K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2017

Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết được với nhân dân khắp Giao Châu, Chăm - pa, xây dựng căn cứ Sa Nam, Mai Thúc Loan xưng Đế, đánh chiếm Tống Bình. Nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp \(\Rightarrow\) khởi nghĩa thất bại.

14 tháng 5 2017

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

26 tháng 4 2022

* Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

-------- chúc cậu học tốt --------

26 tháng 4 2022

Ý nghĩa là đem lại sự tự do :)

 

19 tháng 4 2022

năm 713 Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ ngoan Châu ông xưng đế xây thành và thanh sau đó ông đem quân tấn công ra Bắc đánh chiếm thành Tống Bình năm 722 nhà đường đem 10 vạn quân sang đàn áp ít lâu sau cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

19 tháng 4 2022

cái đề nó yêu cầu j

12 tháng 2 2017

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng, Mai Thúc Loan xứng đế (Mai Hắc Đế) và chịn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.

- Mai Thúc Loan liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

24 tháng 3 2021

k/n mai thúc loan :nhân dân ái châu,diễn châu nổi dậy hưởng ứng. Mai thúc loan xưng đế và chọn vùng sa nam xây dựng căn cứ.Mai hắc đế liên kết với nhân dân khắp giao châu và cham pa để tấn công tống bình. Viên quan đô hộ là quang sở khách phải quay về trung quốc

 

31 tháng 3 2017

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

31 tháng 3 2017
Thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu.
- Mai Thúc Loan xưng đế, gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa Nam (Nghệ An) để xây dựng căn cứ.
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa để tổ chức tấn công Tống Bình.
- Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận.
23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.


Khởi nghĩa Phùng Hưng:

Năm 776 Phùng Hưng khởi binh ở Đường Lâm

Nghĩa quân chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc coi trị

7 năm sau Phùng Hưng mất , con là Phùng An lê thay

Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng

23 tháng 2 2022

Lời giải:

- Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Năm 713, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay). 

+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.

+ Năm 722, nhà Đường sai Dương Tư Húc đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. bạn\(tk\)

16 tháng 3 2020

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi

hok tot

{[ ae 2k6 ]}

 

16 tháng 3 2020

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

  • Khoảng cuối thế kỷ VIII Mai Thúc Loan kêu gọi người dân nổi dậy nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Ông chọn Sa Nam xây dựng căn cứ xưng đế.
  • Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham- Pa tấn công thành Tống Bình làm Quang Sở Khách phải chạy vế Trung Quốc.
  • Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem mười vạn quân sang đàn áp Mai Hắc Đế thua trận.

k đúng cho mình nha ! cần điểm hỏi đáp

31 tháng 3 2021

Vua Đường cử tên tướng nanh vuốt Dương Tư Húc, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan

31 tháng 3 2021

Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Được nhân dân khắp vùng Thanh, Nghệ Tĩnh hưởng ứng, nghĩa quân trở nên đông đảo, mạnh mẽ. 

Sau khi Lý Phật Tử xin thần phục nhà Tùy ở Trung Hoa để chịu ách Bắc thuộc lần thứ ba, đất nước Giao Châu lệ thuộc vào nhà Tùy. Đến năm 679 Giao Châu đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ, đóng đô ở Giao Châu, thay đổi khu vực, chia ra 12 châu và 59 huyện. Việt Nam có tên gọi là An Nam cũng khởi nguồn từ đó. 

Đất nước An Nam trong thời gian đó luôn luôn bị loạn lạc giữa nội tình và ngoại xâm. Có nhiều cuộc nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đường, trong đó có Mai Thúc Loan.

