K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2016

4.

Vơi ngôn ngữ bình dị,bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp,phẩm chất trong trắng,son sắt của người phụ nữ ngày xưa,vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ.

5.

 

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :

“ Bác đến chơi đây, ta với ta”

Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.

6.

So sánh cụm từ ta vơí ta trong bài qua đèo ngang và bạn đến chơi nhà?

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với

ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

 

giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:

+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

 

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự

gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

 

Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

 

 

 
1 tháng 11 2016

Với nghệ thuật phóng đại (nói quá) nhà thơ Nguyễn Khuyến đã dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. Và nó cũng là lời phân trần giản dị về sự tiếp đãi không chu đáo của mình. Để rồi hạ một câu kết “ bác đến đây chơi ta với ta” bằng giọng thơ hóm hỉnh, chứa đựng tình bạn hồn nhiên, trong sáng, đậm đà, thắm thiết.

 

Hăm pk tao làm có đúng hông nhen^^

21 tháng 3 2017

1 + 21 = 22

nhé

1+21=22. Nhớ click cho mình nhé

12 tháng 3 2020

1, 

Với x=-24 ta có

(-90)-(x+10)+100

= (-90)-(-24+10)+100

= -90+24-10+100

= (100-90)+(24-10)

= 10+14

= 24

2,

Với x=4, y=-9 ta có

[(-25).(-27).(-x)]:y

= [(-25).(-27).(-4)]:(-9)

= [(-25).(-4).(-27)]:(-9)

= [100.(-27)]:(-9)

= (-2700):(-9)

= 300

3,

Với a=-15, b=2019 ta có

a-b+17+8.(-3)+b

= (-15)-2019+17+8.(-3)+2019

= (-15)-2019+17+(-24)+2019

= (-15)-2019+17-24+2019

= (17-15)+(2019-2019)-24

= 2-24

= -22

24 tháng 10 2016

èo, cứ tượng bạn kiểm tra sau mình. Mình thứ 4 mới kiểm tra, giờ mình cũng đang làm bài đó. Hay bạn đọc tham khảo rồi lấy ý đi, mình thấy bài thứ 3 hay đấy!ok

24 tháng 10 2016

1/ Mở bài:

 

- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

6 tháng 7 2017

200cm3=200000cm

6 tháng 7 2017

200 cm3 = 200 cc 

10 tháng 7 2019

a) ( 200 - 58 ) x 58 + ( 100 + 42 ) x 42 

= 142 x 58 + 142 x 42 

= 142 x ( 58 + 42 )

= 142 x 100

= 14200

b) 50 - 51 + 40 - 41 + 30 - 31 + 60 

= ( 50 + 40 + 30 ) - ( 51 + 41 + 31 ) + 60 

= 120 - 123 + 60 

= -3 + 60

= 57

caau b ko chắc 

c) 28 + 62 x a x ( a x1 trừ a : 1 ) cộng 28 x 8 cộng 

= 28 + 62a x 0 + 28 x 8 

= 28 x 1 + 0 + 28 x 8 

= 28 x ( 1 + 8 )

= 28 x 9 

= 252

10 tháng 7 2019

:V cái đề. Mk viết lại tí nha !

(200-58).58+(100+42).42

50-51+40-41+30-31+60

28+62.a.(a.1-a:1)+28.8+

6 tháng 5 2016

Nếu \(x-2\ge0\Rightarrow x\ge2\Rightarrow\left|x-2\right|=x-2\)

Ta có phương trình 

\(x^2-6\left(x-2\right)-4=0\)

\(\Rightarrow x^2-6x+12-4=0\)

\(\Rightarrow x^2-6x+8=0\)

\(\Rightarrow x^2-2x-4x+8=0\)

\(\Rightarrow x\left(x-2\right)-4\left(x-2\right)=0\)

\(\Rightarrow\left(x-2\right)\left(x-4\right)=0\)

\(\Rightarrow x-2=0\) hoặc \(x-4=0\)

\(\left(+\right)x-2=0\Rightarrow x=2\) (tm)

\(\left(+\right)x-4=0\Rightarrow x=4\) (tm)

Nếu \(x-2<0\Rightarrow x<2\Rightarrow\left|x-2\right|=-\left(x-2\right)=2-x\)

Ta có phương trình 

\(x^2-6\left(2-x\right)-4=0\)

\(\Rightarrow x^2-12+6x-4=0\)

\(\Rightarrow x^2+6x-16=0\)

\(\Rightarrow x^2-2x+8x-16=0\)

\(\Rightarrow x\left(x-2\right)+8\left(x-2\right)=0\)

\(\Rightarrow\left(x-2\right)\left(x+8\right)=0\)

\(\Rightarrow x-2=0\) hoặc \(x+8=0\)

\(\left(+\right)x-2=0\Rightarrow x=2\) (không tm)

\(\left(+\right)x+8=0\Rightarrow x=-8\left(tm\right)\) 

Vậy phương trình có tập nghiệm \(S=\left\{-8;2;4\right\}\)

8 tháng 12 2017

|x-2|=5

=> x-2=5 hoặc x-2=-5

=> x=7 hoặc x=-3

k mk nha

8 tháng 12 2017

\(\left|x-2\right|=\left|-5\right|\)

\(\left|x-2\right|=5\)

\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x-2=5\\x-2=-5\end{cases}}\Rightarrow\orbr{\begin{cases}x=7\\x=-3\end{cases}}\)

    vậy \(\orbr{\begin{cases}x=7\\x=-3\end{cases}}\)

1 tháng 6 2017

\(1.2+2.3+3.4+4.5+...+9.10\)

Đặt A = \(1.2+2.3+3.4+4.5+...+9.10\)

\(3.A\) = \(1.2.3+2.3.3+3.4.3+4.5.3+...+9.10.3\)

=> \(3.A\) = \(1.2.3+2.3.4+3.4.5+4.5.6+...+9.10.11\)

Ta có: \(3.A=9.10.11\)

=>: \(A=\frac{9.10.11}{3}=330\)

=> A = 330 

3 tháng 10 2017

2+6+12+20+30+42+56+72+90=330

17 tháng 9 2018

SSH là

(50-1):1+1=50 số

tổng là

(1+50)x50:2=1275

17 tháng 9 2018

Đặt A=1+2+3+4+5+...+50

tổng trên có số số hạng là:

(50-1)/1+1=50(số)

vậy

A=(50+1)x50/2=1275

4 tháng 10 2015

3 lần bạn đag thi bài cóc vàng Tài ba của lớp 6 vòng 2 à?

2 tháng 1 2016

la 3 lan do