K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2020

Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn.Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!" Cả lớp tôi sững sờ.Những tiếng xì xào.Những giọt nước mắt.Những gương mặt buồn bã. Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” An- phông xơ Đô- đê. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng...

Lưu ý: Cái chỗ gạch chân là câu rút gọn đó bạn!

16 tháng 11 2021

Tham Khảo
Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là " Trường Đuy-sen " như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của " tôi ", của " chúng tôi " , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .

16 tháng 11 2021

Nội dung văn bản!!!!!

20 tháng 3 2022

tham khảo

Dàn ý

I. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát

II. Thân bài:

* Khổ 1:

- Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như".

---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

* Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

* Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

* Tóm lại

Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

Nêu cảm xúc khái quát.

bài làm

 

Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ vỏn vẹn với 12 câu thơ năm chữ, nhưng nó đã vẽ nên một bức tranh đầu thu tinh tế, đẹp đẽ với sự biến chuyển nhẹ nhàng, giao cảm của đất trời khoảnh khắc giao mùa.

Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra tín hiệu giao mùa qua hương ổi chín thoảng qua trong làn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Hương ổi chín là một mùi hương đặc biệt quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam. Dường như chính tác giả cũng ngỡ ngàng khi phát hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. Từ “bỗng” đã mang đến cho người đọc một cảm giác bất ngờ khi một mùi hương vốn dĩ quen thuộc mà lại có lúc bị bỏ quên. Mãi đến khi chớm sang thu, người ta mới có cơ hội tận hưởng từng chút hương vị thân thuộc của làng quê.

Tác giả sử dụng từ “phả” - sự bốc mạnh và tỏa ra thành luồng - để gợi nên sự liên tưởng cho người đọc về hương thơm nồng nàn tỏa ra từ những vườn ổi chín nơi vườn quê Bắc Bộ. Lúc này, làn gió đầu thu mang theo chút se lạnh càng làm nổi bật hương thơm ổi thêm nồng nàn. Đó là một mùi hương rất đổi quen thuộc với người Việt mà xa lạ với thi ca, nhưng lại được Hữu Thỉnh đưa vào ý thơ một cách vô cùng tự nhiên.

 

Sau làn gió se lạnh mang theo mùi hương ổi chín nồng nàn là làn sương mỏng đang chuyển động nhẹ nhàng khắp xóm nhỏ:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Làn sương mỏng được miêu tả với hai từ “chùng chình” như đang lan dần đến một cách chầm chậm theo nhịp thở của mùa thu. Có lẽ, chính sự xuất hiện của mùi hương ổi chính cùng làn sương mỏng đã khiến tác giả phải ngỡ ngàng, ngạc nhiên và bâng khuâng. Từ “hình như” chính là một sự phỏng đoán mơ hồ của tác giả trước một vài tín hiệu sang thu của vạn vật. Để cảm nhận bức tranh mùa thu tuyệt đẹp đó, nhà thơ đã dùng tất cả giác quan và sự rung động tinh tế của mình:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.

Tác giả đã có sự chuyển đổi tầm nhìn từ trong vườn ra ngoài ngõ, rồi mở rộng không gian bao la bên ngoài với dòng sông, bầu trời rộng lớn và khép lại bằng sự suy ngẫm về triết lý, giá trị sống trong cuộc đời. Những sự vật xuất hiện trong bài thơ đều miêu tả cảnh vạn vật đang chuyển dần sang thu một cách ngập ngừng. Dòng sông phải chăng đang cố ý trôi một cách chậm chạp, nhẹ nhàng để tận hưởng sự yên bình của mùa thu.

Trái ngược với trạng thái tận hưởng ấy là những cánh chim đang vội vã làm tổ, tha mồi để chuẩn bị đối phó với mùa đông khắc nghiệt. Sự trái chiều ấy chính là quy luật tự nhiên không đồng đều trong thời điểm giao thoa của muôn loài. Đồng thời, nó cũng là tâm trạng của con người khi đứng trước sự thay đổi của cuộc sống.

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Đây là hình ảnh rất độc đáo được thể hiện qua cảm nhận tinh tế của tác giả. Mùa hạ mùa thu đang ở hai đầu bến và đám mây phải chăng chính là nhịp cầu ô thước vắt qua. Qua đó, nhà thơ đã sử dụng không gian để miêu tả chuyển động của thời gian. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh thơ ấy là một thoáng bâng khuâng trong tâm trạng của Hữu Thỉnh.

Nếu tinh tế, người đọc có thể cảm nhận được âm điệu có phần trầm lắng trong sự sâu lắng của hai câu thơ này. Nói sơ qua về hoàn cảnh sáng tác thì bài thơ này được viết vào năm 1977 - hai năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Hữu Thỉnh lúc này là một người lính đã trở về với cuộc sống đời thường.

