Bài Sông nước Cà Mau đc chia lm mấy phần
Gis mk nak
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
xong r đó bn chép v đi
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
:3
Lê Hoàng Phúc chép thì mk cũng có thể chép nhưng mà chép thì cô mk sẽ ko cho đâu bạn
Tham khảo nha em:
Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.
Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.
Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.
TK
Vùng đất Cà Mau mở ra trước mắt chúng tôi những cảnh tượng vô cùng độc đáo và ấn tượng.
Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau bủa giăng chi chít chẳng khác nào mạng nhện. Sông nước Cà Mau ngập tràn trong sắc xanh của trời, của nước và của cây cỏ. Bầu trời xanh ngát không một gợn mây. Dòng nước xanh trong khẽ gợn những con sóng nhỏ. Chung quanh là vẻ xanh tươi mơn mởn của cây lá. Những sắc xanh ấy hòa phối thành một vẻ thanh bình, mát dịu của vùng nước non này. Những khu rừng xanh bốn mùa bao giờ mang trong nó thanh âm rì rào bất tận. Thanh âm ấy hòa nhịp với tiếng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan càng đem đến cho con người đắm chìm vào vẻ đẹp nơi này. Tôi thật sự choáng ngợp về không gian rộng lớn mênh mông của sông nước Cà Mau.
Con thuyền cứ xuôi theo dòng, qua Chà Là, Cái Keo,... rồi bỏ con sông Bảy Háp. Anh bạn tôi giải thích, người dân ở dây gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Họ gọi rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch là nơi trú ngụ của những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ. Kênh Bọ Mắt là nơi tụ tập vô vàn những con bọ mắt đen nhánh, nhỏ ti ti, đua nhau bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ. Lúc đi qua một con kênh, tôi thấy dọc hai ven bờ có biết bao là loài ba khía tím đỏ. Hóa ra, con kênh có tên là kênh Ba Khía.
Thuyền đưa chúng tôi cứ băng theo dòng, qua kênh Bọ Mắt, rồi qua con sông Cửa Lớn, xuôi về vùng Năm Căn. Ai đến với dòng sông này chắc hẳn cũng sẽ chú ý ngay đến những con cá đen trũi đua nhau bơi hàng đàn giữa đầu sóng trắng. Dòng Năm Căn mênh mông, rộng hơn ngàn thước. Dọc theo hai bờ là rừng đước xanh ngút ngàn, chẳng khác nào hai lũy thành vững chắc. Từng ngọn đước bằng tăm tăm, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Tôi còn được chứng kiến cảnh tượng ồn ào, đông vui, tấp nập và trù phú của chợ Năm Căn. Chợ họp sát bên bờ sông với những túp lều thô sơ lợp bằng lá cùng những ngôi nhà văn minh hai tầng xây kiên cố bằng gạch. Xóm chợ lúc nào cũng có những hình ảnh quen thuộc: những đống gỗ chất cao, những cột đáy của các nhà thuyền dập dềnh trên sóng. Vẻ độc đáo của chợ Năm Căn chính là chợ họp trên sông nước, người ta có thể mua mọi mà không cần bước ra khỏi thuyền. Vùng chợ nhộn nhịp bởi nơi đây quy tụ nhiều người bán hàng thuộc các dân tộc khác nhau: người Hoa, người Miên, người Chà Châu Giang,...
Sau một ngày dài, thuyền chúng tôi ghé lại trên một con thuyền dán biển hàng ăn gần khu chợ. Chúng tôi thưởng thức những món ăn sông nước thơm ngon và ngắm cảnh buôn bán tấp nập của người dân.
Em tham khảo
Nhà thơ Xuân Diệu còn nhấn mạnh vùng đất Cà Mau là địa đầu Tổ quốc, là máu thịt của đất nước, là mũi tàu Tổ quốc.