chứng minh tác hại của việc gian lận trong thi cử
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Hậu quả của việc gian lận trong thi cử là hình thành thói quen xấu, ỷ lại, dối trá cho các bạn, làm ảnh hưởng đến quá trình làm tạo lập tính cách của các bạn. Việc gian lận thi cử còn khiến cho các bạn học sinh không nắm chắc kiến thức bài học, tạo lỗ hổng tri thức.
tham khảo
Hậu quả của việc gian lận trong thi cử là hình thành thói quen xấu, ỷ lại, dối trá cho các bạn, làm ảnh hưởng đến quá trình làm tạo lập tính cách của các bạn. Việc gian lận thi cử còn khiến cho các bạn học sinh không nắm chắc kiến thức bài học, tạo lỗ hổng tri thức.
Tham khảo nha
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là GIAN LÂN TRONG THI CỬ. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Trước hết ta cần hiểu "gian lận trong thi cử là gì"? Gian lận trong thi cử là hành vi của thí sinh quay cóp tài liệu, trao đổi bài trong phòng thi. Có đôi khi việc gian lận đó là do giáo viên tạo điều kiện để gian lận. Biểu hiện đó là vụ học sinh Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi Tốt nghiệp 2012 gây xôn xao dư luận.
Từ cách giải thích ở trên ta thấy "Gian lận trong thi cử" là hiện tượng xấu có nhiều tác hại.
Thứ nhất, tạo ra kết quả ảo, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống. Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Thứ hai, gian lận trong thi cử sẽ làm cho người học không có chí tiến thủ trong học tập, càng sinh ra sự lười biếng, ỉ lại. Chắc chắn họ sẽ đánh mất đi tương lai của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Thứ ba, gian lận trong thi cử tạo nên thói quen dựa dẫm, là biểu hiện của những con người thiếu lòng tự trọng, thiếu tự tin, đánh mất đi nhân cách phẩm giá của mình.
Nguyên nhân dẫn đến nạn gian lận trong thi cử có thể kể đến là: do sự lười biếng của học sinh; do mất kiến thức cơ bản; do học tập trong ngôi trường thiếu tính kỷ luật. Nữa là do thi cử không nghiêm túc, giám thị coi thi thiếu tính nghiêm minh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh quay cóp.
Từ những nguyên nhân đã nêu ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: cần chấn chỉnh lại các kỳ thi, nhất là kỳ thi TN và ĐH. Kỷ luật những giám thi coi thi không nghiêm túc và hủy kết quả bài thi nếu học sinh gian lận trong thi cử. Sự nghiêm minh này là để răn đe một cách có hiệu quả vấn nạn này. Nữa là về phía người học sinh, cần học tập nghiêm túc để khắc phục bệnh lười biếng và gian lận thi cử.
Bên cạnh những học sinh gian lận trong thi cử, chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự học mà thành tài. Họ là những con người có ý chí, nghị lực và lòng tự trong cao độ. Phải chăng đó là những tấm gương sáng như thầy Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai Nguyễn Hữu Ân, chàng trai khuyết tật Nguyễn Sơn Lâm.
Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra bài học nhận thức và hành động: về nhận thức ta thấy gian lận trong thi cử là một thói xấu cần lên án vì nó ảnh hưởng tới cả một thế hệ tương lai đất nước. Về hành động ta cần: lên án, tố cáo những hành vi gian lận trong thi cử. Rèn luyện đức tính siêng năng cần cù, ý chí nghị lực sống để học tập nghiêm túc, có kiến thức phục vụ xã hội.
Tóm lại, gian lận trong thi cử là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường học đường. Vì một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất cả hãy nói KHÔNG với gian lận trong thi cử
A.MB
Không một đất nước nào phát triển giàu mạnh mà không có nhân tài.Không một sản phẩm uy tín chất lượng nào hàm chứa điều giả dối.Không một sự dối trá nào không có tác hại.Chính vì thế người ta luôn tôn trọng thực chất. Trung thực là một đức tinh đẹp cần phát huy thế nhưng hiện trạng đáng buồn ngày nay :học sinh thường gian lận trong thi cử. Nó đang trở thành một vấn nạn trong môi trường học dường
B.TB
1.Giải thích gian lận là gì:là giả dối,gian trá,không làm đúng với khả năng vốn có của mình,làm sai lệch sự thật.
