K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2017

tuyến yên trong Y học gọi là tuyến “chỉ huy”, tuy nhiên thực tế nó có chức năng là nơi chuyển tiếp các xung động thần kinh xuất hiện ở vùng hạ đồi trong não, phối hợp giữa thần kinh và tuyến nội tiết trong cơ thể. Nội tiết tố của tuyến yên kích thích việc bài tiết của ruột, giúp cho mạch máu khỏe hơn, kích thích thận hoạt động. Nó cũng giúp điều hòa thân nhiệt của cơ thể, kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển, việc tiết xuất không phù hợp của tuyến yên dẫn đến sự phát triển bất thường của cơ thể, như chứng béo phì.

chúc bạn học tốt

- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp $mARN.$

- $mARN$ là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành nên prôtêin.

- $Prôtêin$ chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

24 tháng 9 2019

Đề bài: Trong đợt thi đua “ Em làm kế hoạch nhỏ” của trường, lớp 3A1 thu được 135kg giấy vụn, lớp 3A2 thu được ít hơn lớp 3A1 là 44 kg giấy vụn. Hỏi lớp 3A2 thu được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?

Lời giải:

Lớp 3A2 thu được số ki-lô-gam giấy vụn là:

135−44=91(kg)

Đáp số: 91 kg giấy vụn.

21 tháng 1 2022

\(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\left(1\right)\)

\(CuSO_4+2NaOH\rightarrow Cu\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\left(2\right)\)

Phản ứng 2 là phản ứng trao đổi vì CuSO4 và NaOH trao đổi gốc SO4 và OH để tạo ra hợp chất mới.

21 tháng 1 2022

undefined...

24 tháng 12 2020

-Trong các tế bào máu gồm :

+Bạch cầu

+Hồng cầu

+Tiểu cầu

-Tiểu cầu khi va chạm với thành mạch vỡ ra giải phóng enzim chứa chất sinh tơ máu. Enzim tạo thành Ca2+ ôm giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông.

24 tháng 9 2019

    * Các khái niệm:

     - Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quang sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

     - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

     - Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

     - Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh, trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.

     - Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

     - Loài: là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản với các nhóm quần thể khác.

     - Quần thể: là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

     - Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.

    * Giải thích sơ đồ:

     - Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.

     - Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,… và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.

     - Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

23 tháng 8 2019

Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản, vẽ như hình sau. Trong đó: Anten thu (1); mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4) và loa (5)

Giải bài tập Vật Lý 12 | Giải Lý 12

Tác dụng của các bộ phận:

-   Anten thu (1): Có thể thu được tất cả các sóng điện từ truyền tới nó

-   Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2): Làm cho sóng điện từ cao tần thu được có năng lượng (biên độ) lớn hơn

-   Mạch tách sóng (3): Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang.

-   Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4): Làm cho dao động âm tần vừa tách ra có năng lượng (biên độ) lớn hơn

-   Loa (5): Biến dao động điện âm tần thành âm thanh (tái tạo âm thanh)

30 tháng 5 2019

Sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản biểu diễn như hình vẽ. Trong đó: Micro (1); mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); mạch khuếch đại (4) và cuối cũng là anten phát (5)

Giải bài tập Vật Lý 12 | Giải Lý 12

Tác dụng của các bộ phận:

-   Micro(1): Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.

-   Mạch phát sóng điện từ cao tần (2): Tạo ra sóng mang có tần số cao (từ 500kHz đến 900MHz)

-   Mạch biến điệu (3): "trộn" sóng âm tần với sóng mang (biến điệu)

-   Mạch khuếch đại (4): Làm cho sóng mang có năng lượng (biên độ) lớn hơn để nó có thể truyền đi xa

-   Anten phát (5): Bức xạ sóng điện từ ra không gian