Giải thích điều 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng (Ngữ văn - Lớp 7)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước bàn học của em có treo bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho một bạn thiếu niên, kèm theo năm điều Bác dạy. Hằng ngày em thường ngắm nhìn bức ảnh và suy nghĩ về năm điều Bác dạy đó. Điều thứ năm trong năm điều Bác dạy chính là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đểthực hiện lời dạy của Bác, ta cần hiểu rõ thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Theo em hiểu, khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy những mặt chưa tốt của mình để rèn luyện, khắc phục, đồng thời luôn có ý thức học hỏi bạn hè và những người xung quanh. Thật thà là không gian dối trong khi làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Còn gan dạ không sợ gian khổ, nguy hiểm là dũng cảm. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu của con người.
Nhưng tại sao đội viên thiếu niên chúng ta cần rèn luyện ba đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đôi với thiếu niên chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu, mới mau chóng tiến bộ. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cảm làm sao có thể hoàn thành được các nhiệm vụ đó. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Đọc truyện các anh hùng liệt sĩ cách mạng, các gương “người tốt, việc tốt”, em thấy các anh hùng liệt sĩ, các bạn “cháu ngoan Bác Hồ” và rất nhiều tấm gương khác đều là những con người khiêm tôn, thật thà, dũng cảm. Anh Kim Đồng đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ tài liệu và cán bộ cách mạng. Anh Vừ A Dính khi bị giặc bắt đã không chịu khai báo mà còn lập mưu lừa được giặc. Các anh Kpa Kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc cũng đều là những tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Gần gũi với chúng ta hơn còn có rất nhiều người là những học sinh giỏi đãtừng đoạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp, song vẫn khiêm tôn học tập các bạn. Rồi còn biết bao bạn luôn nêu gương thật thà, trung thực trong cuộc sống hằng ngày.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu nhưng không phải tự nhiên mà có được, trái lại nó đòi hỏi phải được rèn luyện thường xuyên qua quá trình lâu dài. Là một đội viên đang phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản, em luôn ghi nhớ những điều Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó trong những công việc nhỏ hằng ngày. Trong lớp em, có những bạn cảm thấy như xung quanh mình không có ai đáng học tập, lại có những bạn tự buông lỏng mình và nghĩ rằng sau này ra đời rèn luyện cũng vừa. Riêng em, em lại thấy nếu mình có ý thức rèn luyện thì xung quanh mình, ở trường lớp cũng như ở ngoài xã hội, có biết bao tấm gương để mình có thể học tập được. Luôn có ý thức học hỏi các bạn học sinh giỏi, trung thực, nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc khuyết điểm với thầy giáo, cô giáo, với cha mẹ, thẳng thắn, trung thực trong mọi quan hệ với bạn bè... chính là những điều em luôn phấn đấu thực hiện.
Thế hệ chúng em không có may mắn được Bác trực tiếp dạy bảo, chăm sóc, nhưng những điều Bác dạy vẫn rất in đậm trong tâm trí em. Nghĩ tới công lao trời biển của Bác, nghĩ đến tấm lòng yêu thương vô hạn mà Bác đã giành cho các thế hệ, em luôn thầm hứa sẽ xứng đáng là cháu ngoan của Bác trong mỗi công việc hàng ngày, cố gắng rèn luyện theo năm điều Bác dạy.
Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh’. Quả thật là như vậy. Lúc sinh thời, dầu bận trăm công nghìn việc, Bác của chúng ta vẫn không quên quan tâm chăm sóc đến con cháu của mình. Giờ đây tuy Bác không còn nữa, nhưng những lời giáo huấn của Người vẫn còn mãi. Đó là những bài học giáo dục đáng quý cho mỗi chúng ta. Là thiếu niên nhi đồng ai lại không thuộc “Nám điều Bác Hồ dạy”. Trong đó ở điều thứ hai Người dạy “Học tập tốt lao động tốt”.
Lời nói ngắn gọn, nhưng muốn hiểu cho thấu đáo thật không đơn giản chút nào. Ta phải hiểu sao cho đúng và thực hiện thế nào để không phụ lòng mong mỏi của Bác?
“Học tập tốt” trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình động cơ, mục đích, học tập đúng đắn. Học tập là để có kiến thức, mở mang trí tuệ, nắm được kiến thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng mà cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã nói: “Muốn Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người XHCN”. Con người của xã hội mới phải là con người vừa hồng vừa chuyên, nghĩa là phải gồm cả tài và đức. Như vậy tài năng, đạo đức ở đâu mà có? Phải chăng đó là do ta phải "học tập tốt”.
