K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ hình ảnh cây tre không còn quá xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là con người ở những vùng quê,vùng nông thôn. Cây tre không chỉ gắn liền với hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của con người mà cây tre còn là một người đồng hành trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nên có thể có những cây tre này là chứng nhân lịch sử của quá trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thậm chí cây tre từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho con người cũng như sức mạnh của con người Việt Nam.

“Tre xanh

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”

Cây tre đã có tự bao đời, có lẽ có có từ khi có sự xuất hiện của con người, cũng có thể là từ khi con người bắt đầu làm hoạt động sản xuất, lao động. Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam.Em rất yêu thích loài cây này vì từ khi sinh ra nó đã là 1 mầm măng mọc thẳg.Măng tre như 1 mũi tên xuyên lên từ lòng đất mẹ.Tre sống ở những nơi đất khô cằn, sỏi đá, bạc màu nhưng vì tính siêng năng cần cù , biết chắt chiu màu mỡ bằng bộ rễ của mk mà tre vẫn lớn lên khỏe mạnh, óng chuốt, xanh tốt và dẻo dai.Đi khắp đầu làng cuối xóm hoặc các bừ bãi ven sông là 1 màu xanh trải dài tươi mát của luỹ tre làng thân yêu, màu xanh mộc mạc, giản dị của cây tre.Sự cần cù, chắt chiu màu mỡ của cây tre chính là hình ảnh biểu tượng cho sức sống dẻo dai, bền bỉ của con người VN.Em vô cùng cảm phục loài cây này.Thân tre gầy guộc, dáng vẻ mảnh mai nhưng chúng lại có chí khí kiên cường,bất khuất, bền bỉ y như người.Chúng em rât́ tự hào khi được mang trên ngực áo biểu tương̣ măng non để tiếp bước truyền thống cao đẹp của lớp cha anh đi trước.

1 điều khác khiến em vô cùng yêu quí loài tre bởi chúng rất hữu ích.Tre gắn bó thân thiết với mỗi con người, mỗi gia đình VN.Từ chiếc tăm, đôi đũa đến cái rổ, cái rá,cán cào , cán cuốc,...đều đươḳ làm từ tre. Tre cùng con ngươi dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.Tre thật đáng wí biết bao.

Kg chỉ là người bạn thân của nông dân VN mà tre còn là vủ khí, là đồng chí, đồng đội với nhân dân VN mỗi khi có nạn ngoại xâm.Nhớ khi xưa, tre đã cùng con người vào sinh ra tử,cùng con người xông pha trận mạc.Tre xả thân xung phong vào xe tăng , đại bác kg sợ hiểm nguy để bảo vệ bình yên cho thôn xóm, để giữ chặt nền hoà bình cho nước nhà.Tre thật bất khuất, kiên cường cũng giống như những anh bộ đội Cụ Hồ.Tre thực sự là người anh hùng của thời đại.

Kg những thế tre còn là nguồn vui của các cụ già, của các em nhỏ.Tre làm ra chiếc điếu cày để mua vui cho các cụ mỗi lúc rảnh rỗi. Từ thuở lọt lòng, trẻ con ch́ung em đã được nằm trong chiếc nôi tre, được nghe những câu truyện cổ tích,truền thuyết về chuyện Thánh Gióng dùng tre đáng tan giặc ngoại,hay chuyện anh Khoai hiền lành nhờ câuthần chú của Bụt biến được 100 đốt tre thành 1 cây tre 100 đốt để cưới đươḳ vợ.Lớn lên , em kg thể nào quên những trưa hè oi nồng cùng bạn bè để lang thang chặt những tay tre vừa dài vừa dẻo để làm thành những cái cần câu,hì hục vót thành những cái lan làm diều.Nhớ những buổi chiều cùng bạn bè ra bờ đê , ngồi trên lưng trâu hay dưới óng mát của lũy tre thổi những bản nhạc du dương kg lời từ những chiếc sáo trúc, sáo tre.Nhớ cả những lúc em c̀ung những đứa bạn cùng trang lứa chơi những trò chơi dân gian như đánh truyền, đánh chắt,...bằng que tre.Tre cùng những kỉ niệm tuổi thơ vui vẻ đó luôn nằm trọn trong trái tim em . Vì vậy, tre chính là 1 loài cây em yêu hưn bất cứ loài cây nào trên đất nước VN.

