em hãy tưởng tượng lại và kể về 1 cô tiên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ nhỏ, tôi đã được nghe bà kể rất nhiều câu chuyện cổ tích hay. Trong những câu chuyện ấy, tôi thích nhất là truyện Tấm Cám với hình ảnh cô Tâìn đẹp người, đẹp nết.
Tuy phải làm việc sớm khuya vất vả, dầm mưa dãi nắng nhưng làn da Tâm vẫn mịn màng và trắng trẻo. Cô có dáng người thon thả và vóc người dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan của cô luôn toát lên vẻ trong sáng, hiền dịu. Nhìn Tấm, chắc chắn ai cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp chân chất của cô – vẻ đẹp của những cô thôn nữ hay lam hay làm. Một phần vẻ đẹp ấy được thể hiện qua đổi mắt. Tấm có đôi mắt bồ câu vừa thơ ngây, vừa trung thực, luôn thấp thoáng những nét buồn thăm thẳm. Hai hàng mi dài cong vút làm đôi mắt Tấm đã đẹp lại càng thêm duyên dáng. Đôi lông mày lá liễu không dày mà cũng không thưa ôm gọn lấy cặp mắt buồn. Cô Tấm có suối tóc đen, dày, mượt chảy trên bờ vai tròn lẳn, buông đài sau lưng. Bàn tay búp măng thon thả với năm ngón tay thon dài, mềm mại và mỏng mảnh chứa đầy vẻ kiêu sa.
Sống lam lũ, vất vả quanh năm nơi nhà mụ dì ghẻ cay độc, Tấm chỉ được mặc những bộ quần áo rách nát, cũ kĩ: những chiếc quần vải thô nhuộm bùn bạc phếch, những chiếc áo nâu sồng vá chằng vá đụp. Và nữa, cuộc sống ở đó thật đau đớn, tủi cực làm sao! Tưởng rằng những điều đó sẽ giết chết dần sắc đẹp của Tấm. Nhưng không, vẻ đẹp thuần khiết của cô không hề lu mờ, tàn phai mà còn ngày một thêm hoàn mĩ. Suối tóc của cô càng thêm đen mượt, nước da của cô càng thêm trắng trẻo. Cứ như thế, theo thời gian, Tấm ngày càng xinh đẹp.
Hãy nhìn cảnh cô Tấm mỉm cười sau khi thử giày thêu ở đêm hội năm nào.
Chao ôi! Lúc ấy vẻ đẹp của Tấm mới hiện lên rõ nét làm sao! Trông cô đẹp như một nàng tiên giáng trần vậy. Trong bộ xiêm y lộng lẫy, khuôn mặt trái xoan của cô sáng bừng lên, nổi bật giữa muôn vàn khuôn mặt của các cô gái khác. Đôi môi hình trái tim mọng đỏ của cô như một bông hoa nở vào buổi sáng chưa xoè hết cánh, kín đáo khoe sắc thắm. Hai hàm răng đều tăm tắp như những hạt ngô non và trắng loá như muối biển lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp trang nhã kiêu kì. Nụ cười duyên dáng đó có một sức hút kì lạ, làm ai nhìn cũng phải ngỡ ngàng, mê mẩn trước vẻ đẹp đầy đặn của trang tuyệt sắc giai nhân trẻ tuổi mà họ sắp tôn làm hoàng hậu.
Tấm là một cô gái bất hạnh. Mẹ cô chết từ hồi cô còn bé. Sau đó mấy năm thì cha cô cũng qua đời. Tấm phải ở với mụ dì ghẻ cay nghiệt là mẹ của Cám. Có lẽ những bất hạnh ấy đã để lại trong đôi mắt Tấm những nét buồn thăm thẳm, đã làm Tấm trưởng thành từ khi còn thơ bé.
Lúc còn nghèo khổ cũng như lúc đã trở thành vợ vua, Tấm vẫn luôn giữ bản chất cần cù, chịu thương chịu khó, hay lam hay làm của người lao động. Trong cung, sống trong cảnh giàu sang nhung lụa, Tấm vẫn tự tay giặt quần áo cho vua.
