K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2016

                                                          " Trích câu thơ ns về mẹ"

" Nếu ai hỏi tôi rằng người mà mk yêu thương nhất là ai?" thì có lẽ câu trả lời của tôi là " Người mẹ thân yêu của mk". Tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta ko thể ns thành lời, ko bao h có thể đong đếm dc. Và dù ở đâu, có xa cách như thế nào thì chúng ta luôn dc bảo vệ và chở che bởi cha mẹ của mk.

28 tháng 5 2016

Duong Thi Nhuong TH Hoa Trach- Phong GD va DT Bo Trach đừng nên viết tắt nhiều

15 tháng 4 2018

ngại viết lắm

16 tháng 4 2018

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

25 tháng 5 2016
       '' Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con ''
77146357.jpg
        Tình mẫu tử là thiêng liêng. Đi khắp thế gian này có ai khổ cực bằng mẹ , có ai tảo tần như mẹ , có ai quan tâm yêu thương bạn nhiều như mẹ không ? Mẹ là người mang ta đến cuộc sống này. Mẹ chịu bao nhiêu đau đớn , khổ cực chỉ mong chúng ta được khôn lớn , nên người. Mẹ cùng con tập nói những tiếng '' dạ vâng '' đầu tiên, lòng mẹ khổ cực mà hạnh phúc biết bao. Mẹ làm bạn ru con ngủ mỗi đêm. Con uống nước nhờ tay mẹ đun cho. Mẹ là người đau buồn nhất và cũng lo lắng nhất khi con bị ốm. Mẹ hi sinh mọi điều kiện để con được hạnh phúc , mẹ tránh cho con không một giờ đau đớn vì mẹ biết con là một người đặc biệt của mẹ - một vật bảo bối , thiên thần nhỏ của mẹ. Con nở một nụ cười thì lòng mẹ hạnh phúc gấp triệu lần nụ cười của con. Mẹ không dám cất lời than vãn khi mẹ mệt, mẹ đau. Mỗi lần con nhìn mẹ thì mẹ lại cười nhưng ẩn chứa đằng sau đó là cả một nỗi cực khổ đến vô tận. Có nhiều bữa cơm , mẹ nấu các món ăn đạm bạc , lạc lõng , con cảm nhận được rằng mẹ vẫn chạy đôn chạy đáo giữa dòng đời này để cho con được cơm ăn áo mặc , cắp sách đến trường. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân của mình một cách không thương tiếc. Mẹ đem tuổi đời của mẹ cho con. Mẹ có thể không bằng người khác , mẹ có thể xấu hơn người phụ nữ khác , mẹ có thể không có địa vị cao trong xã hội nhưng tình yêu thương của mẹ có thể chiến thắng hơn tất cả người khác , chiến thắng cả biển trời này. Lòng mẹ mang một tình yêu thương bao la , vô bờ bến , không bao giờ vơi cạn. Đi khắp thế gian này , có thể con sẽ gặp nhiều người phụ nữ tốt với con , thương yêu con , hi sinh cho con nhưng không bao giờ bằng người đó , một người đặc biệt , người mà con luôn giữ trong lòng. Người ta tốt với con rồi cũng sẽ bỏ con mà đi , người ta chết ở trong lòng mình một ít. Còn mẹ thì sẽ mãi nằm ở trong lòng con. Trong tim con , con luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi. Tôi có đôi lúc giận dỗi mẹ, nhưng sau này khi đã khôn lớn một chút , tôi đã hiểu tình thương , sự hi sinh cao cả của một người mẹ dành cho con. Con không muốn cha mẹ phải lo vì con. Mẹ đã cho đi yêu thương mà mẹ không hề nhận lại. Con hiểu được rằng '' Khi mẹ trao đi cho con yêu thương , tức là mẹ đã trao đi một phần thời gian của cuộc sống mẹ cho con , vì vậy , con hứa sẽ không làm mẹ hi sinh vô ích như thế ''. Con yêu mẹ ! Tình yêu thương của mẹ con trả không hết ! Con nợ mẹ cả cuộc đời ! Chỉ mong mẹ đợi con .............. cả cuộc đời này. Nhưng mẹ không thể sống đời với chúng ta , vì vậy hãy thương mẹ, hãy làm tròn chữ hiếu khi mẹ còn ở bên cạnh bạn. 
 
      Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.