Giờ đây,đất nước đã đổi mới, sắt thép đã chiếm ươ thế trong công cuộc xây dựng, cải cách và đổi ḿới đất nước. Song tre vẫn trường tồn, vẫn xaaaanh tươi và mãi là người bạn thân thiết của mọi người dân VN.

28 tháng 12 2017
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam . “ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
30 tháng 3 2021

Tham khảo !

Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.

 

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

27 tháng 2 2020

Trẻ trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng thán gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.

21 tháng 3 2016

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam.  Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

5 tháng 3 2017

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Hình ảnh cây tre Việt Nam trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới là hình ảnh tuyệt đẹp thể hiện sự gắn bó và biểu tượng cho người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn coi tre là bạn, là người cũng chiến đấu, cùng tham gia sản xuất. Điều đó thể hiện sự gắn bó, mật thiết giữa cây tre và người nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, tre còn biểu tượng cho bản tính cương trực, ngay thẳng, tinh thần kiên trung của người dân Việt Nam. Đó là một nét đẹp trong phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Giải thích: 

- Cương trực: chỉ sự ngay thẳng, chính trực, cứng rắn

- Kiên trung: thể hiện một tinh thần kiên định, tuyệt đối trung thành.

23 tháng 12 2022

Cây tre đã rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam thuở xưa. Đến với văn bản “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó cũng như tầm quan trọng của cây tre đối với cuộc sống của con người.Mở đầu văn bản, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.Những câu văn tiếp theo, nhà văn đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”.

Và hơn cả, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Trong đoạn cuối, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị.

Với lối viết mộc mạc, chân tình nhưng giàu hình ảnh, “Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp người đọc thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam.

4 tháng 1 2023

Khi đọc tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Nhà văn đã khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ.

Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.

Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Người đọc thêm hiểu hơn về giá trị của cây tre Việt Nam trong đời sống vật chất và tinh thần.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

   
10 tháng 1 2018

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ hình ảnh cây tre không còn quá xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là con người ở những vùng quê,vùng nông thôn. Cây tre không chỉ gắn liền với hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của con người mà cây tre còn là một người đồng hành trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nên có thể có những cây tre này là chứng nhân lịch sử của quá trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thậm chí cây tre từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho con người cũng như sức mạnh của con người Việt Nam. Viết về cây tre với tất cả niềm tự hào, yêu mến nhà thơ Thép Mới đã viết bài thơ “Cây tre Việt Nam”, đây là bài thơ hay, tái hiện lại chân thực về cây tre, người bạn đồng hành thân thiết của dân ta cả trong thời chiến cũng như thời bình.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thép Mới đã thể hiện niềm cảm thái của mình về nguồn gốc cũng như sự ra đời của cây tre, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở nhà thơ tự hỏi mình bằng một câu hỏi tu từ. Và câu hỏi đó nhà thơ không hướng đến tìm kiếm câu trả lời mà khẳng định tre đã có tự ngàn xưa, trong những câu “chuyện ngày xưa”, đó là những bờ tre xanh thấp thoáng trong những câu ca dao hay trong những câu truyện cổ dân gian:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”

Cây tre đã có tự bao đời, có lẽ có có từ khi có sự xuất hiện của con người, cũng có thể là từ khi con người bắt đầu làm hoạt động sản xuất, lao động. Ở đây nhà thơ cũng trăn trở về nguồn gốc ra đời của cây tre. Nhưng sự trăn trở này không hề nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời thích đáng mà lại là cơ sở để nhà thơ khẳng định sự gắn bó, gần gũi của cây tre với cuộc sống của những người dân Việt Nam “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”.  Từ sự khẳng định mối quan hệ gắn bó với tre, nhà thơ Thép Mới đã đi miêu tả chi tiết, cụ thể những đặc điểm của tre. Qua đó cũng thể hiện được niềm tự hào khi gợi nhắc đến hình ảnh kiên cường của những con người Việt Nam ta.

