K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2021

Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Cái đẹp trong nghệ thuật luôn cao hơn cái đẹp trong cuộc sống. Thế giới trong văn chương luôn là hình ảnh của thế giới thực đã được nhà văn sáng tạo lại theo cách riêng của mình. bàn về điều đó, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”

Phát biểu của Hoài Thanh khẳng định tính sáng tạo của nhà văn, cái riêng, sự độc đáo của mỗi tác giả trong tác phẩm. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. Nhà văn phải bám sát hiện thực, mỗi tác phẩm phải là một thế giới riêng biệt không lặp lại.

“Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn và phản anh nên cái thực tế của thời đại”. Một nhà văn chân chính mà không đem đến một cách nhìn khác đi? Một nhà văn đích thực mà chỉ đem một tiếng nói chung chung vô vùng nhạt nhẽo? Ấy đâu phải nghệ thuật. Nghề văn không hề dễ dàng, để sáng tạo nên tác phẩm tác phẩm hay đó là cả một quá trình lao động đầy gian khó và cực nhọc. Trải mình với đời, ta lắng lòng và chiêm nghiệm với những ngang trái trong bốn bể, ta chắt lọc được những điều quý giá và đẹp đẽ của cuộc đời và con người.

Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Tự chính sự trải nghiệm, nhà văn sẽ dần hoàn thiện nhân cách bản thân, nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. Nhận định trên đã nêu lên khái quát chung cho quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính. Không chỉ vẽ ra thế giới thu nhỏ của hiện thực cuộc đời mà chính nhà văn còn xây dựng và hoàn thiện bản thân cho cao đẹp.

Như một định luật muôn thuở, văn học phản ánh hiện thực và đã là định luật thì không có một ngoại lệ nào cả. Cuộc đời ẩn chứa biết bao điều bí ẩn mà ta chưa khám phá, những tiếng nói thỏ thẻ mà ta chưa thể lắng nghe và những tiếng khóc than hậm hực cho số phận chưa được đồng cảm. Cuộc đời này chính là chất liệu vô tận, là biển xanh trùng khơi cho người nghệ sĩ khai khác những “hạt bụi vàng” mà góp nên trang. “cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Thoát thai từ hiện thực, văn học sẽ mãi luôn bén rễ vào cuộc đời, hút nguồn nhựa dạt dào chảy trong lòng cuộc sống và trở thành cây xanh tỏa bóng mát lại cho đời.

Là nhà văn, anh phải để ngòi bút thấm đẫm chất mặn mòi của nghiên mực để văn anh cất lên những âm thanh mang hơi thở của hiện thực, vẽ nên bức tranh về đời một cách chân thực và sâu sắc. Thần Ăng-tê chỉ bất khả chiến bại khi chân chạm vào đất. Không một ai địch nổi người trừ khi người bị nhấc ra khỏi mặt đất. Lúc ấy chàng sẽ chết vì không còn nhận được sức mạnh từ Đất Mẹ. Văn học cũng vậy, những tác phẩm sẽ sống nếu được tắm mát và nuôi dưỡng trong mạch sữa tươi mát của cuộc đời. Chế Lan Viên -người đã từng trải nghiệm thấm thía điều này nên trong bài “Sổ tay thơ” thi sĩ đã viết:

“Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi
Còn một nửa, để mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa”.

Cuộc sống bao la và kì diệu làm sao! Nó đưa văn học gần gũi với cuộc đời thế nhưng văn học không phải phản ánh hiện thực như những gì nó có. Nhà phê bình người Nga Bêlinxki từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Văn học sẽ như thế nào nếu nó chỉ là những con chữ hiện thực nằm thẳng đơ trên trang giấy? Tác phẩm sẽ tồn tại nếu đó chỉ là sự photocopy không hơn không kém? Không, “văn học là sự thật ở đời” (Vũ trọng Phụng) nhưng chỉ được phơi bày qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Ngụp lặn giữa biển đời mênh mông, người nghệ sĩ đồng cảm, đau xót bằng tình cảm đã được rung lên bần bật với những số phận những bi kịch.