2.Thực trạng của việc thi cử
-thựch trạng gian lận trong thi cử không phải vài thập kỉ nay mới có,mà là căn bệnh thâm căn cố đé đã có lúc trỏ nên trầm trọng ,khiến xã hội bức xúc,bất bình.
-hình thức gian lận diễn ra đa phương cách :quay cóp của nhau,dùng "phao",qua phương tiện nghe nhìn,thi hộ ,thầy làm trò chép.......
-có những người trong ngành không thể chấp nhận sự giả dối ấy đã dũng cảm phơi bày thực trạng đó ra ánh sáng như thầy Đỗ Việt khoa và một số thầy cô giáo khác ,đươc xã hội rất quan tâm và ủng hộ.
-mấy năm gần đây đã có sự chấn chỉnh song vẫn không triệt để và hình thức ngày càng tinh vi hơn.
3.Nguyên nhân
-học sinh lười học,học ***,ỷ lại...
-cha mẹ háo danh
nhà trường vì bệnh thành tích ,vì khoán chỉ tiêu
-chưa có sự nghiêm minh từ các cấp lãnh đạo
4.Hậu quả
-chất lượng "ra lò" của những đứa học sinh bất tài,trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi
-gây rối loạn ,làm đổ vỡ niềm tin của con người vào nhưng giá trị tót đẹp trong cuộc sống,làm cản trở sự phát triển bền vững của đất nước
-từ sự thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến sự thiếu trung thực trong cuộc sống
5.Biện pháp khắc phục
-mỗi học sinh,mỗi gia đình và nhà trường đều phải ý thức được tác hại của việc thi cử gian dối
-cần xử lí nghiêm minh trường hợp học sinh gian lận trong thi cử
-trân trọng, khuyến khích thực tài và nghiêm khắc với những kẻ gian dối,háo danh,bất tài
C.KB
-Gian lận trong thi cử là một trong những vấn nạn cần đươc loại bỏ trong nhà trương hiện nay. Đó đâu phải là hành đọng của thanh niên trong thời đại mới?Vì thế mỗi thanh niên học sinh phải rèn luyện cho bản thân mình tính trung thục trong học tập và rèn luyện dể trở thành người học sinh theo đúng nghĩa của nó.
Tham khảo:
Nếu được gọi tên xã hội hiện tại, tôi sẽ gọi đây là một xã hội giả dối. Vì sao ư? Vì mọi thứ đều có thể làm giả được. Từ đồ ăn, thực phẩm đến bằng cấp, thậm chí là con người. Đó là hệ quả tất yếu của thái độ thiếu trung thực, đặc biệt là thiếu trung thực trong thi cử của chúng ta trong suốt một thời gian dài khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trung thực là thành thật, thẳng thắn, tôn trọng sự vật, sự việc, quá trình như đúng những gì ta chứng kiến, theo lẽ phải và sự công bằng. Thiếu trung thực chính là sự giả dối, lươn lẹo làm cho sự thật bị bóp méo, trái với lẽ phải và công bằng. Sự thật nếu đã bị bóp méo thì không còn là sự thật nữa. Và hẳn nhiên, nếu đã không còn là sự thật thì kết quả dù có thể nào thì cũng không còn giá trị. Thiếu trung thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều là điều không thể chấp nhận. Thiếu trung thực trong thi cử thì lại càng không. Thiếu trung thực trong thi cử là hành động gian dối trong các kỳ thi hay kiếm tra. Thực chất đây chính là hành động ăn cắp kiến thức một cách trắng trợn của một bộ phận không nhỏ những con người nhỏ nhen, ích kỷ với chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi.