 

 
25 tháng 5 2016

Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời mỗi con người, ngọn nến đó chính là mẹ!”. Tôi hồi hộp đọc tiếp bài văn của con gái lớp 6, bài văn viết về một người thân của mình. Người thân con chọn chính là tôi, người mẹ. Tôi tò mò muốn biết con tôi nghĩ gì, cảm nhận thế nào về tình mẹ con.

“Nhớ ngày xưa khi còn bé, mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh. Mẹ kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn bằng giọng nói trầm ấm. Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến. Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh. Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ, tôi cảm nhận được hơi thở ấm nồng, nhè nhẹ. Mẹ muốn tôi ngủ yên, ngủ say để sáng mai còn đi học sớm, không bị thiếu ngủ…”. Có những điều không cần phải nói ra, tuy con còn nhỏ, con cũng có thể cảm nhận được!

“Những lần tôi ốm, mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi. Sáng dậy, đôi mắt mẹ trũng xuống vì thiếu ngủ. Tôi hiểu được, mẹ lo lắng cho tôi thế nào. Những hôm đó, trông mẹ xanh xao quá. Hôm nào tôi làm bài muộn, mẹ luôn nhắc nhở, lo lắng, thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai đi học. Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi. Mẹ kiên nhẫn, giảng lại cho tôi từng ly từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi. Mẹ luôn nói với tôi: Con cố găng ngoan ngoãn, đừng để mẹ mất kiên nhẫn. Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ…”

Tôi đã khóc khi đọc những lời văn của con gái. Bài văn tràn đầy những cảm nhận chân thực của con về những việc tôi làm hàng ngày. Những câu nói, những cử chỉ, những hành động của tôi đều được con lần lượt kể lại bằng ngôn từ của chính mình.

“Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi. Có chuyện gì, dù xấu hay tốt, tôi đều kể với mẹ. Trước khi thi, mẹ cùng ôn bài với tôi. Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn: Nhớ đọc lại kỹ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé, mèo con! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến thắng. Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh của mẹ, tôi lại tự nhủ: Phải chiến thắng, Phải chiến thắng….!”

Tôi thường tự nhủ, điều thành công nhất của tôi trong việc dạy con từ trước tới nay là con tôi coi tôi như một người bạn thân, không giấu tôi dù là chuyện buồn hay vui. Tôi tâm niệm, để giữ được thói quen đó của con, tôi không được gây sức ép cho con bất kể chuyện gì, đặc biệt chuyện học hành. Giao tiếp hàng ngày với con rất quan trọng, mẹ con tôi thường nói đùa: Tâm tính con như mặt nước phẳng lặng. Con chỉ hơi gợn sóng là mẹ biết liền!

“Nhưng những điều đó chỉ xảy ra từ hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ mẹ đã khác. Mẹ bận rộn hơn, mẹ hay mệt hơn và cũng dễ nổi nóng hơn. Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm nhiều. Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa… Tôi nghĩ rằng, dù sao tôi cũng đã lớn, mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa. Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn. Thế nhưng, đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa. Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày, không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ, mẹ nghiêm mặt lại và bảo: Con lớn rồi, không làm nũng mẹ nữa… Tôi hiểu, dù có nói vậy, tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ không thay đổi”.

Trái tim tôi thắt lại khi đọc đến những dòng này. Sau khi bác giúp việc bị ốm cách đây 6 tháng, vào thời điểm con lớn lên cấp 2, con nhỏ bắt đầu vào lớp 1, ngoài giờ làm việc, tôi phải đảm đương nhiều việc nhà hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 2 tiếng buổi tối rảnh rỗi với con trước đây bị chia sẻ làm ba, hai phần cho bé nhỏ và một phần cho bé lớn. Đôi lúc thấy con tủi thân, tôi giải thích cho con qua loa: em còn nhỏ, chưa biết đọc, biết viết, mẹ phải bên em, giống như bên con 5 năm trước đây… Tôi rất sợ con phụ thuộc vào tôi nhiều quá nên đặt mục tiêu rèn luyện tính tự lập cho con lên hàng đầu. Vì vậy, tôi tránh những động chạm tình cảm, dù con là con gái. Hay là tôi ngụy biện, tôi đã trở thành một người mẹ khô khan mất rồi? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn đặc biệt của con với nhiều biến chuyển tâm sinh lý. Vậy mà tôi lại dần dần xa con. Tôi mải mê bon chen kiếm tiền để lo cho tương lai của con mà quên mất dù ở lứa tuổi nào, con cũng rất cần hơi ấm của mẹ. Tôi mải mê với cơm áo gạo tiền, đôi khi về nhà nổi nóng và tức giận vô cớ khi những việc ở cơ quan không như ý muốn, khi mục tiêu tài chính của tôi không đạt được. Đôi khi tôi nhận ra sự sợ sệt của con, nhưng tôi xoa dịu lương tâm bằng câu nói “Tất cả vì tương lai tốt đẹp của con”. Tôi đã làm con sợ, con không kể cho tôi nghe những câu chuyện dài lê thê trên lớp hay những buồn vui của con nữa… Cho dù con đã rất rộng lượng cho tôi một câu an ủi “Tình yêu của mẹ dành cho con không thay đổi”, tôi vẫn nhìn lại những gì mình đã làm và thấy rằng mình đã rất khác hình ảnh người mẹ trong tâm trí con, hình ảnh người mẹ “ngày xưa” của con! Tôi đã sai khi nghĩ rằng, con tôi đã lớn, tôi cần kiếm tiền để lo cho con đi du học. Tôi quên mất rằng, con tôi cần hơi ấm và sự động viên của tôi hơn là cần những sắp đặt tương lai của tôi!