 

Trong giây phút cảm nhận sự chuyển mùa ấy, dường như tác giả bất giác nhớ về những người đồng đội đã mãi mãi an nghỉ giữa tuổi thanh xuân rực cháy cùng khát vọng trở thành “đám mây mùa hạ” cống hiến cho quê hương của mình. Để rồi, trong lời thơ dường như có chút gì đó nuối tiếc, có chút sự vấn vương, lại như là sự hồi tưởng như đám mây đang trôi nhẹ nhàng vì tiếc nuối mùa hạ. Vì thế mà câu thơ “vắt nửa mình sang thu” không chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà nó còn là sự lắng đọng trong nỗi ưu tư, trăn trở của tâm hồn thi nhân.

Hình ảnh của mùa hạ còn sót lại cũng được nhà thơ miêu tả một cách tinh tế, thi vị:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Sự chuyển giao mùa của đất trời vẫn chưa được hoàn thiện khi trong không gian vẫn còn đọng lại chút dư vị của mùa hạ. Mùa hạ vẫn còn chưa đi nên nắng hạ vẫn còn nồng, còn sáng, chỉ có điều là nó đã bắt đầu nhạt dần đi. Những cơn mưa mùa hạ lúc này cũng đã vơi dần đi khi hơi thở của mùa thu đang dần ôm trọn không gian. Những tiếng sấm bất chợt cũng vì thế mà dần dần ít đi.

Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạ vẫn còn, nhưng độ gay gắt của nó đang giảm để rồi chuyển hóa thành dịu êm. Dấu hiệu của mùa thu đang dần tăng lên nhưng sự phân hóa ranh giới hai mùa cũng vô cùng mong manh. Sự phân chia hai mùa vì thế mà chỉ có thể xác định qua sự nhạy cảm của giác quan, sự tinh tế của hồn người.

Âm điệu của khổ thơ giờ đang mang một màu trầm lắng đầy suy tư. Sự chuyển giao mùa chính là một quy luật tất yếu của tự nhiên, của cuộc đời. Vì thế, ta dẫu có tiếc nuối mùa hạ thì vẫn phải tiếp nhận mùa thu một cách an nhiên.

Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh hàng cây đứng tuổi chính là một chứng nhân đang quan sát từng sự chuyển động của vạn vật xung quanh. Và phải chăng, hình ảnh này cũng mang những nỗi niềm suy tư mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm qua bài thơ? Tiếng sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, và hàng cây đứng tuổi chính là những người đã từng trải, đã đi qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.

Khi người ta đã từng trải, người ta sẽ không còn quá bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Người ta cũng chẳng sợ hãi mà vững vàng khi biến động kéo đến. Chỉ khi đặt hai câu thơ trong hoàn cảnh đất nước khó khăn thì ta mới hiểu hết được thông điệp cũng như ý nghĩa của hai câu cuối. Đó chính là lời khẳng định cho bản lĩnh của dân tộc ta, dám đương đầu trước mọi khó khăn sóng gió để giành về cuộc sống bình yên cho dân tộc.

Nói tóm lại, qua Sang thu, người đọc có thể cảm nhận được sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của vạn vật của đất trời cuối hạ đầu thu. Qua đó, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả cũng được truyền tải một cách tinh tế, khiến cho người ta thêm yêu quý quê hương, đất trời Tổ quốc mình.

1 tháng 2 2016

Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn.Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!" Cả lớp tôi sững sờ.Những tiếng xì xào.Những giọt nước mắt.Những gương mặt buồn bã. Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” An- phông xơ Đô- đê. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng...

Lưu ý: Cái chỗ gạch chân là câu rút gọn đó bạn!

“Năm nay hoa đào nởKhông thấy ông đồ xưa”Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:“Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ”Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên.

26 tháng 2 2021

Gợi ý nha:

- Nêu mở bài: giới thiệu tác giả tác phẩm

- Thân bài: 

+ Nguồn gốc xuất xứ, tóm tắt nội dung các khổ trên, rồi viết nội dung khổ này

+ Tìm các BPNT đặc sắc trong khổ thơ: câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả lá vàng, mưa bụi,....

+ Tác dụng của các BPNT

+ Ý nghĩa đúc kết từ 3 khổ thơ trên

- Kết bài: khẳng định lại giá trị 3 khổ thơ.

7 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

 

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

7 tháng 2 2022

Mình viết đoạn văn nha em!

3 tháng 2 2021

Gợi ý ạ :

- Câu 1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm. 

- Các câu tiếp theo: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Nghệ thuật: Câu chuyện ngắn gọn nhưng có hai lớp nghĩa: mượn chuyện loài vật để nói về chuyện con người, thông qua phép nhân hóa, ẩn dụ độc đáo.

+ Nội dung: Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. 

- Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm. 

  Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện ngụ ngôn nhằm phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại chủ quan,coi thường thực tế.Ý nghĩa của câu chuyện này là muốn khuyên bảo mọi người chớ có chút hiểu biết mà tỏ ra ngông cuồng mà cần trau dồi thêm kiến thức để mở mang đầu óc.Chú ếch trong câu chuyện này vì đã quá ngông cuồng,coi thường thực tế mà phải nhận lại một cái kết đắng,đó cũng là một bài học mà con người nên ghi nhớ,không nên coi thường người khác,đề cao bản thân,mà cần cố gắng,nỗ lực nhiều hơn để nhận được thành công xứng đáng với công sức bỏ ra.