Kết quả của các kỳ thi hay kiểm tra chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định chứ nó không thể là thước đo để định giá giá trị của một con người. Bởi vốn dĩ các cuộc thi hay kỳ kiểm tra được đề ra là để đánh giá năng lực của người học trong một giai đoạn nhất định, từ đó ta có thể thấy được mình đang ở đâu, đang thiếu gì cần bổ sung và khắc phục. Nhưng bản chất của các kỳ thi sẽ thay đổi nếu như nó không còn giữ đúng được mục đích đề ra ban đầu của mình. Hành động gian đối trong thi cử là một hành động sai trái, thiếu công bằng và cần phải loại bỏ ngay khỏi suy nghĩ, trong tiềm thức của tất cả chúng ta.
Nếu đã là sự giả dối thì nó sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy giống như khi ta bắt đầu một lời nói dối thì ta sẽ phải nói dối thêm hàng nghìn lần để có thể khớp với lời nói dối ban đầu. Đã sai sẽ lại càng sai.
Thiếu trung thực hay gian dối trong thi cử trước hết sẽ làm thay đổi kết quả của cuộc thi khiến cho việc đánh giá năng lực của người thi không còn đúng nữa. Những người học thực sự sẽ bị đánh đồng với những kẻ lười biếng, ỷ lại. Công bằng ở đâu khi người thì học ngày học đêm, kẻ thì nhởn nhơ bay nhảy để cuối cùng hai người được đánh giá như nhau? Vẫn biết cuộc đời vốn dĩ không công bằng nhưng nếu không có sự công bằng ngay trên ghế nhà trường thì khi ra ngoài xã hội kia, nhân cách và thế giới quan của chúng ta sẽ bị lệch lạc và méo mó đến nhường nào?
Gian dối trong thi cử đồng nghĩa với việc không học tập, không làm việc nghiêm túc trong suốt cả cuộc hành trình. Và điều đương nhiên, những con người ấy sẽ chẳng có gì trong đầu, dù là những thứ đơn giản nhất. Chúng ta gian lận trong mọi kỳ thi để có được thành quả một cách dễ dàng. Điều đó có nghĩa thành công đến với chúng ta như một điều đương nhiên, dù không cần bỏ ra chút công sức hay thật sự cố gắng một giây phút nào. Nếu kẻ gian dối may mắn qua được tất cả các kỳ thi, ta sẽ nhận vào xã hội một cái đầu rỗng tuếch, không làm được việc, không có tính kỷ luận, không cố gắng. Cả một xã hội nếu chỉ toàn những cái đầu rỗng thì chúng ta sẽ phát triển thế nào?
Người xưa nói “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” để nhắc nhở chúng ta về việc hình thành một thói quen xấu. Việc gian lận trong thi cử suốt một thời gian dài sẽ tạo ra cho ta một thói quen. Đó là sự lười biếng, ỷ lại. Lâu dần thói quen sẽ ăn vào máu trở thành một phần của tính cách, sự lươn lẹo, giả dối. Sẽ chẳng ai có thể đặt niềm tin vào một con người thiếu trung thực. Đã gian dối được một lần, hà cớ gì họ lại không gian dối lần thứ hai nữa? Làm việc hay chơi cùng với những người gian dối ta sẽ luôn trong tâm thế đề phòng, cảnh giác vì họ có thể phản bội và bán đứng ta bất cứ lúc nào. Lòng tin là thứ ta phải dùng cả đời để xây dựng nhưng ta lại có thể đánh mất nó một cách dễ dàng trong vài phút. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn ngỡ ngàng trước thông tin Tập đoàn Khải Silk buôn bán lụa giả nhập từ Trung Quốc số lượng lớn với giá rẻ và bán ra thị trường với giá cao ngất ngưởng sau khi được phù phép với mác lụa Việt Nam. Danh tiếng 15 năm gây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng bốc chốc sụp đổ như làn khói mỏng. Cả một “đế chế” bỗng chốc trở thành kẻ lừa lọc, gian dối. Cho dù có cố gắng giải thích, phân trần hay chối bỏ trách nhiệm thì vết nhơ của sự gian dối sẽ không bao giờ có thể trắng lại được. Người tiêu dùng sẽ không ai dám tin tưởng dùng sản phẩm của Khải Silk nữa.