Cám ơn đề văn của cô giáo, cám ơn những lời văn tha thiết của con. Con đã có những con sóng lớn trong suy nghĩ và tôi đã bỏ qua một thời gian dài! Tôi biết mình phải làm gì để có thể là người mẹ tốt nhất của con trong lúc này! Con gái à, con luôn là nữ hoàng trong thế giới của mẹ!

12 tháng 10 2018

chịu.Ở đây có hơn 500 ae nhá

12 tháng 10 2018

mik có lm mở bài , bn vào link này nhé ( mik lm ko hay lắm , bn thông cảm )

https://olm.vn/hoi-dap/question/1116511.html

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

9 tháng 5 2016

Dài thì khi nào mik mới viết xong

15 tháng 12 2024

dễ

30 tháng 10 2018

 Nhà hắn thuộc dạng “khó ba đời”. Ba hắn xưa là ông giáo làng, thất chí nên bỏ việc, về cày ruộng. Mấy mảnh đất màu trồng rau đậu và vài sào ruộng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn. Gặp khi bão lũ, sâu bệnh thì mùa màng mất trắng. Cả nhà phải bữa đói bữa no, một hạt cơm “cõng” bốn năm lát sắn.

Mẹ bệnh liên miên. Mấy anh chị đã có gia đình riêng, đều nghèo kiết xác. Hắn phải phụ ba mọi việc. Ba bảo đừng làm nữa, lo mà học hành. Nghèo thì phải lo học, “không thì cả đời làm kiếp ngựa trâu cày bục mặt như bố mẹ”. Hắn không sợ nghèo, chỉ sợ không có điều kiện học. Mà không có điều kiện thật. Năm hắn chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp THCS, trời hạn kinh khủng. Mất mùa, cả làng đói, nhà hắn cũng ăn khoai sắn cầm hơi. Rồi đến lúc không còn khoai sắn mà ăn. Mẹ phải ăn cháo lỏng. Hắn đứng nép sau phên tre, nhìn mẹ ôm bụng nhăn nhó đau mà nước mắt chảy ròng ròng. Giọt nước mắt thằng con trai tuổi đang lớn đong đầy sự tủi thân.

Không tiền đóng học phí, không tiền ăn học, hắn quyết định nghỉ, “đút vở bụi tre”, lên thành phố kiếm cơm.

Trước khi lên thành phố, hắn đến thăm cô Loan dạy Văn. Hắn là đứa học trò cô Loan thương nhất vì nhà nghèo, hiền ngoan, học khá. Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. "Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.

“Một chút” của các bạn, ấy là mỗi người một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi…, trong đó có cả phần của cô Loan. Nhà ai cũng nghèo sát đất như nhà hắn chứ có khá gì hơn. Cô Loan gom lại, chở hết xuống chợ huyện bán, lấy tiền đem về.

Hắn cầm xấp tiền tình nghĩa, thầm nghĩ: Cái sự học cao quý là thế lẽ nào hắn dám bỏ, trong khi cô giáo và bạn bè hết lòng lo cho hắn. Cái tình người, tình bạn trong lúc hàn vi cao cả là thế, nỡ nào hắn “phụ bạc”.

Hắn quyết định phải học. Học thật giỏi.

