ấy học giỏi vì anh ấy chăm chỉ
Nếu đúng thì nhớ tick cho mk nha !!! hi hi hi
Bài thơ nói về bánh trôi-1 loại bánh đc làm từ bột nếp,khi chí thì nổi trên mặt nước,khi sống thì chìm
tham khảo
Bài thơ nói về bánh trôi-1 loại bánh đc làm từ bột nếp,khi chí thì nổi trên mặt nước,khi sống thì chìm
- Thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bánh trôi nước đc miêu tả cụ thể: trắng, tròn, chìm, nổi
- Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định.
- Trong hai nghĩa, nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai. Vì nghĩa thứ hai mới bộc lộ được tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nghĩa ẩn dụ vì qua đó cho thấy được số phận bấp bênh trôi nổi của người phụ nữ phong kiến xưa, không được làm chủ bản thân mình
a) Có mở đầu bằng từ " Thân em" và dùng để nói lên thân phận người con gái ở xã hội cũ
b) Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả như trong đời thật. Ngoài ra bài thơ còn miêu tả thân phận phụ thuộc của người con gái xã hội cũ nhưng trong đó bài thơ còn tả về vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ.
c) Ý hai: vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ ( hai câu thơ cuối)
d) Nói về sự phụ thuộc của người con gái: Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son
nhớ tick nha
Câu 1 (trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bánh trôi nước thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt
+ Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 4/3
+ Gieo vần: vần được gieo cuối câu 1, câu 2 và câu 4
Câu 2 (Trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:
- Vừa trắng lại vừa tròn
- Bảy nổi ba chìm
- Tùy sự khéo léo của người nặn bánh
- Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ
- Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca
⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng, chung thủy, son sắt
c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu
- Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
- Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.
Luyện tập
Các bài ca dao có từ “Thân em”
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ
#
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 – ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Trả lời:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
2. Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xă hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?
c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:
- Hình thể: trắng, đẹp
- Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt, thủy chung
- Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
LUYỆN TẬP
Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca.
Trả lời:
- Câu ca dao "Thân em ..."
"Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- Mối liên hệ: tác phẩm Bánh trôi nước và các bài ca dao bắt đầu bằng thân em, đều cho thấy số phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không có quyền tự quyết định số phận của mình.