Con người là tế bào của xã hội. Nếu xã hội toàn những con người thiếu trung thực, gian dối, lừa lọc thì bản chất của xã hội ấy chính là sự giả dối. Sự giả dối đã trở thành bản chất thì đạo đức bị xuống cấp cũng đâu có gì lạ? Khi mọi phạm trù đạo đức bị đạp đổ bởi lợi ích cá nhân: ăn cắp kiến thức, ăn trộm thành quả lao động của người khác, lừa dối niềm tin của người tiêu dùng...thì sớm muộn gì không gian xã hội cũng bị thu hẹp lại chỉ còn một màu đen xám xịt. Cuộc sống còn ý nghĩa gì khi xung quanh ta toàn những chiếc mặt nạ của sự giả dối? Có mệt mỏi không khi cứ phải gồng mình cười nói với những thứ ta ghê tởm? Có thấy lạc lõng không khi cứ phải luồn cúi để trượt dài theo những giá trị phù phiếm, của cái tôi vị kỷ hẹp hòi. Cả một xã hội chạy theo thành tích, chạy theo sự hào nhoáng bề ngoài thì tụt hậu rồi chết là điều có thể lường trước được.
Vậy thì, phải làm thế nào để có thể khắc phục được thái độ thiếu trung thực trong thi cử? Mọi sai lầm đều xuất phát từ cá nhân mỗi người, đừng bao giờ tìm cách đổ lỗi cho bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mỗi cá nhân đều là một tế bào của xã hội, tế bào ấy khỏe mạnh thì cả cơ thể sẽ hồng hào, đầy sức sống. Vì thế, mỗi chúng ta đều cần tự ý thức được về tác hại của việc thiếu trung thực, trong bất cứ việc gì, đặc biệt là trong thi cử. Hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình để hình thành thói quen trung thực, thẳng thắn và biến nó thành tính cách của mình. Người ta thường nói, thật thà thẳng thắn thường thua thiệt. Nhưng cái thua thiệt ấy chỉ là cái lợi trước mắt, chỉ cả cái nhỏ nhặt, không có giá trị. Thua thiệt một chút nhưng cái mà ta nhận được là lòng tin, là tình yêu và sự kính trọng của mọi người đối với mình. Đó chẳng phải là giá trị lớn nhất của một con người sao?
Thế giới đều khâm phục tinh thần tự chủ, tự cường và phong cách sống của người Nhật. Đi bất cứ đâu ta cũng nghe thấy người ta ca ngợi hoặc nhắc tới đất nước ấy với một thái độ trân trọng. Chúng ta cũng cần phải học hỏi người Nhật, thay đổi tư duy ích kỷ, nhỏ nhen, tủn mủn lúc nào cũng đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, mà thay vào đó hãy là lợi ích chung của cộng đồng. Điều đó không có nghĩa là ta sẽ bỏ qua nhu cầu của cá nhân mà chỉ đơn giản là ta bớt ích kỷ và chia sẻ nhiều hơn thôi. Chúng ta cũng cần thay đổi nhận thức và quan niệm giáo dục. Nền giáo dục của ta đang bị chi phối bởi bệnh thành tích, bệnh sĩ. Đó là hai căn bệnh cố hữu, đã ăn sâu bén rễ trong tâm hồn người Việt từ bao đời nay. Dù rất khó để thay đổi nhưng hãy cố gắng thay đổi: nói không với thành tích, nói không với gian lận. Ta chỉ tìm được người tài khi ta đánh giá họ theo đúng thực lực của bản thân họ và những gì họ cống hiến được cho đất nước, cho sự phát triển của loài người.
Từ trước đến giờ, tôi vẫn luôn sống với quan niệm, những thứ có được bằng việc gian dối sẽ giống như cầu vồng sau mưa. Đẹp đấy. Lung linh đấy. Nhưng nó chỉ tồn tại được trong chốc lát. Cái còn lại sau cùng là ta có được gì sau những lần gian dối ấy. Thiếu trung thực trong bất kỳ điều gì cũng không thể chấp nhận. Thiếu trung thực trong thi cử thì lại càng không.
