K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2021

Mình chỉ nghĩ sương sương thôi, có thể chưa đúng hoặc thiếu ý hay khó hiểu, chỉ mong được thông cảm!

Câu 1: Em học được từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là không nên kiêu căng ngạo mạn, không thì chỉ rước họa vào thân. Không nên thiếu suy nghĩ như Dế Mèn mà vô tình gây hại cho người khác, đặc biệt là những người không có tội tình, không có ân oán gì với mình. Từ nhân vật Dế Choắt, em học được bài học là hãy biết cách bao dung, vị tha, sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho người khác để người đó trở nên tốt hơn.

Câu 2: Theo em, từ được cấu tạo từ các tiếng, chúng ghép lại với nhau sẽ có nghĩa.

Câu 3: Từ đơn là từ chỉ có một tiếng duy nhất nhưng vẫn đảm bảo về mặt nghĩa của nó. Còn từ phức là từ được tạo nên bởi 2 tiếng hoặc trở lên để thành một từ không bị vô nghĩa.

Câu 4: Theo em, từ ghép là những từ mà tất cả các tiếng trong từ đó đều mang nghĩa (bao gồm cả những từ Hán Việt, những từ mượn của Pháp,...) còn từ láy là một hoặc cả hai tiếng trong đó đều mờ nghĩa hoặc vô nghĩa nhưng khi ghép lại với nhau tạo ra một từ có ý nghĩa, thường có dấu hiệu lặp lại âm đầu hoặc vần hay thậm chí là cả hai tiếng trong từ đó y hệt nhau (VD: ngoan ngoãn, phành phạch, giòn giã,...)

Câu 5: Mình đã viết chi tiết tính chất của từ ghép và từ láy ở dòng trên rồi nhé. Bạn chỉ cần từ đó mà xét xem sự khác biệt giữa từ ghép và từ láy thôi nha!

Nhắc lại nà: Mình không chắc là đúng 100% nên đừng ném đá mình nhaa~~

Học tốt nè <3

10 tháng 9 2021

bạn ưi gửi văn bản đi

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

11 tháng 9 2021

em lớp 5 nhé

chị sớt mạng đi 

em sớt r nhưng ko biết copy đoạn nào

chúc chị học tốt

26 tháng 8 2016

Liên kết trong văn bản hả bạn

26 tháng 8 2016

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tính liên kết.

a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b. Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.

II. Luyện tập

Câu 1.

  - Nhận xét: các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được - > không có sự liên kết về mặt nội dung.

- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:

Câu 1 - > câu 4 - > câu 2 - > câu 5 - > câu 3 Câu 2. - Chưa có tính liên kết. - Vì phi logic về mặt nội dung :

+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở câu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.

+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Chẫu bà Chuộc”.

Câu 3. Điền từ thích hợp.

Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của “bà”, và nhớ lại ngày nào “bà” trồng cây, “cháu” chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả “bà” sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho “cháu”, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. “Thế là” bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4.

  - Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.

- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một câu thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.

Câu 5.

- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.

- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản. Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.

6 tháng 3 2018

Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

- Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

- Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh...): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

    + Một ngày trong trẻo, sáng sủa

    + Cây thêm xanh mượt

    + Nước biển lam biếc đậm đà hơn

    + Cát lại vàng giòn hơn

    + Lưới nặng mẻ cá giã đôi

- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

    + Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

    + Mặt trời nhú lên dần dần

    + Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

    + Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

    + Y như một mâm lễ phẩm

- Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:

Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc... Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.

Bài 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chép và học thuộc lòng đoạn văn (từ Mặt trời nhú lên dần dần đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh)

Bạn vào Vietjack nhé

6 tháng 3 2018

Soạn văn Cô Tô :

Câu 1: Bài văn Cô Tô có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung cùa mỗi đoạn là gì?

Trả lời:

Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:

-    Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.

-   Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.

-   Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Câu 2: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.

Trả lời:

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:

-   Không gian trong trẻo, sáng sủa.

-   Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.

-  Nước biển lam biếc, đậm đà.

-  Cát lại vàng giòn.

-  Lưới càng thêm nặng mẻ.

Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.

Câu 3: Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây.

Trả lời:

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa "Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông". Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.

Câu 4: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

Trả lời:

Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.

-   Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.

Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

4 tháng 12 2017

Soạn bài : Chỉ từ

 
 
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
 
CHỈ TỪ

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chỉ từ là gì?

a) Xác định các cụm danh từ có các từ in đậm trong những câu sau:

Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]

(Em bé thông minh)

Gợi ýông vua nọ, viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ

b) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm danh từ?

Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: ông vua, viên quan, làng, nhà. Các từ nọ, ấy, kia có vai trò xác định không gian cụ thể cho các sự vật được biểu thị bằng danh từ mà nó đi kèm, nhằm phân biệt sự vật ấy với sự vật khác.

c) Hãy so sánh các từ và cụm từ sau để rút ra được ý nghĩa mà các chỉ từ bổ sung cho danh từ.

ông vua / ông vua nọ;

viên quan / viên quan ấy;

làng / làng kia;

nhà / nhà nọ.

Gợi ý: Nếu như thiếu đi các từ in đậm thì các danh từ ông vua, viên quan, làng, nhà không được xác định cụ thể trong không gian, không biết người nói chỉ ông vua, viên quan nào, làng ở đâu, nhà nào, mặc dù các từ được gọi là chỉ từ như nọ, kia, ấy,... cũng có độ chính xác tương đối, phải được hiểu trong ngữ cảnh cụ thể.

d) Nghĩa của các từ ấy, nọ trong những câu sau có gì giống và khác so với các từ in đậm ở trên?

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

Gợi ý: Các từ ấynọ trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Các từ này có tác dụng xác định cụ thể các danh từ hồiđêm, là những từ chỉ thời gian, khác với các từ in đậm mang ý nghĩa định vị về không gian ở các câu trước. Các từ này đều là chỉ từ, chỉ khác nhau về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.

đ) Như vậy, chỉ từ có tác dụng gì?

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.

2. Hoạt động của chỉ từ trong câu

a) Hãy nhận xét về chức vụ của chỉ từ trong các ví dụ ở phần trên.

Gợi ý: Đặt các cụm danh từ có chỉ từ vào mô hình để xác định vị trí của chỉ từ. Ta sẽ thấy chúng đứng ở vị trí phụ ngữ sau, cùng với danh từ trung tâm và phụ ngữ trước tạo thành cụm danh từ: ông vua nọ, viên quan ấy, cánh đồng làng kia,...

b) Tìm các chỉ từ trong những câu sau:

(1) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

(Hồ Chí Minh)

(2) Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

(Bánh chưng, bánh giầy)

Gợi ý: Các chỉ từ: Đóđấy

c) Xác định chủ ngữ của câu: Đó là một điều chắc chắn.

Gợi ý:  Trong câu này, chỉ từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, nó thay thế cho nội dung đã được đề cập ở phần trước. Khi làm chủ ngữ trong câu, chỉ từ đi kèm với từ "là".

d) "Từ đấy" trong câu (2) là thành phần gì của câu? Hãy rút ra nhận định về chức vụ của chỉ từ trong câu này.

Gợi ý: "Từ đấy" là thành phần trạng ngữ của câu, xác định về thời điểm cho hành động tiếp theo. Như vậy, chỉ từ còn có thể có mặt trong thành phần trạng ngữ của câu.

đ) Như vậy, trong câu, chỉ từ thường giữ chức vụ gì?

Chỉ từ thường làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ. Chỉ từ cũng có thể làm chủ ngữ, hay trạng ngữ trong câu.
4 tháng 12 2017

Lên google “sợt” là có liền àk, kkk

5 tháng 9 2021

Cái này em nên tự viết vì đó là cảm nhận của em mà?

5 tháng 9 2021

tại h e chưa nghĩ ra với e cũng ko biết làm như thế nào nên em muốn có một bản để tham khảo ạ

19 tháng 7 2017

dài lắm bạn ạ

19 tháng 7 2017

thế cx ns đc thân mậu dũng

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rểTruyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ TinhBài ca chiến công của Sơn TinhSơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với