K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2017

1)Sinh sản hữu tính

- Sự đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng thụ tinh trong
- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trúng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn .
- Sự đẻ con ở thú ( thai sinh ) . Đó là dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường .

*Tiến hóa:

Đẻ trứng->đẻ con

Thụ tinh ngoài->thụ tinh trong

-cách chăm sóc con

-biến thái->phát triển trực tiếp

2)Sinh sản vô tinh

-Không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau

-Hình thức:+Phân dôi cơ thể

+Sinh sản sinh dưỡng:mọc chồi tái sinh

24 tháng 4 2017

Cảm ơn nhiều nha.

22 tháng 4 2021

Có nhau thai, nuôi con bằng sữa mẹ, thai nhi sinh ra phát triển, xuất hiện nhau thai gắn liền với tử cung. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đên phôi. Con nhỏ được bú sữa mẹ.

2 tháng 5 2016

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Khi nói về quá trình sinh sản ở một số loài động vật và ứng dụng, cho các phát biểu sau đây: (1). Các con ong thợ sinh ra là ong cái, có kiểu gen giống nhau, tập tính giống nhau, không có khả năng sinh sản, chúng là kết quả của quá trình trinh sản. (2). Hiện tượng trinh sản chỉ xuất hiện ở các loài động vật bậc thấp, không có mặt ở các loài động vật có xương sống. (3). Ở vật nuôi,...
Đọc tiếp

Khi nói về quá trình sinh sản ở một số loài động vật và ứng dụng, cho các phát biểu sau đây:

(1). Các con ong thợ sinh ra là ong cái, có kiểu gen giống nhau, tập tính giống nhau, không có khả năng sinh sản, chúng là kết quả của quá trình trinh sản.

(2). Hiện tượng trinh sản chỉ xuất hiện ở các loài động vật bậc thấp, không có mặt ở các loài động vật có xương sống.

(3). Ở vật nuôi, sự hiện diện và mùi của con đực có tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó tác động đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng, ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.

(4). Căng thẳng thần kinh có thể dẫn đến rối loạn quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng ở người, làm giảm hiệu quả các hoạt động sinh dục.

Có bao nhiêu phát biểu chính xác?

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
16 tháng 3 2018

Đáp án A

(1). Các con ong thợ sinh ra là ong cái, có kiểu gen giống nhau, tập tính giống nhau, không có khả năng sinh sản, chúng là kết quả của quá trình trinh sản. à sai, ong thợ có bộ NST 2n.

(2). Hiện tượng trinh sản chỉ xuất hiện ở các loài động vật bậc thấp, không có mặt ở các loài động vật có xương sống. à sai, một số loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có trinh sinh.

(3). Ở vật nuôi, sự hiện diện và mùi của con đực có tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó tác động đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng, ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái. à đúng

(4). Căng thẳng thần kinh có thể dẫn đến rối loạn quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng ở người, làm giảm hiệu quả các hoạt động sinh dục. à đúng.

-cá:thụ tinh ngoài và đẻ nhiều trứng(tuyến sinh dục có ống dẫn/đẻ nhiều vì tỉ lệ thụ tinh thấp)

-lưỡng cư:phát triển qua biến thái( có thể chuyên hóa các chức năng riêng biệt)

-bò sát:có cơ quan giao phối nên thụ tinh trong, đẻ trứng trong hốc đất khô(tỉ lệ thụ tinh cao/ bảo vệ được trứng);trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng(bảo vệ/cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho phôi)

-chim:thụ tinh trong, mỗi lứa có 2–3trứng(do tỉ lệ thụ tinh cao nên đẻ ít trứng);ấp trứng(phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường) ; nuôi con bằng sữa diều(sức sống con non cao)

-thú:thai sinh, được bố mẹ chăm sóc_{ [chim cũng được bố mẹ chăm sóc]}, nuôi con bằng sữa mẹ(ko lệ thuộc vào noãn hoàng , phôi an toàn, ko lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên tỉ lệ sống sót cao)