Đền thờ Mai Hắc Đế - thị trấn Nam Đàn, Nghệ An

Mai Thúc Loan, sử nhà Đường còn gọi là Mai Huyền Thành, gốc người vùng ven biển Hà Tĩnh sau chuyển sang vùng Nam Đàn, Nghệ An; quê ở Mai Phụ ("gò họ Mai", tên nôm là Kẻ Mỏm), một làng chuyên làm muối ở miền ven biển Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, lúc bấy giờ giáp giới với đất Chăm ở bên kia dải núi Nam Giới. Mai Thúc Loan nhà nghèo, phải làm nghề kiếm củi rồi đi làm thuê cho nhà giàu, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khỏe và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng, thường bị bắt làm dân phu phục dịch chính quyền đô hộ nhà Đường. Là người con chí hiếu, Mai Thúc Loan phụ giúp cho thân mẫu làm lụng, vào rừng kiếm củi. Thế nhưng, sau đó mẹ ông lại bị cọp vồ chết. Ông quyết định theo học săn, nhiều lần giết được cọp dữ khiến nhân dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người đã suy tôn Mai Thúc Loan làm thủ lĩnh quân sự của làng.

Vùng đất Châu Hoan (Nghệ Tĩnh) lúc bấy giờ luôn bị giặc Chà Và (Java), Côn Lôn (Malaysia) cướp phá, thêm nữa là là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường làm cho nhân dân vô cùng khổ sở. Đặc biệt, nạn cống quả lệ chi (quả vải) cho Dương Quý Phi - một ái phi của vua nhà Đường ở Trường An là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu. Cũng như mọi người dân đất Việt, Mai Thúc Loan phải đi phu, quanh năm phục dịch vất vả cho bọn đô hộ nhà Đường.

Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Được nhân dân khắp vùng Thanh, Nghệ Tĩnh hưởng ứng, nghĩa quân trở nên đông đảo, mạnh mẽ. Nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, Ái (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng đến tụ tập dưới cờ nghĩa. Sử nhà Đường chép rằng Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng 32 châu. Thế lực nghĩa quân dần dần thêm mạnh, đã lợi dụng địa thế vùng rừng núi Sa Nam bên bờ sông Lam thuộc đất Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc.  Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét, còn gọi là thành Vạn An nổi tiếng, có núi Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ dựa; phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí; phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng ở cạnh sườn; chung quanh núi, sông Lam vây bọc như con hào thiên nhiên. Ông lấy Vệ Sơn làm trung tâm và cho đóng doanh trại nghĩa quân. Bao quanh khu trung tâm (Vệ Sơn), nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biểu Sơn (hình quả bầu), bảo vệ cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái Sơn (hình ngọc) cạnh thành Vạn An, là đồn tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo quân thủy bộ. Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An, sử và dân gian gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai) vì ông da đen, có lẽ do ông xuất thân từ Mai Phụ, một làng làm muối ven biển Thạch Hà.

Mai Hắc Đế còn cử người đi giao thiệp, liên kết với các nước Champa, Chân Lạp ở phía tây và cả nước Kim Lân (Malaysia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau thời gian xây dựng, phát triển lực lượng, nghĩa quân tiến ra Bắc đánh đuổi bọn đô hộ, giải phóng đất nước. Từ Vạn An, có một số quân từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương giúp sức, nghĩa quân tiến ra Bắc, tiến công phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Bè lũ đô hộ Quang Sở Khách, trước khí thế ngút ngàn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của người Việt, đã bỏ thành, chạy tháo thân về nước. Đất nước được giải phóng, lực lượng nghĩa quân phát triển tới hàng chục vạn người. 

Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh, vua Đường cử tướng Dương Tư Húc, tướng hàng đầu của triều đình nhà Đường, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ, một bộ phận rút vào rừng. Hiện nay, ở thung lũng Hùng Sơn (Rú Đụn) còn lăng mộ cha con Mai Hắc Đế. Theo truyền thuyết dân gian sau khi Mai Hắc Đế bị bệnh mất ở trong rừng, con ông đã nối ngôi được một thời gian, tức là Mai Thiệu Đế. 
Mai Hắc Đế mất đi, An Nam chìm đắm lại trong thời kỳ Bắc thuộc. Quân xâm lược nhà Đường tiến hành tàn sát nhân dân rất dã man, chất xác quân đắp thành gò cao để ghi công chinh phục, đề cao uy thế "thiên triều", răn đe nhân dân Việt. Tội ác của giặc cũng ngày càng chồng chất cao lên mãi. 
 