Và khi vào trang giấy, những con người ấy sẽ hiển hiện qua đôi mắt tư tưởng của nhà văn, thế giới được tái hiện trên tấm thảm tình cảm người nghệ sĩ. Bằng năng lực sáng tạo và độ nhạy bén tinh tế, nhà văn sẽ tạo lập cho mình một thế giới riêng và thế giới ấy là hiện thực được phản chiếu qua ánh sáng tư tưởng của nhà văn. Nói như Hoài Thanh : “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”.

Cùng một đề tài về người nông dân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã nói về số phận cơ cực của những người nông dân trong cảnh bần cùng hóa, Nam Cao thì đề cập sự tha hóa của con người trước những tác động nghiệt ngã của hoàn cảnh sống còn Thạch Lam âu lo cho tình trạng sống mòn, vô nghĩa, buồn tẻ của những số phận trong xã hội. Sự khai thác khác nhau này sẽ khắc họa chân dung từng nhà văn với đường nét mà ta có thể ghi nhớ bằng những tác phẩm tuyệt bút của họ. Không chỉ vậy, những cái nhìn khác biệt sẽ càng làm cho thi đàn văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn và không ngừng làm mới trong chiều kích của thời gian.

Nếu như văn học Nga có Puskin với “Con gái của viên đại úy”, Đôttoiepxki với “Tội ác và trừng phạt”, Mỹ thì có O.Henri với truyện ngắn xuất sắc “Chiếc lá cuối cùng” thì ở Pháp ta có tiểu thuyết vĩ đại “Những người khốn khổ” của Victo Hugo. Đọc tác phẩm ta không chỉ thấy bối cảnh xã hội Pháp trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ 19 mà đó còn là một cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.

Tác phẩm như tấm gương phản chiếu hiện thực lúc bấy giờ mà trong sự phản chiếu ấy bật lên những giá trị nhân văn cao đẹp. Cái đẹp trong tác phẩm được thể hiện đa dạng trên nhiều bình diện khác nhau nhưng chủ yếu nằm ở phẩm chất của con người. Họ là những người lao động khốn khổ, những người có thân phận thấp kém, bị xã hội tư sản phủ nhận, coi rẻ nhưng lại tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp, cao cả. Đó là GiăngVanGiăng – vị thánh vốn là một người tù khổ sai, người sống trọn một đời bao dung và cứu vớt người nghèo; là Phăngtin – “cô gái điếm” có tình mẫu tử sánh tựa Đức Mẹ, người đã bán cả răng, tóc và cả thân xác, bán đi danh dự và nhân phẩm của mình để con mình được hạnh phúc ;Côdét – cô bé lọ lem trong xã hội tư sản. Bị kịch của họ là đói nghèo, khốn khỏ bởi sự vùi dập của xã hội nhưng mỗi người vẫn toát lên vẻ đẹp từ phẩm chất của họ. Tác phẩm như bản tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, họ vượt qua số phận nghịch cảnh, họ bước ra từ bóng tối và vươn tới ánh sáng. Đại thi hào Vichto Hugo đã trao trọn niềm tin và tình yêu thương của mình dành cho người lao động, ông đã chỉ ra những phẩm chất sáng ngời của họ và ông xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩ vĩ đại nhất thế kỉ 19.

Quá trình sáng tạo là một hành trình song song, cuộc đời đã được thể hiện qua cái nhìn của nhà văn chất chưa bao duy tư, trăn trở của một tấm lòng yêu thương con người và chính những ưu tư day dứt về cuộc đời con người ấy nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu xót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. Ibsen từng khẳng định “Sáng tác, có nghĩ là tiến hành một cuộc xét xử không giả dối về chính mình”. “Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với người đọc. Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu” (Pautovski). Một cuộc xét xử sẽ khiến nhà văn càng thêm đầy đủ trong nhận thức về thế giới và đôi mắt sẽ luôn hướng về con người với bao niềm yêu thương và tin tưởng. Vui biết bao sau tác phẩm không riêng độc giả vươn đến giá trị chân – thiện – mỹ mà nhà văn, người sáng tạo cũng dần hoàn thiện bản thân hơn.

