K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

Thác Thủy Tiên (hay còn gọi là Thác Ba Tầng) là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng.

Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt. Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng. Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, và có những mặt hồ nước cạn có thể tắm được. Tầng thứ ba nước từ trên cao đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm.

Thác Thủy Tiên không chỉ đẹp về hình thể mà còn đẹp với huyền thoại về nàng H’Năng.

Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất này, tai họa đã ập đến với buôn làng. Không hiểu vì sao Giàng giận dữ làm nắng mãi khiến sông hồ cạn kiệt. Chồng nàng H'Năng đã cùng các trai tráng trong buôn phải đi thật xa để tìm vùng đất mới nhưng đã qua mấy mùa trăng mà chẳng thấy trở về. Nàng H' Năng chờ mãi, chờ mãi mỏi mòn trong nỗi nhớ thương chồng và cả sự xót xa vì cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật. Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất mới. Nàng đi mãi, tìm mãi, cuối cùng quỵ ngã xuống giữa một lòng suối cạn. Giàng thương xót, cho làm mưa xối xả, các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại lan tràn nhưng nàng H' Năng thì không sống lại được nữa, tóc nàng trải dài theo con suối nhỏ và trở thành ngọn thác đẹp và duyên dáng như tấm lòng người con gái Ê Đê dịu hiền, chung thuỷ, nàng đã chết để dân làng được sống. Tưởng nhớ nàng, lũ làng đã lấy tên nàng đặt cho tên của dòng sông chảy qua vùng đất này và còn nhắc mãi về huyền thoại một người con gái...

So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar... thác Thủy Tiên ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại, tuy nhiên với vẻ đẹp của mình và sau khi quốc lộ đi Phú Yên ngang qua đây được nâng cấp, thác sẽ được nhiều người biết đến hơn và tìm đến để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà hữu tình của mình. Công nhận thác Thủy Tiên là di tích cấp quốc gia

Khu vực này còn lưu truyền nhiều truyền thuyết của người Ê Đê, như truyền thuyết nàng H’Năng, truyền thuyết chàng Dăm Ji...

Đây là di tích quốc gia thứ 11 của tỉnh Đắc Lắc.

 
Thác Thủy Tiên hiện là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Đắc Lắc, ngoài ra nơi đây còn chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tài nguyên sinh thái, bởi xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh Ea Púk nằm kề với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
8 tháng 4 2022

Tham khảo

Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam Đời sống vật chất:

• Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.

• Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc. Đời sống tinh thần:

• Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp. • Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.

8 tháng 4 2022

Tham khảo:

Đắk Lắk từ thời nguyên thủy đến thế kỉ XV

- Phân bố dân cư tiền sử: Các di tích văn hóa của cư dân hậu kỳ Đá mới - Kim khí Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên các cao nguyên M'Đrắk, Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn cư trú ở các vùng trũng như Krông Pắk - Lắk; ở vùng đồi núi thấp Ea H'Leo hoặc vùng bán bình nguyên Ea Súp. 

- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu thời tiền sử Đăk Lắk là các hoạt động săn bắt, hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, làm gốm, làm nông, trao đổi sản phẩm và bước đầu luyện kim.

- Kinh tế sản xuất: Khảo cổ học không có nhiều bằng chứng trực tiếp về các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời Đá mới và thời Kim khí ở Đắk Lăk. Tổ hợp công cụ làm nông nghiệp như cuốc đá, rìu và bôn đá... Trong các di chỉ tiền sử Đắk Lắk giống di vật cùng loại ở Lung Leng (Kon Tum), nơi đã tìm thấy những hạt thóc cháy đựng trong một nồi gốm, có niên đại tuyệt đối là 3.000 năm cách ngày nay.

- Thủ công đúc đồng: Cồng chiêng làm từ đồng là nhạc khí không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk. Do chưa có bằng chứng về nguồn nguyên liệu, lò đúc đồng thủ công truyền thống nên có người cho rằng, đồng bào Tây Nguyên không biết đến luyện kim. Tất cả cồng chiêng của họ là do trao đổi voi và vàng bạc đá quý với các dân tộc người xung quanh.

- Tổ chức xã hội: Từ phương thức sống như đã trình bày ở trên có thể giúp ta hình dung xã hội của cư dân tiền sử Đăk Lắk  là một cộng đồng gồm nhiều bộ lạc sống dàn trải trên các địa hình khác nhau của vùng đất Đắk Lắk. Tuy nhiên mức độ tập trung, liên kết trong một địa bàn bằng một tổ chức xã hội nhất định đã xuất hiện, mặc dù có phần lỏng lẻo hơn so với cư dân cùng thời ở miền đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 

1 tháng 2 2017

Từ Buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo theo vì nó được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.

1 tháng 2 2017

thác thủy tiên

Năng lượng sạch:Nước,sức gió,khí hidro,...