Bạn tham khảo, hơi dài, bạn có thể lược bỏ một số ý
Từ xưa cho đến nay, giáo dục vẫn luôn được xem là một phần quan trọng của cuộc sống bởi nó đào tạo nên những người tài cho đất nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển văn minh, giàu mạnh của mỗi quốc gia. Trong quá trình đào tạo, thi cử là hình thức không thể thiếu để đánh giá kiến thức, năng lực của người học. Tuy nhiên, gần đây, vấn đề thiếu trung thực trong thi cử đang diễn ra ngày càng phổ biến và để lại nhiều tác hại. Có thể thấy, thái độ thiếu trung thực trong thi cử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy nguyên nhân của điều này xuất phát từ đâu? Trước hết, những điều đó bắt nguồn từ chính bản thân những người học. Nhiều học sinh trong quá trình học tập lười biếng, không chăm chỉ học hành nên lúc kiểm tra hay làm bài thi cử họ không đủ kiến thức, kĩ năng để hoàn thiện chúng. Ngoài ra,một số người thiếu dũng khí để đối mặt với kết quả, năng lực của bản thân mình, muốn che lấp đi năng lực thật của bản thân. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ bản thân người học còn có cả những nguyên nhân khách quan, xuất phát từ gia đình, nhà trường và xã hội. Đầu tiên, do sự giám sát lỏng lẻo, chưa có chế tài xử lí nghiêm minh và chưa có sự xử lí triệt để đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi. Hơn nữa, nhà trường, thầy cô và phụ huynh luôn dùng điểm số để đánh giá học sinh, điều đó vô tình đã tạo nên áp lực cho các em, làm cho các em sử dụng phao, quay cóp trong giờ thi, giờ kiểm tra để đạt được điểm số cao. Thái độ thiếu trung thực trong thi cử sẽ tạo ra sự bất công giữa người chăm chỉ và người lười biếng, người thật thà và người dối trá, làm đảo lộn mọi nền tảng giá trị đạo đức và tài năng của con người. Thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về trình độ, ảnh hưởng đến quá trình làm việc về sau, khiến cho chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đời sống con người ngày càng đi xuống.Tóm lại, thiếu trung thực trong thi cử là một hành vi, thái độ xấu cần bị cả xã hội lên án, phê phán. Xóa bỏ thái độ thiếu trung thực trong thi cử sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của nền giáo dục, đào tạo ra những người đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Wow, thầy cô cập nhật thông tin nhanh vậy
Việc gian lận trong thi cử là thiếu chí công vô tư, làm việc thiếu trách nhiệm , tư lợi cá nhân
Tất nhiên là tui thấy xấu hổ rồi , xin lỗi những người liên quan,
đặc biệt là bạn bè vì đã gian lận
mà tui ngu GDCD nên chém cả đó
tham khảo
Có lẽ rằng học sinh, sinh viên luôn luôn phải đối diện với các kỳ thi khó nhọc để có được những kết quả cao. Và cũng chính vì các kỳ thi này được đề ra thì tất cả chúng ta đều coi trọng kết quả nên làm cho một bộ phận những bạn lười học đã gian lận trong thi cửa mặc dù biết đó chính là một điều xấu xa.
Vậy, bạn hiểu như thế nào là gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm những quy chế thi cử đã được đề ra. Đó chính là những hành động như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó có thể nói hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” dường như cũng đã được áp dụng rất phổ biến. Những hành động như quay cóp, viết “phao” thường thường cũng đã xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn” mà chúng ta phải mất nhiều thời gian. Có thể nói rằng còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì dường như ta cũng đã thấy được những hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Và chúng ta không thể không chạnh lòng khi nhìn những thực trạng đáng buồn hiện nay đó chính là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ta còn bàng hoàng hơn khi ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất giấy photo tài liệu nhỏ trong lòng bàn tay. Và đây quả thực là điều rất đáng buồn biết bao nhiêu.
