K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

Lý do thứ 1. Trong khoảng không vũ trụ không có không khí (cũng có nghĩa là áp suất môi trường xấp xỉ =0)
=> Phải mặc bộ đồ du hành vũ trụ ("giáp") để vừa cung cấp được dưỡng khí cho phi hành gia, đồng thời giảm chênh lệch áp suất trong và ngoài cơ thể, để đảm bảo cho người ấy không chết tan xác.
Lý do thứ 2. Trong vũ trụ không có tầng ôzôn như trên Trái đất, nên các tia phóng xạ cũng như mọi loại bức xạ khác không bị cái gì ngăn trở
=> phải mặc bộ đồ đó để che chắn các loại tia đó (gọi chung là tia vũ trụ), giúp cho phi hành gia không bị nhiễm xạ mà phát bệnh, cũng như không bị nấu chín bởi các loại tia đó.
Lý do thứ 3. Trong vũ trụ có rất nhiều các vật thể nhỏ bay với vận tốc lớn (do không có cái gì cản đáng kể), ví dụ như thiên thạch nhỏ, các mảnh vụn của vệ tinh hay tàu vũ trụ cũ, v v
=> phải mặc bộ đồ bảo hộ đó để giữ cho phi hành gia không bị thủng mất mấy lỗ trước khi về tàu
Lý do thứ 4. Trong vũ trụ nói chung là rất lạnh, trung bình khoảng 2,726 độ K hay là gần -270 độ C
=> phải mặc đồ bảo hộ để các phi hành gia không bị đông cứng lại như cá ướp

12 tháng 11 2017

1. Trong khoảng không vũ trụ không có không khí (cũng có nghĩa là áp suất môi trường xấp xỉ =0)
=> Phải mặc bộ đồ du hành vũ trụ ("giáp") để vừa cung cấp được dưỡng khí cho phi hành gia, đồng thời giảm chênh lệch áp suất trong và ngoài cơ thể, để đảm bảo cho người ấy không chết tan xác.
2. Trong vũ trụ không có tầng ôzôn như trên Trái đất, nên các tia phóng xạ cũng như mọi loại bức xạ khác không bị cái gì ngăn trở
=> phải mặc bộ đồ đó để che chắn các loại tia đó (gọi chung là tia vũ trụ), giúp cho phi hành gia không bị nhiễm xạ mà phát bệnh, cũng như không bị nấu chín bởi các loại tia đó.
3. Trong vũ trụ có rất nhiều các vật thể nhỏ bay với vận tốc lớn (do không có cái gì cản đáng kể), ví dụ như thiên thạch nhỏ, các mảnh vụn của vệ tinh hay tàu vũ trụ cũ, v v
=> phải mặc bộ đồ bảo hộ đó để giữ cho phi hành gia không bị thủng mất mấy lỗ trước khi về tàu
4. Trong vũ trụ nói chung là rất lạnh, trung bình khoảng 2,726 độ K hay là gần -270 độ C
=> phải mặc đồ bảo hộ để các phi hành gia không bị đông cứng lại như cá ướp

1 tháng 9 2018

Trong cơ thể của con người và cả máu đều có không khí. Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.

Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy. Áo giáp của nhà du hành có tác dụng giữ áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

19 tháng 12 2016

Nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp.Vì:
-Trong cơ thể của con người, và cả trong máu của con người đều có không khí.
-Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển.Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.
-Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết.
- Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.
 

1 tháng 12 2018

Người ta mặc giáp khi đánh nhau thôi chứ mặc giáp ra ngoài vũ trụ để chết ngạt à?

25 tháng 6 2018

Âm không truyền được trong chân không. Trên Mặt Trăng hay ngoài không gian vũ trụ là chân không thì không truyền được âm, vì vậy các nhà du hành không thể nói chuyện được với nhau như trên mặt đất

BẠN BIẾT GÌ VỀ MỤC TIÊU ĐƯA NGƯỜI BAY VÀO VŨ TRỤ ? Mỗi lần phóng máy thăm dò lên không trung con người lại hi vọng có thể đặt chân lên các hành tinh. Đặt chân lên các hành tinh người ta đặt ra là điều mơ ước nhưng đặt chân lên Mặt Trăng thì con người đã làm được. Mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng được đặt ra vào những năm 60 của thế kỉ XX. Kế hoạch Mặt Trăng được chia...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ MỤC TIÊU ĐƯA NGƯỜI BAY VÀO VŨ TRỤ ?

Mỗi lần phóng máy thăm dò lên không trung con người lại hi vọng có thể đặt chân lên các hành tinh. Đặt chân lên các hành tinh người ta đặt ra là điều mơ ước nhưng đặt chân lên Mặt Trăng thì con người đã làm được.

Mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng được đặt ra vào những năm 60 của thế kỉ XX. Kế hoạch Mặt Trăng được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một có tên là kế hoạch sao Thủy và giai đoạn này đã đưa một nhà du hành vũ trụ Mỹ vào vũ trụ. Nhà du hành Glen bay trên phi thuyền ''Hữu nghị'' số 7 tiến vào quỹ đạo của Trái Đất sau 10 tháng kể từ khi Gagarin bay lên không trung. Sau khi bay 3 vòng quanh Trái Đất thì có cảnh báo vỏ phòng nhiệt bên ngoài có vấn đề, phi thuyền có khả năng sẽ bị thiêu cháy, tuy nhiên cuối cùng thì nhà du hành này cũng trở về được. Giai đoạn thứ hai có tên là kế hoạch sao Song Tử. Năm 1965, hai phi thuyền mang tên chòm sao Song Tử đã gặp nhau trên thái không. Giai đoạn thứ ba là kế hoạch Apôlô. Tên lửa dùng để đẩy phi thuyền Apôlô là tên lửa lớn nhất mang kí hiệu sao Thổ. Tháng 8 năm 1968 tàu Apôlô số 8 bay vòng quanh Mặt Trăng. Đầu năm 1968 người ta đã cho tiến hành thử nghiệm sử dụng áo vũ trụ và thử nghiệm thuyền tiếp đất. Ngày 16 tháng 7 năm 1969, tàu Apôlô số 11 được phóng lên, ba ngày sau thì đến tầng không phía bên trên của Mặt Trăng. Ngày 20 tháng 7, các nhà du hành Amstrong và Edwin Aldrin sang thuyền tiếp đất và từ từ hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Cửa khoang mở ra, Amstrong leo lên cửa và dừng lại vài phút ở bệ cửa ra vào sau đó hết sức cẩn thận đặt chân trái rồi đến chân phải lên Mặt Trăng, Amstrong đã đứng trên Mặt Trăng. Vậy là lần đầu tiên con người đã lưu lại dấu chân của mình trên Mặt Trăng.

Thế nhưng chị Hằng Nga không như trong câu truyện cổ, thực tế đó là một thế giới hết sức hoang vu lạnh lẽo. Sau tàu Apôlô số 11, Mỹ tiếp tục phóng lên 6 phi thuyền Apôlô nữa đưa 12 nhà du hành lên Mặt Trăng. Như vậy, nhờ phi thuyền vũ trụ và các máy bay hàng không vũ trụ con người đã thực hiện được giấc mơ bay lên vũ trụ. Kể từ năm 1961, khi nhà du hành vũ trụ của Liên Xô Gagarin lần đầu tiên bay vào vũ trụ mở ra lịch sử loài người tiến vào vũ trụ đến nay đã có 900 lượt các nhà du hành vũ trụ bay lên thái không. Tuy nhiên cũng đã có rất nhiều rủi ro xảy ra. Năm 1967 ''Saiuz người lái phi thyền số 1'' của Liên Xô đã gặp phải sự cố, năm 1986 máy bay hàng không vũ trụ thử của Mỹ trong lần bay thứ 10 có 7 nhà du hành vũ trụ đã nổ tung. Sau đó người ta đã tiến hành cải tiến 400 hạng mục của máy bay hàng không vũ trụ nhưng đến năm 2003 lại có một máy bay hàng không vũ trụ gặp sự cố, nhân loại lại mất đi 7 nhà du hành vũ trụ nữa. Tuy nhiên không vì thế mà dũng khí thăm dò vũ trụ của con người nguội đi, bởi chinh phục vũ trụ là một công việc vô cùng nguy hiểm nhưng lại hết sức vẻ vang và đáng giá.

1
23 tháng 3 2019

hành tinh Europa

24 tháng 6 2017

* Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được.

Vì âm không truyền được trong chân không và giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.

Khi làm việc dài ngày trên các trạm không gian vũ trụ, việc theo dõi các chỉ số sức khỏe như chiều cao, khối lượng cơ thể của các nhà du hành vũ trụ là rất quan trọng. Hình 2.7 chụp cảnh một nhà du hành vũ trụ đang ngồi trên dụng cụ đo khối lượng được lắp đặt tại trạm vũ trụ Skylab 2.Dụng cụ này được thiết kế để cho phép các nhà du hành xác định khối lượng của họ ở...
Đọc tiếp

Khi làm việc dài ngày trên các trạm không gian vũ trụ, việc theo dõi các chỉ số sức khỏe như chiều cao, khối lượng cơ thể của các nhà du hành vũ trụ là rất quan trọng. Hình 2.7 chụp cảnh một nhà du hành vũ trụ đang ngồi trên dụng cụ đo khối lượng được lắp đặt tại trạm vũ trụ Skylab 2.

Dụng cụ này được thiết kế để cho phép các nhà du hành xác định khối lượng của họ ở điều kiện không trọng lượng. Nó là một cái ghế có khối lượng 12,47 kg gắn ở đầu một lò xo có độ cứng k = 605,6 N/m. Đầu kia của lò xo được gắn vào một điểm cố định của trạm.

Một máy đếm điện tử được kết nối với chiếc ghế có thể đo được chu kì dao động của ghế. Một nhà du hành ngồi trên ghế và đo được chu kì dao động là 2,08832 s. xác định khối lượng của người đó.

1
17 tháng 8 2023

Từ công thức tính chu kì ta có:

\(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\Rightarrow2,08832=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{605,6}}\)

\(\Rightarrow m=\left(\dfrac{2,08832}{2\pi}\right)^2\cdot605,6\approx67kg\) 

Khối lượng của phi hành gia là:

\(m_n=m-m_{gh}=67-12,67=54\left(kg\right)\)

23 tháng 4 2017

Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. Âm thanh không thể truyền qua chân không để đến tai nhà du hành vũ trụ

24 tháng 4 2017

Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. Âm thanh không thể truyền qua chân không để đến tai nhà du hành vũ trụ

28 tháng 11 2016

Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ ko thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất vì chân không ko truyền đc âm

28 tháng 11 2016

Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ không có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không . Vì môi trường chân không không có khả năng truyền âm .