25 tháng 3 2021

-cá:thụ tinh ngoài và đẻ nhiều trứng(tuyến sinh dục có ống dẫn/đẻ nhiều vì tỉ lệ thụ tinh thấp)

-lưỡng cư:phát triển qua biến thái( có thể chuyên hóa các chức năng riêng biệt)

-bò sát:có cơ quan giao phối nên thụ tinh trong, đẻ trứng trong hốc đất khô(tỉ lệ thụ tinh cao/ bảo vệ được trứng);trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng(bảo vệ/cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho phôi)

-chim:thụ tinh trong, mỗi lứa có 2–3trứng(do tỉ lệ thụ tinh cao nên đẻ ít trứng);ấp trứng(phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường) ; nuôi con bằng sữa diều(sức sống con non cao)

-thú:thai sinh, được bố mẹ chăm sóc_{ [chim cũng được bố mẹ chăm sóc]}, nuôi con bằng sữa mẹ(ko lệ thuộc vào noãn hoàng , phôi an toàn, ko lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên tỉ lệ sống sót cao)

28 tháng 3 2018

Đáp án A

Các phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là: (2), (3), (4).

(1) sai vì mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi thúc đẩy sự tiến hóa của cả vật ăn thịt và con mồi.

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn? (1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản. (2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. (3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các...
Đọc tiếp

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn?

(1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản.

(2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(4) Tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

(5) Cơ chế làm biến đổi loài thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

(6) Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

A. 2.

B. 5.

C. 3. 

D. 4.

1
20 tháng 2 2017

Đáp án C

Các quan niệm 2, 3, 6 là các quan niệm tiến hóa của Đacuyn

Các quan niệm 5, 6 là quan niệm tiến hóa của Lamac

(1) là quan niệm của tiến hóa hiện đại

24 tháng 3 2017

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

27 tháng 6 2018

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ...
Đọc tiếp

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?

3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?

5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các nghành Động vật:hô hấp,tuần hoàn,thần kinh,sinh dục.

6/Nhận xét về sự đa dạng sinh học động vật sống ở môi trường đới lanh,hoang mạc đới nóng và môi trương nhiệt đới gió mùa?giải thích?

7/Lợi ích của đa dạng sinh học và chỉ rõ nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học,biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

13
16 tháng 3 2016

1/ Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : 
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

2/ - Ếch phân tính, sinh sản vào cuối xuân. Ếch cái đẻ trứng tập trung thành đám trong chất nhầy nổi lên trên mặt nước, trứng được thụ tinh ngoài
    - Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc. Nòng nọc mọc 2 chân sau, bắt đầu hình thành phổi rồi mọc 2 chân trước, đuôi ếch con thoái hoá dần, trở thành ếch lớn

3/  Sinh học 7

4/-Đặc điểm chung

+ Mình có lông vũbao phủ
+ Chi trước biến đổi thành cánh
+ Có mỏ sừng
+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hôhấp.
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
5/ Sinh học 7
6/- Môi trường đới lạnh: động vật thưa thớt, thấp lùn; chỉ có một số ít loài tồn tại vì môi trường ở đây quanh năm đóng băng, khắc nghiệt
   - Môi trường nhiệt đới gió mùa: có số loài động vật ít nhưng chúng rất đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính, thích nghi với điều kiện khô hạn Vì khí hậu ở đây nóng và khô, các vực nước rất hiếm phân bố rộng rãi cách xa nhau.
7/ - Lợi ích của đa dạng sinh học
      + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
      + Dược phẩm: một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị
      + Trong nóng nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
      + Làm cảnh, giống vật nuôi, phục vụ du lịch,...
- nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học:
  + Ý thức của người dân
  + Nhu cầu phát triển của đô thị
  + ....
- biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
 + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi 
 + Thuận hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
16 tháng 3 2016

Vì các đặc điểm cơ thể nó thích hợp cho việc sống ở nơi ẩm ước, gần bờ nước và bắt mồi về đêm

9 tháng 4 2021

Sinh sản của thỏ tiến hóa hơn các lớp động vật có xương sống khác:

- Đẻ con

- Nuôi con bằng sữa mẹ.

- Bảo vệ con bằng cách đào hang, lót ổ.