Là học sinh cần phải học theo năm điều Bác Hồ dạy
Nhưng “học tập tốt” là phải học như thế nào? Trước hết ta cần có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp. Muốn học cho có kết quả thì ta phải cần cù chăm chỉ, vượt mọi khó khăn, không lùi bước trước những trở ngại của quá trình học tập, ta phải biết kiên trì nhẫn nại, chủ động vươn lên nắm lấy cái tri thức. Lúc nào cũng cố gắng học tập không ngừng. Hơn thế ta phải học có phựơng pháp, không thể học vẹt hay học từ chương mà đạt hiệu quả tốt được. Từ cách vào lớp, nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đến cách học bài, cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà; từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống; từ học thầy đến học bạn y.y… tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho mình, nếụ ta biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp.
Không những học tập tốt mà còn phải lao động tốt nữa. Thế lao động tốt nghĩa là thế nào? Hiểu theo phạm vi hẹp, “lao động tốt” là rèn luyện để làm người lao động sau khi ra trường; là lao động một cách có ý thức, tự nguyện tự giác. Đã gọi là lao động thì phải đảm bảo ba yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao, dù là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà cũng thế. Nghĩa là khi lao động điều đầu tiên cần luu ý là phải có ý thức kĩ luật, phải đảm bảo giờ giấc nội quy lao động, không được tùy tiện muốn làm thì làm, không thì thôi. Bản thân mỗi người phải tự giác khép mình vào kỉ luật, nhận thức được ý nghĩa công việc mình làm, làm với ý thức mình là người chủ của công việc…
Ý NGHĨA 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY!
* Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
- Yêu tổ quốc nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là HS đã thể hiện được ý nói trên.
- Yêu đồng bào: Là lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.
* Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
- Học tập tốt nghĩa là: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. HS không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như: ở nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ, v.v…
- Lao động tốt: Là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Cụ thể như: Việc trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình.
Tóm lại, lao động giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.
* Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
- Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.
- Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi cộng cộng.
* Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chug. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…
* Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …
- Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.
- Dũng cảm:Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.
hok tốt!!
bạn tham khảo nha
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng ( 6- 8) câu trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị.
Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình.Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.
Câu 2. Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Học tập tốt, lao động tốt”. Em hãy giải thích lời dạy trên.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam và là người ông hiền lành rất mực yêu thương tuổi nhỏ Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng để Tổ quốc Việt Nam có những công dân tốt. Bác lúc nào cũng lo chăm bón, vun trồng lớp “măng non” phát triển tốt tươi. Mỗi thiếu nhi Việt Nam đều ghi nhớ năm điều Bác dạy. Một trong năm điều quý báu đó là “Học tập tốt, lao động tốt”. Tìm hiểu sâu ý nghĩa câu nói để phấn đấu vươn lên là nhiệm vụ của học sinh.
Câu nói ngắn, vẻn vẹn có sáu chữ nhưng hiểu cho đầy đủ ý cũng không đơn giản. Thế nào là học tập tốt? Theo em nghĩ, học tập tốt trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng vào cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy chúng em: học để làm người dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là làm người lao động có văn hóa, góp phần xây dựng đất nước.
Động cơ, mục đích học tập đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước những vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối... Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy tri thức để học tập tốt...
Nói đến phương pháp học tập khoa học là nói đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp, đến cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn v.v... tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp. Trao đổi với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.
Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em, lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dù là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ: đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm 3 yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. Học tập cũng là hình thức lao động trí óc của người học sinh.
Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tùy tiện, được chăng hay chớ; kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.
Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yêu cầu về kĩ thuật. Kĩ thuật, theo em nghĩ, là điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dù là sản xuất ra máy móc như các công nhân, hay làm một luống rau ở vườn trường như chúng em cũng vậy.
Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tố tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng, không những bảo đảm chất lượng mà còn làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kỉ luật, cải tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.
Lời dạy của Bác đã giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn đã trở thành “cháu ngoan Bác Hồ” cũng nhờ đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Riêng bản thân, em hiểu rõ dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cần tự rèn luyện mình theo những điều Bác dạy.
chúc bạn học tốt nha
( mk nghĩ câu 2 sẽ sai, nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
-Em thích nội dung2 nhất
- Em đã cố gắng là một học sinh giỏi , hay tham gia hoạt động của trường , lớp cũng như ở nhà , là một người con ngoan , trò giỏi
5 điều Bác Hồ dạy tự ghi nhé!
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Đó là đức tính rất tốt đối với mỗi chúng ta .Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.
Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.
Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”(lê nin)
Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….
Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Tham khảo:
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.
Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.
Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)
Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….
Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chung. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…
Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bàoHọc tập tốt, lao động tốtĐoàn kết tốt, kỷ luật tốtGiữ gìn vệ sinh,Thật thà, dũng cảm”.
Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bàoHọc tập tốt, lao động tốtĐoàn kết tốt, kỷ luật tốtGiữ gìn vệ sinh thật tốt,Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).
Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.
Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.
Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo.
bác hồ mong muốn chúng ta học tập tốt vì chúng ta là mầm non của tương lai.em phải học tập thật là giỏi để chúng ta góp phần xây dựng cho quê hương
- Bác Hồ mong các thế hệ học sinh chúng ta cố gắng hơn nữa, chăm chỉ học tập để có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu khác, làm rạng danh đất nước Việt Nam. Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng nhau đi lên, nhưng cũng không được ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác, phải biết tự lập, cần sự giúp đỡ khi cần thiết. Dũng cảm, dám đương đầu với mọi thử thách trong con đường dẫn đến thành công khó khăn, cơ cực. ... Bác Hồ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất đến với các chúng ta- những cô, cậu học trò. Những điều Bác dạy đều muốn chúng ta trở thành những công dân tốt, mai này lớn lên giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải cố gắn thực hiện lời dạy của Bác, bằng cách:
+ Chăm chỉ học tập, không được chơi những thứ tiêu khiển, nghiện ngập
+ Giúp đỡ mọi người xunh quanh bằng những việc mình có thể làm được
+ Đoàn kết, tương trợ bạn bè
+ Vâng lời thầy cô giáo, cha mẹ
...
Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh’. Quả thật là như vậy. Lúc sinh thời, dầu bận trăm công nghìn việc, Bác của chúng ta vẫn không quên quan tâm chăm sóc đến con cháu của mình. Giờ đây tuy Bác không còn nữa, nhưng những lời giáo huấn của Người vẫn còn mãi. Đó là những bài học giáo dục đáng quý cho mỗi chúng ta. Là thiếu niên nhi đồng ai lại không thuộc “Nám điều Bác Hồ dạy”. Trong đó ở điều thứ hai Người dạy “Học tập tốt lao động tốt”.
Lời nói ngắn gọn, nhưng muốn hiểu cho thấu đáo thật không đơn giản chút nào. Ta phải hiểu sao cho đúng và thực hiện thế nào để không phụ lòng mong mỏi của Bác?
“Học tập tốt” trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình động cơ, mục đích, học tập đúng đắn. Học tập là để có kiến thức, mở mang trí tuệ, nắm được kiến thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng mà cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã nói: “Muốn Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người XHCN”. Con người của xã hội mới phải là con người vừa hồng vừa chuyên, nghĩa là phải gồm cả tài và đức. Như vậy tài năng, đạo đức ở đâu mà có? Phải chăng đó là do ta phải "học tập tốt”.
Là học sinh cần phải học theo năm điều Bác Hồ dạy
Nhưng “học tập tốt” là phải học như thế nào? Trước hết ta cần có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp. Muốn học cho có kết quả thì ta phải cần cù chăm chỉ, vượt mọi khó khăn, không lùi bước trước những trở ngại của quá trình học tập, ta phải biết kiên trì nhẫn nại, chủ động vươn lên nắm lấy cái tri thức. Lúc nào cũng cố gắng học tập không ngừng. Hơn thế ta phải học có phựơng pháp, không thể học vẹt hay học từ chương mà đạt hiệu quả tốt được. Từ cách vào lớp, nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đến cách học bài, cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà; từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống; từ học thầy đến học bạn y.y… tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho mình, nếụ ta biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp.
Không những học tập tốt mà còn phải lao động tốt nữa. Thế lao động tốt nghĩa là thế nào? Hiểu theo phạm vi hẹp, “lao động tốt” là rèn luyện để làm người lao động sau khi ra trường; là lao động một cách có ý thức, tự nguyện tự giác. Đã gọi là lao động thì phải đảm bảo ba yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao, dù là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà cũng thế. Nghĩa là khi lao động điều đầu tiên cần luu ý là phải có ý thức kĩ luật, phải đảm bảo giờ giấc nội quy lao động, không được tùy tiện muốn làm thì làm, không thì thôi. Bản thân mỗi người phải tự giác khép mình vào kỉ luật, nhận thức được ý nghĩa công việc mình làm, làm với ý thức mình là người chủ của công việc…
I . Mở bài:
-Nói một chút về Bác: Lúc sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thiếu niên nhi đồng,....trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy học sinh chúng ta- tương lai của đất nước. và có câu:"Học tập tốt, lao động tốt" để đạt được thành công chúng ta sẽ luôn làm theo lời dạy đó.
II . Thân bài:
Học tập tốt là gì (phần này tự tìm hiểu nhé).
Lao động tôt là gì?
Sự gắn kết giữa học tập tốt và lao động tốt (tức là học đi đôi với hành nữa đấy)
Ngày xưa và bây giờ người ta vận dụng hai thứ đó như thế nào?
Tầm quan trọng của nó.....
Cảm nghĩ nữa nha: Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Người cũng đã từng nói :Người có đức mà không có tài cũng bỏ, có tài mà không có đức cũng bằng thừa........(Bác Hồ nói "người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó")
Kết bài: Nhấn mạnh lại lời Bác dạy có tầm quan trọng to lớn và lời hứa của mỗi học sinh chúng ta.