K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

– Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

– Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

* Trong cuộc giao tranh:

– Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh

– Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu…

:)

6 tháng 10 2018

bạn ơi bạn có cho đoạn trích đâu mà chỉ

6 tháng 10 2018

Mình cho đoạn trích rồi mà bạn, có gì mik chép lên nhé:

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng này phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

29 tháng 8 2016

1) Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ: 

+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.

2) Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ: 
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.

29 tháng 8 2016

3) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại

27 tháng 9 2018

trong bài làm gì có cái gương nào đâu

27 tháng 9 2018

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

13 tháng 1 2018

Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:

     + Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi

     + Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một

     + Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng

⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.

27 tháng 9 2016

Đoạn văn Ấn, kiếm Tây Sơn kể về việc hai ông Xà (thần rắn) dâng ấn kiếm cho Nguyễn Huệ. Trong truyền thuyết Việt Nam, lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm nếu được nhân dân ủng hộ thì hình tượng trao gươm thần được dựng nên.

Thần ở đây chính là nhân dân. Nhân dân trao ấn kiếm tức là trao trọng trách, trao quyền lực để lãnh tụ tổ chức, xây dựng đội quân đoàn kết thống nhất, trên dưới đồng lòng, quyết chiến với quân thù. Đây cũng là cách thể hiện niềm tin của nhân dân vào người có tài, có đức.

8 tháng 9 2017

Bạn giỏi quá!!! thanghoa

20 tháng 6 2017

a) Bài văn gồm 6 đoạn

Đoạn Nội dung chính của từng đoạn
1 Giới thiệu chung về con tê tê.
2 Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
3 Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
4 Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
5 Nói về nhược điểm của tê tê.
6 Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê).

b) Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.

c) - Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

- Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.