“Thân gầy gộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”

Cây tre là loại cây thân thẳng, nhỏ, lá không xum xuê um tùm như những loại thân gỗ khác mà rất mảnh và nhỏ. Từ những đặc điểm cấu tạo của cây tre, nhà thơ cũng đã khái quát qua câu thơ “Thân gầy gộc, lá mong manh”, đó là những nhận xét chủ quan của nhà thơ, với những đặc điểm như vậy người đọc cũng có thể cảm nhận được cái gì đó yếu ớt, mềm dẻo “Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”, câu thơ này không phải sự hoài nghi về sức sống của cây tre mà chỉ là điểm tựa để nhà thơ Thép Mới thể hiện được cảm xúc mạnh mẽ, dạt dào của mình về sức sống mạnh mẽ của những cây tre ngỡ như mỏng manh, yếu ớt đó “Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Không như vẻ bề ngoài của mình, cây tre là loại thực vật thích nghi khá tốt, nó có thể phát triển xanh tốt trên mọi loại địa hình. Đặt trong mối liên hệ với con người Việt Nam, lại gợi ra những phẩm chất tốt đẹp, đó là đặc tính thích nghi tốt với môi trường sống, đó chính là sự kiên cường, mạnh mẽ trong cuộc sống của con người Việt Nam.

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

Những câu thơ trên thể hiện được lối sống lạc quan, kiên cường của những cây tre “Có gì đâu, có gì đâu/ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đất đai hay rộng hơn là môi trường sống tuy có cằn cỗi, khắc nghiệt thì những cây tre vẫn vươn lên tươi tốt. Đáng quý hơn nữa là những cây tre không coi đó là một sự trở ngại của sự phát triển mà còn rất lạc quan vào sự sinh tồn của mình “Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đây chỉ là sự lí giải chủ quan của nhà thơ về đặc tính sinh trưởng của cây tre mà còn hướng đến những phẩm chất cần cù, mạnh mẽ lạc quan của con người Việt Nam ta, chính sự siêng năng, cần cù ấy khiến cho con người vượt lên tất cả những khắc nghiệt của hoàn cảnh, của môi trường sống “Rễ siêng không ngại đất nghèo khó/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Rễ tre thường là dạng rễ chùm, phát triển nhiều nên nó trở thành biểu tượng của sự cần cù. Không những thế những cây tre này luôn yêu đời và tin tưởng vào cuộc sống:

“Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre không đứng khuất mình bóng râm”

Sống kiên cường, mạnh mẽ là thế nhưng những cây tre này không ỷ lại vào sức sống của mình, chúng luôn sống đoàn kết thành những khóm, những cụm. Và cũng chính sự quay quần, đoàn kết đó mà không có một sức mạnh nào của tự nhiên có thể quật ngã chúng, chúng luôn bao bọc, che chở cho nhau:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

Hoàn toàn là những đặc tính tự nhiên, đặc tính sinh học của những cây tre nhưng nhà thơ đã thể hiện nó một cách sống động, chân thực làm cho người đọc liên tưởng đến sự đoàn kết, che chở gắn bó keo sơn của con người Việt Nam, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử thì con người Việt Nam vẫn kiêu hãnh, hiên ngang, sống đoàn kết đã trở thành nguồn sức mạnh vô tận của tre cũng là của con người Việt Nam, đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao nên lũy nên thành tre ơi” ở đầu bài thơ, tre có thể gầy gộc, con người Việt Nam có thể trông yếu đuối, mỏng manh đấy nhưng họ có sức mạnh đoàn kết, có sức mạnh tinh thần, từ đó mà “Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

“Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre dành cho con”

Đến những câu thơ này ta có thể thấy tre đã trở thành hóa thân của con người Việt Nam, gianh giới giữa tả người và tả vật đã nhạt nhòa, vì đọc đến câu thơ nào cũng gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến con người cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người, của dân tộc Việt Nam, đó chính là sự kiên cường, ngay thẳng dù chết cũng không chịu luồn cúi, không chịu mất nước “Nòi tre đâu chịu mọc cong”, và dù tính mạng không còn những thế hệ con cháu vẫn sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó “Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng”. Sức sống ấy, tinh thần ấy vẫn được kế thừa qua bao đời, thậm chí đời sau hơn đời trước “Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”, và trong cách nhìn của nhà thơ thì sự nối tiếp ấy là hiển nhiên, không có gì lạ lùng “ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”

Như vậy, thông qua miêu tả hình ảnh của cây tre, nhà thơ Tú Mỡ đã lồng ghép hài hòa, thành công dáng vóc, phẩm chất kiên cường, ngay thẳng mạnh mẽ của con người Việt Nam vào đấy, có lẽ vì vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, chính là sự tương đồng, trùng hợp đến là ngỡ ngàng đấy.

10 tháng 1 2018

Tóm tắt

   Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

Câu 1:

   Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau – tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.

   Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.

– Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.

– Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.

   Vị trí quan sát của người miêu tả chính là người đang ngồi trên con thuyền. Đây là nơi thích hợp nhất để tác giả miêu tả cảnh trước mắt của mình khi thuyền di chuyển từ vùng này đến vùng khác; từ xa đến gần với trung tâm của Cà Mau. Các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.

Câu 2:

   Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. Ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp thể hiện qua cái nhìn:

  + kênh rạch càng bủa giăng chi chít

  + đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ... tiếng rì rào bất tận ... của rừng, của sóng. Ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.

Câu 3:

   Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi, cứ theo đặc điểm riêng mà gọi thành tên.

   Những địa danh này đã nói được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên Cà Mau so với những vùng đất khác (những cây mái giầm, những đám mây bo mắt, những nơi tập trung con Ba Khía, …)

Câu 4: Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua ... sương mù và khói sóng ban mai":

a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

– Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

– Con sông rộng hơn ngàn thước

– Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

b. Câu văn đã cho có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được. Cách dùng từ của tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế.

(1) Chèo thoát qua kênh: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt.

(2) Đổ ra con sông: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn,

(3) Xuôi về Năm Căn: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c. Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

Câu 5: Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:

- Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.

- Những đống gỗ cao như núi.

- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.

- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.

- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.

- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

Câu 6:

   Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể… cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ – nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.

Bạn có thể tham khảo đoạn văn sau:

   Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.

Câu 2:

– Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình.

– Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…).

- Những con sông Nam Bộ thường có những cọc đáy, có những cù lao và nước chảy rất xiết, mùa lũ có từng đám (từng dề) lục bình trôi, bên bờ là đước bần, những đám ô rô, dừa nước; những con thuyền đuôi tôm, những ghe bầu chợ nặng với tiếng máy nổ đinh tai.

- Những con sông miền Bắc và miền Trung thường hiền hòa trừ mùa lũ. Thuyền buồm; tre xanh hai bờ; nước trong, bãi cát vàng, bãi ngô non…

Cảm nghĩ:Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Tả cây tre:Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.

 

Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.