Những trang viết của Nam Cao về người trí thức nghèo trước cách mạng tháng 8 cũng chính là những suy tư, trăn trở của chính con người Nam Cao. Trong đó bi kịch của nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” thể hiện rõ nhất những tăn trở, suy tư của ông với tư cách con người và nghệ sĩ. Hộ vấp phải bi kịch đầu tiên đó là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Đối với anh, văn chương là trên hết, là khát vọng lớn nhất của anh. Anh muốn viết tác phẩm “lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Một giấc mơ cao cả và chính đáng, anh có quyền mơ như thế với tư tưởng lớn như vậy.

Thế nhưng đớn đau thay “cơm áo không đùa với khách thơ”. Anh không thể sống ích kỷ cho riêng mình, anh còn có mẹ già và vợ con, anh phải sống có trách nhiệm. Chính những nỗi âu lo về tiền bạc đã níu kéo giấc mộng văn chương của đời trai trẻ. Làm thế nào đây khi mai lại đến hạn nộp tiền? Sống sao khi đàn con thơ chưa ăn được bữa no? Anh phải viết, bắt buộc phải viết thật nhanh và vội để không chết đói. Cái nghèo đói và trách nhiệm gia đình đã đẩy anh vào bi kịch văn chương. Anh không khóc nhưng có lẽ ta có thể thấu những những giọt nước mắt chua xót bất lực của anh. Có người cho rằng anh chính là hình ảnh của Nam Cao thời kỳ trước cách mạng. Không, Nam Cao đã có có thể bị áo cơm ghì chặt nhưng ông vẫn hơn Hộ, ông đã viết nên những áng văn hay nhất về cuộc đời và những kiếp lầm than như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa…

Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo trong Đời thừa. Đó là ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ và sự cảm thông sâu sắc với người trí thức nghèo. Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm con người thì Nam Cao mới viết nên những câu văn lay động lòng người như thế. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ dường như lãnh đạm ấy lại chính là một tấm lòng sôi nổi, nhiệt thành, một trái tim của tình nghĩa.

Bàn về thiên chứ của người nghệ sĩ, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền tây.”

Người nghệ sĩ phải hút lấy chất mật ngọt tinh túy nhất của “quặng” cuộc đời, chưng cất những chất liệu hiên thực để tạo nên tác phẩn thật sự có giá trị ở đời. Sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài và thấm đẫm những giọt nước mắt. Để trở thành nhà văn không khó nhưng một nhà văn chân chính lại không hề dễ dàng. Người nghệ sĩ phải sống thật với đời, “cảm” sâu những tiếng nói tình cảm vẫn ngày đêm thổn thức giữa chốn bộn bề, không ngừng sáng tạo và bồi dưỡng tâm hồn mình để tư tưởng tình cảm tốt đẹp có thể lan tỏa muôn nơi. Văn học dẫu cho cùng vẫn là câu chuyện của những trái tim đồng điệu, của những tiếng nói đồng tình, đồng chí, đồng ý vì thế bạn đọc phải nâng cao nhận thức cũng như không ngừng bồi đắp trái tim cho đẹp, cho tốt. Khi ấy văn học đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình: hướng con người đến giá trị đích thực Chân – Thiện – Mỹ. Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời

Vai trò của nhà văn với đời sống văn học Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong c ũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học. Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói: “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”

Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”. Những nhân tố cần có đối với một nhà văn Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành những kĩ sư, bác sĩ… nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”,… Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Nhà văn phải có năng khiếu, có tài, có cái tâm đẹp, phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì. Nhà văn phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa, phải sống hết mình, phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn, phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”. – Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác.

Nhà văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa với khách thơ) …  Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ… Vì thế văn chương có ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi s ĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ.  Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ. Quá trình sáng tạo

Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…”. Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng. Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ. Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.

