kể 1 tấm gương có đức tính tự tin.
giúp mk với!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành - Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh - Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.
Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Mạnh không ngừng phấn đấu học tập, tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động và phụ giúp ông bà việc vặt trong gia đình. Sách, vở không có Mạnh mượn của anh chị lớp trên. Mạnh luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được nhà trường biểu dương khen thưởng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo nên ý chí, nghị lực mạnh mẽ giúp Mạnh vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.
Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.
Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.
Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.
Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.
Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.
Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em (SN 2000) học lớp 5C - Trường Tiểu học Tân Thành B2 đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.
Tham khảo ạ :
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:
Bác Hồ là một người có lòng yêu thương bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân. Bác san sẻ việc mang đồ đạc với các đồng chí khi đi công tác, chia đôi bát chè với anh liên lạc viên; Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng khi máy bay địch ném bom trên đầu; Bác dạy các chiến sĩ sự hòa nhã, cẩn thận, biết nghĩ đến người sau; Bác đem hết số tiền tiết kiệm mua nước ngọt cho các đồng chí pháo binh; Bác nhường máy lạnh cho các đồng chí thương binh nặng;... Tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời để chúng ta noi theo.
Tham khảo :
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:
Bác Hồ là một người có lòng yêu thương bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân. Bác san sẻ việc mang đồ đạc với các đồng chí khi đi công tác, chia đôi bát chè với anh liên lạc viên; Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng khi máy bay địch ném bom trên đầu; Bác dạy các chiến sĩ sự hòa nhã, cẩn thận, biết nghĩ đến người sau; Bác đem hết số tiền tiết kiệm mua nước ngọt cho các đồng chí pháo binh; Bác nhường máy lạnh cho các đồng chí thương binh nặng;... Tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời để chúng ta noi theo.
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:
Bác Hồ là một người có lòng yêu thương bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân. Bác san sẻ việc mang đồ đạc với các đồng chí khi đi công tác, chia đôi bát chè với anh liên lạc viên; Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng khi máy bay địch ném bom trên đầu; Bác dạy các chiến sĩ sự hòa nhã, cẩn thận, biết nghĩ đến người sau; Bác đem hết số tiền tiết kiệm mua nước ngọt cho các đồng chí pháo binh; Bác nhường máy lạnh cho các đồng chí thương binh nặng;... Tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời để chúng ta noi theo.
Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.
Sự quan tâm của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam thật nhân ái bao la. Bác từng viết: "Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Đối với Bác, tầng lớp phụ nữ luôn có vị trí quan trọng trong cuộc cách mạng chung của dân tộc và hoàn toàn có thể tự hào mà ngẩng cao đầu trước các đấng mày râu. Và quả thật vây, nhìn lại những chặng đường đã đi qua, những anh hùng lao động, những chiến sỹ thi đua, những tấm huân chương, những giải thưởng khoa học là bằng chứng ghi nhận công lao đóng góp của chị em phụ nữ, dấu ấn ghi đậm truyền thống phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang. Chị em phụ nữ hôm qua, hôm nay và ngày mai sẽ viết tiếp những truyền thống hào hùng đó, sẽ làm rạng danh dân tộc Việt Nam để thoả ước nguyện của Người trước lúc đi xa. Chính sự quan tâm ngay cả những điều tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống, đã làm cho hình ảnh của Người vốn đã vĩ đại càng trở thành bất tử.
Sự quan tâm của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam thật nhân ái bao la. Bác từng viết: "Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Đối với Bác, tầng lớp phụ nữ luôn có vị trí quan trọng trong cuộc cách mạng chung của dân tộc và hoàn toàn có thể tự hào mà ngẩng cao đầu trước các đấng mày râu. Và quả thật vây, nhìn lại những chặng đường đã đi qua, những anh hùng lao động, những chiến sỹ thi đua, những tấm huân chương, những giải thưởng khoa học là bằng chứng ghi nhận công lao đóng góp của chị em phụ nữ, dấu ấn ghi đậm truyền thống phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang. Chị em phụ nữ hôm qua, hôm nay và ngày mai sẽ viết tiếp những truyền thống hào hùng đó, sẽ làm rạng danh dân tộc Việt Nam để thoả ước nguyện của Người trước lúc đi xa. Chính sự quan tâm ngay cả những điều tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống, đã làm cho hình ảnh của Người vốn đã vĩ đại càng trở thành bất tử.
Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em (SN 2000) học lớp 5C - Trường Tiểu học Tân Thành B2 đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.