Nói chung cả nước:Thủy điện,Nhiệt điện,....

9 tháng 9 2018

chào bạn mình đồng ý b với bạn !

bạn k mình nha ! 

9 tháng 9 2018

Uk,chúng ta cs thể làm bn khi ta kb mak

😊😊😊😊😊😊

💖💖💖lyna💖💖💖

8 tháng 9 2016

1, Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em ?

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

2, Trong tỉnh đăk lawk, mỗi địa phương trồng cây gì ?

                    ( Mình cũng ko biết nữa leuleu)

21 tháng 11 2019

Trong thời kỳ đầu (1975 - 1990, trước khi có Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Dak Lak), các tác phẩm xuất hiện trên văn đàn không nhiều. Ngoài những tác phẩm đăng trên tạp chí Văn nghệ của Ty Văn hóa - Thông tin (ra vài tháng 1 số) còn có những đầu sách khác với số lượng rất khiêm tốn. Tập thơ đầu tiên, xuất bản năm 1977, có tên gọi: “Đất lên màu”, tiếp theo đó là “Lời ru từ những cánh rừng” (tập thơ), “Thú rừng Tây Nguyên” (tập truyện viết cho thiếu nhi của Thiên Lương), “Đất gọi mùa” (tập thơ, xuất bản năm 1984). Năm 1985, hàng loạt tác phẩm ra đời, đó là: “Thơ tặng tháng ba”, “Bài ca Dak Lak”“Buôn Ma Thuột 1975 - 1985”, “Thất thủ Cao Nguyên” (truyện ký của Thiên Lương)…; đặc biệt, lần đầu tiên ở Dak Lak có tập thơ in riêng với tên “Niềm tin” (Vũ Nhật Hồng). Sau đó việc in ấn xuất bản lại lắng xuống. Chỉ còn tạp chí Văn nghệ của Ty Văn hóa - Thông tin là nơi đăng tải tác phẩm của văn nghệ sĩ. Văn học thời kỳ này tập trung chủ yếu về đề tài chiến tranh cách mạng và ca ngợi cuộc sống mới. Đó là khí thế chiến thắng trong tư thế “đạp trên đầu thù” của những người cộng sản; tuyên truyền ý thức giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân; phản ánh cuộc đấu tranh chống lực lượng phản động Fulrô; ca ngợi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: làm ăn tập thể, cả tỉnh là một công trường lớn với những con người hăng say, nhiệt tình với lao động sản xuất…, mở ra một viễn cảnh tốt đẹp, xán lạn trên vùng đất này.

Năm 1990, Hội VHNT Dak Lak được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của văn học - nghệ thuật tỉnh nhà. Các cuộc giao lưu tiếp xúc với các văn nghệ sĩ có tên tuổi ở trung ương và các tỉnh bạn được mở rộng, các trại sáng tác và các đợt đi thực tế được tổ chức, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật được vận hành theo đúng tinh thần: Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân gắn liền với đường lối của Đảng. Nhờ có Hội VHNT, hàng trăm đầu sách văn học nghệ thuật được xuất bản. Đặc biệt từ 2004 trở lại đây, bằng nguồn Quỹ Hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật của ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phân bổ, số lượng sách xuất bản tăng lên nhanh chóng (chỉ riêng năm 2004 và 2005, số lượng đầu sách được xuất bản cũng tương đương cả giai đoạn 1975 – 1990).

Một số tác phẩm văn học của Dak Lak xuất bản trong những năm qua.  Ảnh: Lan Anh
Một số tác phẩm văn học của Dak Lak xuất bản trong những năm qua. Ảnh: Lan Anh

Từ sau năm 1990, văn học Dak Lak tiếp tục đi sâu vào ca ngợi khí thế hào hùng của dân tộc, ca ngợi cuộc sống mới sinh sôi, vững tin vào tương lai; đấu tranh với những tàn dư của chế độ cũ, đấu tranh với những thế lực phản động đang âm mưu “diễn biến hòa bình”, đề cao tinh thần cảnh giác với những âm mưu và thủ đoạn phá hoại gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh với những tư tưởng lạc hậu…; cổ vũ ý chí cách mạng, kêu gọi mọi người góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…