Không chỉ thế, Tấm còn rất hiểu thảo với mẹ cha. Tuy sống sung sướng trong hoàng cung, nàng vẫn không quên ngày giỗ của cha. Nàng xin phép vua vể nhà để soạn cỗ cùng mẹ kế…
Những tưởng con người hiền lành, hiếu nghĩa ấy sau gần một phần tư cuộc đời chịu khổ sẽ được hưởng phần đời còn lại hạnh phúc, vui vẻ bên nhà vua. Nhưng sự đời đâu có dễ dàng như vậy. Để được hưởng cuộc sống bình yên, vui vẻ đó, Tấm đã phải trải qua bao gian truân, khổ cực. Nàng đâu có ngờ rằng, ngày giỗ cha ấy chính là ngày định mệnh của cuộc đời nàng. Khi trèo lên cây cau để xé lấy một buồng cúng cha, Tấm đã bị mẹ con Cám chặt cây cau hại chết. Kể từ đó, Cám chính thức trở thành hoàng hậu và phần đời đầy gian truân của Tấm bắt đầu.
…Bị mẹ con Cám hại chết, Tấm hoá thành chim vàng anh, bay đến vườn ngủ. Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh bảo nó:
– Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào.
Chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao!
Rồi chim bay đến đậu bên cửa sổ, hót rất vui tai. Từ đó, nhà vua chỉ mê mải với chim. Cám tức lắm, giết thịt vàng anh rồi vứt lông chim ở góc vườn. Từ chỗ đó bỗng mọc lên hai cây xoan đào rợp bóng che mát cho nhà vua. Cám lại sai thợ chặt cây, đóng làm khung cửi. Nhưng khi Cám ngồi vào khung cửi, lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:
– Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.
Cám lại đốt khung cửi, để tro ở lề đường xa hoàng cung. Đống tro lại mọc thành cây thị cao lớn, cành lá sum sê. Đến mùa có quả, cây chỉ đậu được có một quả nhưng mùi hương thơm ngát lan toả khắp nơi. Quả thị đó rụng vào bị một bà lão bán nước. Từ trong đó, cô Tấm chui ra, làm việc nhà giúp bà lão. Cuối cùng, cô bị bà lão rình và bắt gặp rồi trở thành con gái bà. Số trời run rủi thế nào mà nhà vua đến quán nước đó, nhận ra miếng trầu cánh phượng Tấm têm để rồi gặp mặt Tấm và đưa nàng trở lại hoàng cung.
Lại nói về Cám. Cám thấy Tấm trở về, được vua yêu quý thì không khỏi sợ hãi, Cám lân la hỏi Tấm:
– Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
– Có muốn làm đẹp không để chị giúp?
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu, bảo Cám xuống hố rồi dội nước sôi vào hố. Cám chết, Tấm sai đem xác làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ, nói là của con gái mụ biếu. Mụ tưởng thật, lấy mắm ra ăn rồi nức nở khen ngon. Một hôm có con quạ đậu trên nóc nhà kêu:
– Ngon ngỏn ngòn ngon!
Mẹ ăn thịt con
Có còn xin miếng?
Mụ dì ghẻ tức lắm, vác sào đuổi quạ. Đến ngày mắm gần hết, mụ dòm vào chĩnh, thấy đầu lâu của con thì lăn đùng ra mà chết. Thật đáng đời hai mẹ con hay ganh tị và tham lam.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền. Cô Tấm chân chất, chịu thương chịu khó. Cô Tấm kiên quyết, bền bỉ đấu tranh chống lại cái ác để giành lấy hạnh phúc của mình. Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam.
Cô Tấm có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Mẹ cô mất từ khi cô còn nhỏ, bố cô vì cô đơn nên lấy vợ hai nhưng cũng chẳng sống thêm với cô được bao lâu. Vậy là Tấm chung sống cùng một mái nhà với bà dì ghẻ độc ác và đứa em cùng cha khác mẹ vừa đanh đá vừa chua ngoa tên là Cám. Họ đều ghét Tấm và bắt nạt cô như con ở trong nhà. Tuy nhiên điều đó không làm cho cô Tấm bớt xinh đẹp và nết na.