Đối với nhà văn khi sáng tạo không lặp lại mình không lặp lại người khác. Phải có cách nhìn, khám phá, phong cách độc đáo. Đối với người đọc, hãy xem tác phẩm viết gì, viết như thế nào. Đối với lịch sử văn học, thực chất đóng góp của nhà văn thể hiện cách nhìn, sự mới mẻ. Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả hoặc Mác -xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.

Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.Văn chương muôn đời là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác. Chắt chiu từng những hạt bụt vàng giữa cuộc đời để đúc nên “bông hồng vàng”, nhà văn thực sự đem lại hạnh phúc cho cuộc sống và chính mình. “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ nầy tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác“. (Hoài Thanh). Tác phẩm văn học dù cho viết về cái xấu hay cái tốt,lương thiện hay tàn ác nhưng một khi đã bắt rễ vào hiện thực và chất chứa những giá trị nhân văn to lớn thì mãi mãi văn học sẽ sống và bầu bạn với con người dẫu “mọi lý thuyết là màu xám, chỉ cầy đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt).

13 tháng 11 2016
Mở bài:
Giới thiệu dòng sông, cảnh chung bao quát vào mùa xuân
Thân bài:
Tả bầu trời trên con sông:
- Bầu trời trong xanh, nắng xuân tươi ấm áp, những đám mây trôi nhẹ...
- Đàn chim bay liệng, tiếng hót vang lừng.
- Gió xuân thổi nhẹ...
b. Tả hai bên bờ sông:
- Cây cối, thảm cỏ, bãi ngô...
- Con người: đi lại, chăm sóc hoa màu, chờ đò, giặt giũ...
c.Tả dòng sông:
- Nước sông...
- Âm thanh, hình ảnh lao động...


[​IMG]
[​IMG]

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu người thân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗi buổi trưa,chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
 
 
13 tháng 11 2016

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.

- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

13 tháng 11 2016

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.

- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

13 tháng 11 2016
Mở bài:
Giới thiệu dòng sông, cảnh chung bao quát vào mùa xuân
Thân bài:
Tả bầu trời trên con sông:
- Bầu trời trong xanh, nắng xuân tươi ấm áp, những đám mây trôi nhẹ...
- Đàn chim bay liệng, tiếng hót vang lừng.
- Gió xuân thổi nhẹ...
b. Tả hai bên bờ sông:
- Cây cối, thảm cỏ, bãi ngô...
- Con người: đi lại, chăm sóc hoa màu, chờ đò, giặt giũ...
c.Tả dòng sông:
- Nước sông...
- Âm thanh, hình ảnh lao động...


[​IMG]
[​IMG]

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu người thân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗi buổi trưa,chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
 
Chúc bn hok tốt!
14 tháng 11 2016

Cái này mà là mùa xuân à!!!!!bucquagianroibucminhkhocroi

7 tháng 3 2018

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
Một trong những con vật được xem là người bạn thân thiết với con người nhất là con chó. Chó thông minh, có thể giúp bạn nhiều công việc. chính vì thế mà chó là con vật mà tôi yêu thích nhất.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Chó có guồn gốc từ loài sói
- Con người đã thuần hóa trở thành người bạn với chúng ta ngày nay
2. Phân loại
- Chó ta
- Chó tây
- Chó Chihuahua
- Chó bẹc rê
……..
3. Tả bao quát
- Là một vật nuôi
- Có 4 chân
- Có 1 lớp long bao phủ bên ngoài
4. Tả chi tiết
- Long: màu đen, màu nâu, màu đốm,….
- Cân nặng
- Đầu: to hay nhỏ
- Mắt
- Đuôi
- Mũi
- Mõm
- Tai
5. Hoạt động của chó
- Con chó rất khôn ngoan: sủa mỗi khi nhà có khách lạ hay có người lạ
- Chó là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Chó thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
6. Quan hệ với con người
- Thân thiện
- Trung thành
- Người bạn thân thiết
III. Kết bài:
- Nếu cảm nghĩ và tình cảm đối với chó
- Thể hiện tình cảm của mình đối với chú chó như thế nào?
- Khẳng định giá trị của chó.
bài văn :

   Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó. 