Với 47 dân tộc từ nhiều vùng miền về đây sinh cơ lập nghiệp, Dak Lak trở thành miền đất đa sắc tộc, đa văn hóa, nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ việc sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính vì thế, văn học Dak Lak có “tiếng hát của trăm miền”, đậm chất sử thi nhưng không thiếu tính hiện đại, có tính triết luận của xứ Bắc nhưng cũng có sự mộc mạc của phương Nam, có cánh cò chấp chới và cũng có tiếng vó ngựa ô dồn dập… Những người cầm bút ở Dak Lak có ý thức kết hợp tinh hoa văn hóa của các dân tộc, kết hợp việc bảo tồn, phát huy các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình hoặc của quê hương bản quán, đồng thời biết giao lưu, tiếp thu các yếu tố tiên tiến để làm giàu cho nền văn hóa trên vùng đất đã được coi là máu thịt của mình. Muốn xây dựng con người, trước hết phải xây dựng chính mình. Ý thức được trách nhiệm đó, những người cầm bút ở Dak Lak đã tự xác định cho bản thân rèn luyện nhân cách, có hướng đi đúng đắn hơn trong quá trình sáng tác để làm sao trong mỗi tác phẩm phải cố gắng mang hơi thở cuộc sống, những tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người, góp phần bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu và làm phong phú thêm nền văn hóa trên mảnh đất đại ngàn, quê hương của những sử thi và huyền thoại đầy bi hùng, của những vị anh hùng mà tên tuổi gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc; góp phần vào công tác giáo dục ý thức của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cuộc sống. 

Trong những năm gần đây, Hội VHNT Dak Lak có chủ trương đưa văn học nghệ thuật về với cơ sở thông qua việc tổ chức các chuyến đi thực tế, các trại sáng tác trong tỉnh (mỗi năm có 5-7 chuyến đi thực tế, 2-3 trại sáng tác cho khoảng 100 lượt người) để các văn nghệ sĩ tiếp cận với thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Nhiều tấm gương cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong việc xây dựng khối đại đoàn kết để góp phần giữ gìn an ninh trật tự cũng như giúp đỡ nhau làm kinh tế… được phản ánh bằng hình tượng văn học. Những điển hình đó ngày càng được nhân rộng trong đời sống thường ngày của các dân tộc Tây Nguyên.

Hội VHNT Dak Lak cũng hết sức quan tâm, chú trọng đến những cây bút là người dân tộc thiểu số. Kế tiếp lớp cao tuổi như Linh Nga, Kim Nhất là thế hệ trưởng thành qua các trại sáng tác Hạ Xanh và Hương Rừng dành cho thanh thiếu niên vào các mùa hè trong suốt 24 năm qua như Thanh Mai Niê, H’Trem Knul…, mới đây là: H’Wêra Niê, H’Xíu H’mok, H’Phi La Niê, H’Siêu Byă đang độ tuổi 20… Họ là những người sử dụng cách cảm, cách nghĩ của dân tộc mình, văn hóa của dân tộc mình làm tư liệu để phản ánh chính xác và chân thực cuộc sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong tác phẩm văn học.

Văn học đã góp phần làm cho đồng bào Tây Nguyên hiểu rõ bản chất phản động của tổ chức phản động Fulrô và cái gọi là "nhà nước Đêga độc lập” để không bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc. Văn học đã góp phần để cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thấy được các giá trị văn hóa của ông bà để lại, từ đó có ý thức giữ gìn, phát huy; đồng thời cũng thấy được những hủ tục lạc hậu để từ đó mà xóa bỏ. Văn học cũng đã góp phần cho đồng bào Tây Nguyên thấy được phương pháp làm kinh tế bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không chỉ là việc xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Văn học đã tác động sâu sắc vào tâm tư, tình cảm của con người để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tự hào với dân tộc mình, quê hương mình... 

Mặc dù chưa có tác phẩm nào được đánh giá là “đúng tầm” so với yêu cầu đối với văn học của một vùng đất, chưa có tác giả nào được coi là “hiện tượng” trong suốt quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Dak Lak từ 1975 đến nay, nhưng có khá nhiều tác giả ở Dak Lak được bạn bè văn chương cả nước biết đến, nhiều tác phẩm có độ lan toả rộng, được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, được chọn vào các tuyển tập văn thơ...

Đội ngũ sáng tác văn thơ ở Dak Lak vẫn tiếp tục vươn lên hoà mình với cuộc sống, đoàn kết và sáng tạo ngày một sung sức cả về số lượng lẫn chất lượng. Lớp người đi trước có khoảng lùi cần thiết trong quá trình lắng đọng để nói ra những điều mà trước đây chưa kịp nói hoặc chưa thật chín; các cây viết lớp sau cũng bước vào giai đoạn sung mãn và đã phần nào hoà nhập được, nhìn nhận được cuộc sống với đa chiều, đa góc cạnh, mang sức bật của tuổi trẻ trong quá trình sáng tác; những cây bút chưa rõ định hình về bút pháp và phong cách sáng tác có điều kiện học tập, đang được hướng dẫn, bồi dưỡng có bài bản, được tiếp cận thông tin nhanh chóng nhờ công nghệ hiện đại sẽ là những nhân tố kế cận sự nghiệp sáng tạo văn học, cũng có số lượng đông đảo, đủ để chúng ta có quyền hy vọng văn thơ Dak Lak ngày một góp phần nhiều hơn trong việc hướng con người đến chân - thiện - mỹ.

21 tháng 11 2019

trước năm 1975 bạn ơi