Cô Tấm có vóc dáng vô cùng mảnh mai và tha thướt duyên dáng. Khuôn mặt cô thanh thoát trái xoan, nước da trắng trẻo càng làm nổi bật lên đôi mắt đen lay láy trong vắt của cô. Mũi cô nhỏ nhắn dọc dừa, đôi môi đỏ chúm chím xinh xinh khiến cô càng thêm xinh đẹp, nhất là khi cô đội lên đầu chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Mái tóc cô đen nhánh dài như suối, lúc nào cũng được cô chải bới gọn gàng sau gáy.
Cả ngày từ sáng sớm tinh mơ tới khi đêm xuống, cô Tấm đầu tắt mặt tối với đủ thứ việc nhà do mẹ ghẻ bắt làm, cô còn phải làm cả phần việc do cô Cám lười biếng đùn đẩy. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.
“Đẹp người đẹp nết” là câu nói xứng đáng dành cho cô Tấm. Tấm lòng nhân hậu bao dung, độ lượng của cô mới là điều khiến em vô cùng khâm phục. Bị hai mẹ con nhà Cám âm mưu hãm hại năm lần bảy lượt, cô Tấm thảo hiền phải ngậm đắng nuốt cay chịu biết bao nhiêu là ấm ức, thậm chí còn bị dì ghẻ xô ngã cây mà chết, lại còn bị hóa kiếp thành nào là chim, là cây xoan, là quả thị… Thế mà khi được trở lại thành người cô vẫn rộng lòng tha thứ, xin Vua thả cho mẹ con Cám đi. Thực sự, cô Tấm vô cùng xứng đáng được tận hưởng một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc mãi mãi về sau bên người chồng yêu thương mình. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiền độ trì”.
Học tốt #
Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.
Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.
Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.
Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.
Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo chồng vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.
Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn hổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.
- Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!
Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ.
Thầy xoa đầu em cười và nói:- Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!
- Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:
Từ ngày nàng tiên ốc về ở trong nhà bà cụ, vừa thương bà cụ sống lủi thủi một mình lại vừa muốn cảm tạ tấm lòng nhân hậu nên nàng đã quyết định giúp bà mọi việc trong nhà.Nàng quét dọn nhà cửa gọn gàng, sân vườn đâu đâu cũng sạch cỏ. Đàn lợn trong chuồng con nào con nấy đều no căng bụng. Mâm cơm đầy nóng hổi nàng dọn sẵn ra, chỉ chờ bà cụ về ăn. Tấm lòng của nàng thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Từ ngày nàng tiên ốc về ở trong nhà bà cụ, vừa thương bà cụ sống lủi thủi một mình lại vừa muốn cảm tạ tấm lòng nhân hậu nên nàng đã quyết định giúp bà mọi việc trong nhà.Nàng quét dọn nhà cửa gọn gàng, sân vườn đâu đâu cũng sạch cỏ. Đàn lợn trong chuồng con nào con nấy đều no căng bụng. Mâm cơm đầy nóng hổi nàng dọn sẵn ra, chỉ chờ bà cụ về ăn. Tấm lòng của nàng thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Xưa, có hai mẹ con nghèo khổ kia sống ở một làng nọ. Bà mẹ lam lũ cấy thuê gặt mướn nuôi con. Người con là một cô bé lên mười, chăm học, cơm nước giặt giũ đỡ đần cho mẹ. Vì gắng sức lao động, bà mẹ ốm nặng. Cô bé hết lòng chăm sóc mẹ sớm hôm không quản một việc gì. Cô bé còn ra đồng phụ người lớn đem mạ để kiếm ít tiền vì cô còn bé quá, chưa cấy được. Người mẹ ngày một bệnh nặng. Nhà có chút tiền dành dụm cũng không đủ thuốc thang. Đi phụ đếm mạ về, cô bé tất tả lo cho mẹ ăn cháo, uống thuốc.
Xong việc, cô lựa lưng vào chân giường lòng thầm cầu nguyện Trời, Phật giúp mẹ khỏi bệnh. Bỗng một bà tiên hiện ra nơi ngưỡng cửa. Bà đến bên giường bệnh, vuốt tóc cô bé rồi đưa cho cô một gói thuốc bột. Bà tiên dặn:
- Hòa thuốc này với nước sôi để nguội rồi cho mẹ uống ngay. Ta thương con là một đứa con hiếu thảo nên đến giúp con đó.