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

chúc bn hok tốt

 
7 tháng 3 2018

DÀN Ý 

1)  Mở bài

- Nhà em có nuôi nhiều gà.

- Em thích nhất là chú gà trống thiến.

2) Thân bài

a) Hình dáng:

- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.

- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.

- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.

- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.

- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.

- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.

- Đôi mắt như hai hạt tiêu.

- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.

- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.

b)Hoạt động, tính nết

- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.

- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.

- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.

- Dũng cảm chống lại đối thủ.

3)Kết bài

- Gà trống rất có ích.

- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.

- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.

"Ò...ó...o...o", đó là tiếng gây của chú gà trống nhà tôi vào mỗi buổi sáng sớm. Từ bao giờ, chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức của gia đình tôi, là một người bạn gắn bó thân thiết của cả nhà.

Chú gà trống ấy được mẹ tôi mang từ nhà bà ngoại về để nuôi. Ngày chú mới về, chỉ nặng tầm hai, ba cân, vậy mà giờ đây sau vài tháng, chú đã nặng bốn, năm cân, trở thành một chú gà trống lực lưỡng, một vòng tay tôi ôm không xuể. Cái đầu chú to gần bằng nắm tay người lớn, trên đỉnh đầu có chiếc mào đỏ chót như bông hoa mào gà khiến chú lúc nào cũng kiêu hãnh bước đi dưới ánh nắng mặt trời. Đôi mắt chú nhỏ, đen láy như hạt hai hạt cườm, long lanh ngấn nước. Chiếc mỏ vàng sậm, nhọn hoắt giúp chú bắt con mồi được dễ dàng hơn. Chiếc cổ dài, mỗi khi cất tiếng gáy, chiếc cổ ấy lại vươn cao lên, hướng về nơi ông mặt trời chuẩn bị ló dạng, cất tiếng gáy cao vút.

Tôi yêu thích nhất là bộ lông đầy màu sắc của chú gà trống. Bộ lông mượt mà, óng ánh xen lẫn giữa các màu chàm, cam, đỏ, vàng,..Dưới ánh nắng mặt trời, bộ lông ấy càng rực rỡ hơn khiến chú gà như khoác trên mình chiếc áo choàng lông vũ quý phái, sang trọng. Trên mình chú là đôi cánh to, cũng được thêu hoa dát vàng màu lông lộng lẫy, thỉnh thoảng đôi cánh ấy lại đập mạnh, vỗ vỗ khiến mọi vật xung quanh đổ rạp .Chiếc đuôi xòe rộng, trông như chiếc chổi lông tung tẩy đằng sau theo mỗi nhịp bước chân. Hai chân của chú gà vàng ươm, tuy nhỏ và gầy guộc nhưng chắc chắn, những ngón chân chắc khỏe xòe ra, đặc biệt là chiếc cựa là vũ khí lợi hại vô cùng của chú gà để chú bắt mồi, tiêu diệt kẻ thù của mình.

Kể từ khi có chú gà trống ấy, gia đình tôi lúc nào cũng tràn ngập âm thanh của tiếng gà gáy. Chú như một người thủ lĩnh canh gác cho khu vườn nhà tôi, bắt sâu, bắt giun,...giúp cây trồng khỏe mạnh. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra vườn cho gà ăn, ngồi nghe bố giải thích về những đặc điểm cơ thể của chú gà để có thể hiểu hơn về loài vật này. Có khi chú gà bị ốm, ngày hôm đó không có tiếng gáy quen thuộc của chú, cả nhà tôi ai cũng lo lắng cho chú, mong chú luôn khỏe mạnh.
Từ bao giờ, sự hiện diện của chú gà trống đã trở nên rất quen thuộc với gia đình tôi, giống như một người bạn vậy. Tôi rất yêu quý chú gà nhà tôi. Tôi sẽ luôn chăm sóc chú để chú khỏe mạnh và ngày càng lớn hơn.
 

Văn lớp 5: Tả con gà trống nhà em

14 tháng 10 2018

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.