Đền thờ và lăng mộ Vua Mai tại chân Rú Đụn, xã Vân Diên - Nam Đàn

Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong Tiên chân báo huấn tân kinh để ở đền, ca tụng công đức ông như sau (tạm dịch):

Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng, 
Vạn An thành lũy khói hương xông, 
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức, 
Trăm trận Lý Đường phục võ công. 
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn, 
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không. 
Đường đi cống vải từ đây dứt, 
Dân nước đời đời hưởng phúc chung. 

Trong “ Đại Nam Quốc Sử diễn ca ” đã ghi lại hình ảnh của Mai Hắc Đế:

“Quan Đường lắm kẻ tham tài, 
Bình dân hàm oán, trong ngoài họp mưu. 
Mai Thúc Loan ở Hoan Châu 
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa. 
Hiệu cờ Hắc Đế mở ra, 
Cũng toan quét dẹp sơn hà một phương. 
Đường sai Tư Húc tiếp sang, 
Hợp cùng Sở Khách, hai đàng giáp công, 
Vận đời còn chửa hanh thông, 
Nước non để giận anh hùng nghìn thu 
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn 
Hùng Sơn gió lặng khói lang không..."”.

Mai Thúc Loan khởi nghĩa với địa lợi, nhân hòa nhưng chưa gặp thiên thời vì đúng vào lúc nhà Đường cực thịnh nên thất bại. Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa lớn lao này, nhà Đường không dám bắt nhân dân nộp cống vải quả hằng năm nữa.

23 tháng 10 2023
29 tháng 3 2016

Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc :

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí 

- Cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục

- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 2:

a) -Nguyên nhân: 

             " Một xin rửa sạch nước thù,

        Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

               Ba kẻo oán ức lòng chồng,

         Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."

- Diễn biến:

Hai Bà Trưng tập hợp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại cùng nhau đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh.

- Kết quả: Giành thắng lợi

- Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta truyền thống đấu tranh của người phụ nữ

b) - Nguyên nhân: 

+) Do ách thống trị của nhà Lương

+) Mâu thuẫn sâu sắc của nhân dân và quan lại đô hộ

- Diễn biến: Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con trai là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì ( Hà Nội ) có Phạm Tu, ở Thái Binhg có Tinh Thiều.

                     Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành  Long Biên ( nay thuộc Bắc Ninh ) chạy về Trung Quốc.

                      Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh ).

                      Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết.

 - Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông tô lịch ( Hà Nội ).

 - Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có non sông, bờ cõi riêng, sánh vai và ko lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam

c) - Nguyên nhân:

+) Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường

+) Nỗi vất vả, cực nhọc của việc đi phu gánh vải.

  - Diễn biến: Mai Thúc Loan liên kết  với nhân dân khắp Giao Châu và cả nhân dân Lâm Ấp, Chân lạp..... kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

   - Kết quả: Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ

  

 

 

 

 

30 tháng 3 2016

Câu 1 : Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì bắc thuộc là:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Khởi nghĩa Bà Triệu.

- Khởi nghĩa Lí Bí.

- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục.

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2:

a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a) Nguyên nhân;

- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b) Diễn biến;

- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c) Kết quả: 

- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

d) Ý nghĩa:

-Đem lại độc lập cho đất nước.

-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí .

 

b) Cuộc khởi nghĩa Lí Bí :

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam.

 

c) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

a) Nguyên nhân:

Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

b) Diễn biến:

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu và Diễm Châu hưởng ứng.

- Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn - Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

- Mai Thúc Loan liên kết với  nhân dân Giao Châu và Chăm - pa tấn công Tống Bình.

- Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang dàn ác cuộc khởi nghĩa.

c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

d) Ý nghĩa: Ca ngợi ý chí quyết dành lại độc lập cho đất nước ngay cả khi mất mạng hoặc hy sinh để đất nước độc lập.