Cô bé lạy tạ bà tiên, ngẩng đầu lên thì bà đã biến mất. Cô vội vàng hòa thuốc cho mẹ uống. Kì diệu thay, mẹ cô ngồi ngay dậy, người khỏe khoắn như chẳng có bệnh gì. Cô bé thuật lại cho mẹ biết chuyện bà tiên đến giúp đỡ ra sao. Hai mẹ con quỳ xuống tạ ơn bà tiên. Hai mẹ con lại sống hạnh phúc như xưa.
Văn kể chuyện hai mẹ con và bà tiên (Chủ đề về tính trung thực)
Ở một thị trấn nhỏ có hai mẹ con cậu bé kia sống trong một cái nhà gỗ ọp ẹp. Bà mẹ làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Cậu bé học lớp bốn chăm ngoan, hiền hậu. Công việc nặng nhọc khiến bà mẹ ngày một gầy ốm rồi ngã bệnh. Cậu bé hết lòng chăm sóc mẹ và thay mẹ đi làm ở chỗ mẹ cậu đã làm. Vì cậu sức yếu nên cậu chỉ được chút tiền lương. Mẹ cậu bệnh ngày một nặng. Cậu bé gom góp số tiền ít ỏi, ra phố mua cho mẹ thang thuốc tốt hơn. Cậu đi nhanh trên con đường vắng thì thấy một túi xách bị đánh rơi. Có lẽ cái túi rơi nặng nên miệng túi toác ra để lộ những xấp tiền dày cộm. Cậu ngẩng phẳt đầu lên nhìn về phía trước chỉ thấy một bà lão chống gậy đang đi chầm chậm. Số tiền này không phải là ít - cậu nghĩ thầm - rồi ôm lấy cái túi, chạy tất tả theo bà cụ:
- Bà ơi! Bà đánh rơi túi xách này.
Bà lão dừng ngay lại, đưa mắt nhìn cậu có ý hỏi. Cậu bé thở hổn hển:
- Thưa bà, cái túi xách này là của bà, phải không ạ?
Bà lão cười hiền hậu:
- Quả con là đứa trò thật thà, hiếu thảo. Ta là tiên, chờ con ở đây để thử lòng con đó.
Bà lão đưa cho cậu một gói nhỏ dặn:
- Con hòa thuốc này cho mẹ uống. Chỗ tiền này ta cho con mang về giúp mẹ mở một cửa hàng nhỏ. Con về ngay đi.
Dứt lời. Bà lão biến mất. Cậu quỳ xuống lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà.
Mẹ cậu khỏi bệnh và nhờ số tiền của bà tiên giúp, mở một tiệm tạp hóa, không phải làm thuê gánh mướn nữa. Hai mẹ con sống lương thiện, hạnh phúc bên nhau.
Naktop1MF
hok tốt
Thuở xưa, không rõ vào thời nào có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã ngoài năm mươi, còn cô con gái chỉ độ chín, mười tuổi. Sức già con dại, họ không làm được gì nhiều, chỉ đù đắp qua ngày. Tuy nghèo nhưng họ sống phúc đức, nên được bà con lối xóm thương yêu quý mến.
Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang chạy chữa cho bà nhưng bệnh ngày nặng thêm. Hàng ngày cô bé tức trực bên giường bệnh không rời một bước. Nhiều lúc cô bé phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm do mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thào bên tai:
- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa, sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ
Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của ai đó trong giấc chiêm bao. Trời vửa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ họ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu khó khăn cô bé đã đến được nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà lão tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu, tay chống gậy trúc bước ra, nói:
- Ta đợi cháu ở đây đã mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Chảu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi bệnh. Số còn lại tùy ý cháu sử dụng
- Bà ơi ! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm – Cô bé nói
- Thôi, cháu hay mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy – Bà lão nói xong thì biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại, cứu sống không biết bao nhiêu mạng người Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con bà thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình yêu thương đùm bọc của dân làng.
trong trí tưởng tượng của em cô tiên là 1 người mang lại hạnh phúc cho nhân loại. cô có mái tóc dài vấn khăn mỏ quạ đen . nước da cô sáng và đẹp lắm . đôi mắt của cô trong và sâu thẳm. cô thường mặc áo tứ thân màu hồ thủy,chiếc áo dài thướt tha che lấp đôi chân cô.