Gian lận để có thể đạt được kết quả cao thì liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Nếu như chúng ta gian lận thành công tức là không bị giám thị phát hiện thì chúng ta có thể đạt được kết quả cao. Xong nếu như bạn cứ gian lận mãi thì liệu bạn có may mắn không bị phát hiện hay không? Hơn nữa là bạn gian lận đạt được kết quả cao đấy nhưng thực chất trong đầu bạn rỗng tuếch thì bạn nghĩ sao? Với cương vị là học sinh những người được xem là chủ nhân của đất nước làm sao cứ cầm những bảng thành tích ra khoe trong khi đó hỏi ra thì bạn không có chút kiến thức gì về lĩnh vực đó. Và quả thật rất đáng buồn biết bao nhiêu.
Ngay ở lứa tuổi nhỏ mà bạn đã gian lận thì không biết liệu lớn lên bạn có thể làm những gì? Và nếu như may mắn được làm ông này bà kia thì cũng nhanh chóng bị xã hội tẩy chay mà thôi. Hiện nay thì đã có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra đó chính là bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Ta cũng như đã được thấy những trang web, mạng internet, và đó cũng chính là những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, bạn lại cứ mải miết chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Có thể nói rằng khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này thì cứ ngày tháng triền miên mải miết mà bỏ bê học hành.
Một thực tế đáng buồn nhưng có thật đó chính là có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do mà cũng đã tác động, đã khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những sức ép từ những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Và ta cũng đã biết đó chính là cũng có khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kĩ lưỡng cho việc học của con cái đó chính là bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Nhưng dường như ở chính họ lại như không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Cũng đã có rất nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, và các bạn như mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi rồi. Sức khỏe không được đảm bảo thì sao mà có thể học tốt được.
Và nắm bắt cũng như đã hiểu được tâm lí học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay đã có rất nhiều trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan. Đó là các hoạt động tổ chức trò chơi củng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Nhà trường đã có chính sách thì quan trọng hơn là chính bản thân các em cũng hãy biết tự làm mới bản thân mình. Bởi sẽ không ai ép được bạn khi bạn đã tự ý thức được tốt xấu, nên hay không nên,…
Ta có thể khẳng định rằng học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Và các bạn đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực cũng như là phải thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp hơn và có tương lai tốt đẹp hơn.
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu tục ngữ đã thể hiện phần nào sự thông minh, tinh nghịch của những cô cậu tuổi đến trường. Sự thông minh ấy được bộc lộ trong việc tiếp thu bài, trong việc vui chơi, trong việc sinh hoạt tập thể.… Tụy nhiên, thời gian gần đây, sự thông minh của học trò được sử dụng vào một mục đích không tốt, gây bức xúc trong nhà trường nói riêng và với xã hội nói chung. Mục đích đó là: gian lận trong thi cử.
Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.
Hơn nữa, gian lận khi còn trong giai đoạn trưởng thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển. Gian lận trong thi cử đang làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước. Còn đối với gia đình và nhà trường, điểm số “ảo” do gian lận trong thi cử có được sẽ khiến đánh giá của các bậc cha mẹ và giáo viên đối với học sinh trở nên rối loạn gây khó khăn trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ. Như vậy, gian lận trong thi cử hoàn toàn là một việc làm xấu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những việc làm thiếu trung thực ấy?
Có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Những trang web, mạng internet, những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này, thì đừng nói một tiếng, cả đêm thậm chí cả ngày hôm sau cũng khó mà có thể dứt ra được. Như vậy, các trò chơi trên Internet đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc học hành thi cử của học sinh.
Không những vậy, có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kỹ lưỡng cho việc học của con bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Họ không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi. Thử hỏi kiến thức thu thập được là bao? Sức ép từ gia đình, từ thầy cô khiến học sinh mất phương hướng, lầm tưởng mục đích của việc học là để có điểm cao,`chứ không phải là để trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Từ đó, việc gian lận trong thi cử diễn ra như một Cách để học sinh đối phó với gia đình và nhà trường, một cách để họ tự giải tỏa phiền phức cho bản thân.