30 tháng 9 2016

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

30 tháng 9 2016

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

12 tháng 10 2016

Cây tre từ lâu dã là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, nó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự cần cù chịu khó trong lao động và sự kiên cường bất khuất trong khó khăn gian khổ. Cây tre là hình ảnh của con người Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, phẩm chất tốt đẹp của tre cũng chính là phẩm chất con người Việt Nam yêu nước, chí khí của tre là chí khí cách mạng của dân tộc, tâm hồn của tre là tâm hồn của triệu triệu đồng bào… Hình tượng cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới thật đẹp, thật đáng tự hào.

Nhà văn đã giới thiệu cây tre như là hiện thân của người dân Việt. Tác giả đã so sánh cây tre với muôn ngàn cây lá khác nhau: cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Sự so sánh ấy nhằm ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người. Tre bao bọc xóm làng, tre có mặt khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn. Tre được tác giả nhân hóa trở nên gần gũi, yêu thương với con người.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo của mình, tác giả đã cho chúng ta hiểu rõ về họ nhà tre. Cây tre có nhiều loại nhưng chúng có chung một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. 

Tre gắn bó với làng, bản, xóm, thôn. Tre gắn bó với mái chùa cổ kính. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Các hình ảnh “bóng tre”, “dưới bóng tre” đươc điệp lại đã tạo nên một khung cảnh làng quê tươi đẹp, hữu tình. 

Tre giúp ích cho người nông dân trong sản xuất: 

"Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm."

Cây tre đã rất gắn bó với người nông dân trong mọi công việc, cối xay tre đã giúp người nông dân xay thóc. Tre đã từng một nắng hai sương với dân cày, tre chia ngọt sẻ bùi với người lao động. tre gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của con người theo dòng thời gian: 

"Lạc này gói bánh chưng xanh 

Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…"

Trong cuộc sống hàng ngày cây tre đã đem lại hạnh phúc cho con người qua chiếc bánh chưng xanh, cho trẻ thơ qua những que chuyền, que sáo, bầu bạn với tuổi già bằng chiếc điếu cày, giúp tuổi tra khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác. 

Cây tre thật có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta, là cánh tay phải của người nông dân, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre là đồng chí chiến đấu trong các cuộc kháng chiến trường kì. Gậy tre, chông tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc từ những buổi đầu. Trong kháng chiến chống Pháp, “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”. Tre được nhân hóa mang chí khí của người nông dân ra trận, cùng người chiến sĩ vệ quốc đang xông vào trận địa. Tre chiến đấu như người chiến sĩ của thời đại, tung hoành ngang dọc để giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình, hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh của tre Việt Nam trong kháng chiến thật tráng lệ, oai hùng. 

Trong chiến tranh tre kiên cường bất khuất, trong gian khổ tre cần cù, khi hết giặc ngoại xâm tre duyên dáng giữa làng quê, tre rì rào khúc hát hòa bình. Tre vi vút những bài ca xây dựng, tre hiên ngang đứng trước những cổng chào thắng lợi. 

Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. “Tre già măng mọc”, búp măng non còn mãi trên phù hiệu ở ngực áo thiếu nhi Việt Nam. Tre nứa vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi mãi với bao thế hệ: “chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi mát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình”. Bóng mát của tre xanh vẫn trường tồn cùng đất nước. Tiếng sáo diều tre vẫn vi vút giữa đồng quê. Các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời. 

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao qúy: Cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng lao động và chiến đấu, cùng xây dựng và bảo vệ quê hương. Hình ảnh cây tre Việt Nam là hình ảnh của đất nước và dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người thật đáng trân trọng.

Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt, nó đã được đi vào thơ ca của nhiều nhà văn nhà thơ. Mỗi nhà văn nhà thơ có cách nói khác nhau về cây tre Việt Nam, nhưng chúng đều giống nhau về phẩm chất cao quý. Nhà văn Thép Mới đã cho chúng ta hiểu rõ về loài tre và chúng ta thêm yêu quý và tự hào về loài cây đó.

12 tháng 10 2016

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường. 
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!! 

20 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của

20 tháng 5 2021

Tham khảo

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.