K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

- Với môi trường sinh thái :

+ Lọc các khí độc hại, điều hoà không khí => rừng được vừa như lá phổi xanh của Trái Đất.

+ Giữ nước, làm giảm dòng chày bề mặt, khắc phục xói mòn đất, tăng mực nước ngầm => giảm nguy cơ là quét, sạt lở đất, hạn hán.

+ Chắn cát, gió bão, bảo vệ đê biển,...

+ Nhiều loài động vật cư trú.

- Với sinh hoạt, sản xuất :

+ Tạo chất hữu cơ => tăng độ phì nhiêu cho đất.

+ Cung cấp gỗ, nhiều loại lâm sản cho đời sống và sản xuất như chế tác đồ thủ công mĩ nghệ, làm nhà, sản xuất giấy,...

+ Cung cấp dược liệu quan trọng, dự trữ nhiều nguồn gen quý.

+ Là nơi du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh thiên nhiên.

=> Kết luận : rừng đóng vai trò quan trọng đối với MTST và ĐSCN.

17 tháng 11 2016

-Đối với đời sống sinh vật:

+ Giúp cho sự tồn tại và pha't triển của loài.

--Đối với đời sống con người:

+ Duy trì được tình trạng tốt phục vụ cho con người

+ Nhân nhanh giống cây trồng

+ Tạo giống cây sạch bệnh

+ Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

+ Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp

 

TK

Thực vật có vai trò gì ? – Chính là bảo vệ những tài nguyên quý giá nhất là đất và nước, đơn cử như sau : Giúp giữ đất, chống xói mòn : tán lá cây giữ lại một phần nước trước khi nước mưa rơi xuống đất, cây xanh giúp làm chậm vận tốc của dòng nước giữ nước, chống xói mòn.

25 tháng 1 2022

Tham khảo

Chính là bảo vệ những tài nguyên quý giá nhất là đất và nước, đơn cử như sau : Giúp giữ đất, chống xói mòn : tán lá cây giữ lại một phần nước trước khi nước mưa rơi xuống đất, cây xanh giúp làm chậm vận tốc của dòng nước giữ nước, chống xói mòn.

C1:Nguyên sinh vật có cơ thể cấu tạo chỉ gồm một tế bào. Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh vật phân bố ở khắp nơi : trong đất, trong nước, trong không khí và đặc biệt là trong cơ thể các sinh vật khác

 Vai trò của động vật có xương sống:

+Cung cấp nguồn dược liệu: sừng, nhung của hươu nai, xương của hổ, gấu, mật gấu,..... - Là nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị cao: da, lông của hổ báo, ngà voi, sừng tê giác,...

-Vai trò của động vật không có xương sống:

+Làm thức ăn ( VD: tôm, mực,...)

+Làm dược liệu (VD: mật ong,...)

+Có giá trị về mặt kinh tế.

+Giun làm đất tơi xốp.

+San hô làm nguyên liệu sản xuất.

1 tháng 11 2018
- Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.

Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.

- Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực.

- Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu.

- Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

- Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.

- Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.

- Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

c tự vt thành bài văn nhé

nguồn :lazi

29 tháng 4 2021

-Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.

-Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ khăng khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế có rất nhiều quốc gia sự phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu, đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại... Có thể khẳng định, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương

Câu 7: Mắt xích chung trong lưới thức ăn là:A. sinh vật có mặt trong nhiều chuỗi thức ăn.       B. sinh vật đóng vai trò quan trọng.C. luôn là sinh vật sản xuất.                                    D. luôn là sinh vật phân giải.Câu 12: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa...
Đọc tiếp

Câu 7: Mắt xích chung trong lưới thức ăn là:

A. sinh vật có mặt trong nhiều chuỗi thức ăn.       

B. sinh vật đóng vai trò quan trọng.

C. luôn là sinh vật sản xuất.                                    

D. luôn là sinh vật phân giải.

Câu 12: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa (A), vừa (B). (A) và (B) lần lượt là:

A. tổng hợp chất hữu cơ; phân giải chất hữu cơ.

B. có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước; là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

C. là sinh vật cung cấp; là sinh vật tiêu thụ.

D. là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau; là sinh vật bị mắt xích ở phía trước tiêu thụ.

3
5 tháng 5 2022

C

B

5 tháng 5 2022

C,B

13 tháng 3 2022

a

13 tháng 3 2022

A

14 tháng 4 2018

Vai trò của người thầy trong giáo dục
Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn,chuân truyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo-những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế at có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục,truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô-những bậc đàn anh đi trước,những người có trình độ hiểu biết cao,là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú,bao điều hay lẽ phải,hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn : Không chỉ cung cấp kiến thức,thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la,một học sinh không thể nào tự nắm bắt,chọn loc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn,họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm,chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh,khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn.Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình.Dạy cho học sinh biết tự học,tự đọc sách,tìm tòi,tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ,sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả.Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy,tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến.Chính vì nhờ thầy cô ,những đam mê,năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh,tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh,khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm.Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy,người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt,tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.

Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa.Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta.Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô : học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất.Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp,tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.

Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh,gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta,giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người.Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý.”. Tóm lại,ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.

14 tháng 4 2018

Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn,chuân truyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo-những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế at có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục,truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô-những bậc đàn anh đi trước,những người có trình độ hiểu biết cao,là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú,bao điều hay lẽ phải,hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn : Không chỉ cung cấp kiến thức,thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la,một học sinh không thể nào tự nắm bắt,chọn loc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn,họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm,chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh,khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn.Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình.Dạy cho học sinh biết tự học,tự đọc sách,tìm tòi,tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ,sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả.Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy,tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến.Chính vì nhờ thầy cô ,những đam mê,năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh,tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh,khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm.Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy,người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt,tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.

Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa.Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta.Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô : học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất.Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp,tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.

Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh,gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta,giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người.Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý.”. Tóm lại,ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.