Tuy nhiên tất cả những lý do ấy thực chất chỉ là ngụy biện cho sự nản chí, không có quyết tâm vươn lên trong học tập. Nếu họ ham học hỏi thì sự kiềm chế của họ đối với những trò chơi điện tử phải mạnh mẽ hơn những gì họ nói. Nếu họ quyết tâm phấn đấu thì những sức ép từ gia đình sẽ biến thành động lực khiến họ cố gắng hơn, khiến cho họ chuyên cần hơn và thẳng thắn hơn để đối diện với cha mẹ và nói lên những điều họ mong muốn. “Lười biếng” mới chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại những đức tính tốt đẹp khác của học trò.
Gian lận trong thi cử là một việc làm xấu, cần phải được nhanh chóng đẩy lùi ngăn chặn. Với mong muốn có được môi trường học thân thiện, công bằng, nghiêm túc, đặc biệt là xóa bỏ việc gian lận trong thi cử, cả xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những việc làm thiết thực cho nền giáo dục.
Hiểu được tâm lý học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan, tổ chức trò chơi củng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Hình thức giảng dạy theo cách thảo luận nhóm cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. Khi học sinh nắm chắc và nhớ kĩ kiến thức, việc ôn luyện cho kiểm tra sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh sẽ không cần phải dựa dẫm vào “phao” thi hay bất cứ hình thức gian lận nào khác nữa. Thêm vào đó, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và càng đi sâu vào tâm lý học sinh, khiến cho họ ý thức rõ nét hơn về những tác hại mà gian lận gây ra cho cuộc sống mai sau của họ. Sự thấu hiểu của gia đình đối với những cố gắng nỗ lực của con em mình cũng khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ, trở nên kiên trì hơn trong quá trình học tập.
Nhưng điều quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập. Chúng ta có thể thực hiện những việc làm nho nhỏ để “lên dây cót tinh thần” khi học: như trang trí góc học tập với. những khẩu hiệu kích thích tính ham học, như: “Học, học nữa, học mãi”, “Không gian lận trong thi cử”, “Học vì ngày mai tươi sáng”,… Khi nhìn những khẩu hiệu này, vô hình trung chúng ta đang tự xác định lại mục đích học tập đúng dẫn cho bản thân mình, từ đó học tập sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu mà học sinh không thể phủ nhận.
Hơn nữa, học sinh cũng cần phải biết cách sử dụng thời gian của mình có hiệu quả nhất. Thay vì lên mạng lướt web, chơi game, tại sao ta không lên các diễn đàn trao đổi tư liệu, kinh nghiệm học để mở rộng thêm kiến thức đã được học trên lớp. Với cách này, internet sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với mỗi học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, tiếp tục bước đi trên con đường học vấn của mình.
Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!
I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này
Tham khảo nha em:
Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp
Tham khảo: Nghị luận về gian lận trong thi cử (7 mẫu) - Văn mẫu lớp 9
Gợi ý:
I. Mở bài: giới thiệu gian lận trong thi cử
Trung thực là một đức tính rất đáng quý và đáng coi trọng tỏng xã hội. hiện nay làm gì cũng cần đức tính trung thực kể cả bạn có làm gi đi nữa thì trung thực vẫn luôn đặc lên hàng đầy. nhưng hiện nay, thế hệ trẻ, tương lai của đất nước thể hiện tính không trung thực qua gian lận trong các kì thi, vì bệnh thành tích mà đẩy con người đến gian lận trong kì thi.
II. Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi
1. Giải thích gian lận trong thi cử là gi:
- Là không trung thực, dối trá trong kì thi
- Không làm đúng với khả năng của mình
- Làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:
- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.
- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu,….
- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:
- Do học sinh lười học
- Do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con
- Nhà trường vì bệnh thành tích
4. Hậu quả của gian lận trong thi cử:
- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng
- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước
- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội
5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:
- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai
- Xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt
- Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu tục ngữ đã thể hiện phần nào sự thông minh, tinh nghịch của những cô cậu tuổi đến trường. Sự thông minh ấy được bộc lộ trong việc tiếp thu bài, trong việc vui chơi, trong việc sinh hoạt tập thể.… Tụy nhiên, thời gian gần đây, sự thông minh của học trò được sử dụng vào một mục đích không tốt, gây bức xúc trong nhà trường nói riêng và với xã hội nói chung. Mục đích đó là: gian lận trong thi cử.
Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.
Hơn nữa, gian lận khi còn trong giai đoạn trường thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển. Gian lận trong thi cử đang làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước. Còn đối với gia đình và nhà trường, điểm số “ảo” do gian lận trong thi cử có được sẽ khiến đánh giá của các bậc cha mẹ và giáo viên đối với học sinh trở nên rối loạn gây khó khăn trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ. Như vậy, gian lận trong thi cử hoàn toàn là một việc làm xấu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những việc làm thiếu trung thực ấy?
Có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Những trang web, mạng internet, những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này, thì đừng nói một tiếng, cả đêm thậm chí cả ngày hôm sau cũng khó mà có thể dứt ra được. Như vậy, các trò chơi trên Internet đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc học hành thi cử của học sinh.
Không những vậy, có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kĩ lưỡng cho việc học của con bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Họ không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi. Thử hỏi kiến thức thu thập được là bao? Sức ép từ gia đình, từ thầy cô khiến học sinh mất phương hướng, lầm tưởng mục đích của việc học là để có điểm cao,`chứ không phải là để trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Từ đó, việc gian lận trong thi cử diễn ra như một Cách để học sinh đối phó với gia đình và nhà trường, một cách để họ tự giải tỏa phiền phức cho bản thân.
Tuy nhiên tất cả những lí do ấy thực chất chỉ là ngụy biện cho sự nản chí, không có quyết tâm vươn lên trong học tập. Nếu họ ham học hỏi thì sự kiềm chế của họ đối với những trò chơi điện tử phải mạnh mẽ hơn những gì họ nói. Nếu họ quyết tâm phấn đấu thì những sức ép từ gia đình sẽ biến thành động lực khiến họ cố gắng hơn, khiến cho họ chuyên cần hơn và thẳng thắn hơn để đối diện với cha mẹ và nói lên những điều họ mong muốn. “Lười biếng” mới chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại những đức tính tốt đẹp khác của học trò.
Gian lận trong thi cử là một việc làm xấu, cần phải được nhanh chóng đẩy lùi ngăn chặn. Với mong muốn có được môi trường học thân thiện, công bằng, nghiêm túc, đặc biệt là xóa bỏ việc gian lận trong thi cử, cả xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những việc làm thiết thực cho nền giáo dục.
Hiểu được tâm lí học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan, tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Hình thức giảng dạy theo cách thảo luận nhóm cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. Khi học sinh nắm chắc và nhớ kĩ kiến thức, việc ôn luyện cho kiểm tra sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh sẽ không cần phải dựa dẫm vào “phao” thi hay bất cứ hình thức gian lận nào khác nữa. Thêm vào đó, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và càng đi sâu vào tâm lí học sinh, khiến cho họ ý thức rõ nét hơn về những tác hại mà gian lận gây ra cho cuộc sống mai sau của họ. Sự thấu hiểu của gia đình đối với những cố gắng nỗ lực của con em mình cũng khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ, trở nên kiên trì hơn trong quá trình học tập.
Nhưng điều quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập. Chúng ta có thể thực hiện những việc làm nho nhỏ để “lên dây cót tinh thần” khi học: như trang trí góc học tập với. những khẩu hiệu kích thích tính ham học, như: “Học, học nữa, học mãi”, “Không gian lận trong thi cử”, “Học vì ngày mai tươi sáng”,… Khi nhìn những khẩu hiệu này, vô hình trung chúng ta đang tự xác định lại mục đích học tập đúng dẫn cho bản thân mình, từ đó học tập sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu mà học sinh không thể phủ nhận.
Hơn nữa, học sinh cũng cần phải biết cách sử dụng thời gian của mình có hiệu quả nhất. Thay vì lên mạng lướt web, chơi game, tại sao ta không lên các diễn đàn trao đổi tư liệu, kinh nghiệm học để mở rộng thêm kiến thức đã được học trên lớp. Với cách này, internet sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với mỗi học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, tiếp tục bước đi trên con đường học vấn của mình.
Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai củạ bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!