Mười năm sau, hắn trở về. Nơi thứ hai hắn ghé thăm sau khi về nhà mình là cô Loan. Ấy là dịp 20-11, trên tay hắn là một món quà hết sức đặc biệt, được bỏ trong một chiếc bao tải to.

Trong đó là một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi… Món quà tựa ngày xưa. Bạn bè năm cũ không hẹn mà gặp, cùng tụ tập ở nhà cô Loan đông đủ. Cùng nhìn món quà “lạ”, cùng kể về cú tát năm xưa, mọi người phá lên cười sung sướng!

“Lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “nhân bất học bất tri lý”… Ôi, hiểu và làm được theo những lời răn dạy ấy, tình người, tình đời đẹp biết bao nhiêu…

30 tháng 10 2018

Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.

Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:

- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.

Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.

Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.

Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.

Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.

Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:

-  Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.

-   Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...

Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.

Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:

-   Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.

Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần



 

19 tháng 5 2020

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

19 tháng 5 2020

Ríu rít đâu đây âm thanh của cô họa mi đang chào ngày mới, tiếng hót du dương trầm bổng khẽ khàng đánh thức cơn mơ màng của cô bé nhỏ bên ô cửa sổ. Em thoáng hé mắt nhìn ra khu vườn trước nhà, lại là một buổi sáng đẹp trời trên mảnh vườn nhỏ trước sân.

Bầu trời hôm nay xanh cao và có một vài áng mây hờ hững trôi qua. Ông trời còn vùi mình trong những áng mây chưa tỉnh khỏi giấc ngủ, chỉ nhú lên trời xanh một vài ánh nắng vàng ngày mới. Em vươn mình đón nhận chút ấm áp buổi ban mai, rảo bước đôi chân vào khu vườn vốn rất quen thuộc. Đắm mình trong không gian thiên nhiên buổi sớm đem lại cảm giác thật thoải mái và tràn trề sức sống.

Những khóm hoa hồng phía sau hàng rào còn lưu luyến những giọt sương đêm, đang ôm ấp những hòn ngọc trong trẻo ấy giữa những cánh hoa đỏ thắm mềm mại. Bên cạnh khóm hoa hồng là những cánh hoa đồng tiền màu đỏ tươi đang rung rinh trong cơn gió nhẹ đầu ngày, những giọt sương theo sự xôn xao ấy mà nhỏ xuống những chiếc lá vài hạt pha lê nước trong veo. Khóm hoa sen cạn nơi ven tường cũng bung nở những đôi cánh hoa mềm mại mịn màng màu hồng đỏ, thân cây thấp, nhỏ, nhưng vẫn thật nổi bật nơi vườn cây. Những cây hoa ngũ sắc trồng ở đầu lối vào đã cao bằng nửa thân em, lá xanh và nhỏ nhưng những bông hoa tí hon lại rực rỡ và tươi tắn đến lạ. Hương thơm dịu nhẹ mong manh của những bông hoa đem lại một khoái cảm mơ hồ nhưng vô cùng dễ chịu, em như đắm chìm vào bầu không khí trong lành nhất, tuyệt vời nhất.

Phía sau những khóm hoa hồng và hoa đồng tiền là những cây ăn quả được chính tay ông nội trồng từ những ngày ông còn bé. Cây ổi đã nảy ra những bông hoa li ti nhỏ xíu, hương hoa ổi thoang thoảng quyện vào làn sương buổi sớm theo gió tỏa khắp khu vườn. Cây nhãn to cao lực lưỡng như bác bảo vệ của khu vườn, xòe tán lá rộng bao trùm xuống một mảnh đất lớn, trên cành đã treo lơ lửng những chùm quả nhỏ xinh đang chờ đến ngày chín quả. Cây mít ngày nào giờ đã cao lớn, vững vàng, đủng đỉnh những quả to quả bé từ thân cây tới những cành lân cận. Hè về mang theo hương thơm mít chín lan tỏa khắp cả khu vườn, gợi lên một thứ hương vị khó cưỡng. Ánh nắng cứ nhảy nhót trên những tán lá xanh, dần xua đi sương đêm se lạnh, thay vào chút ấm áp ngày hè. Bên cạnh cây mít của ông nội là những luống rau của mẹ. Mẹ trồng nhiều loại rau, nào rau diếp, rau đay, rau mùng tơi, rau muống, rau ngót, ... Chỉ vài khóm rau nhỏ thôi nhưng lại rất được nhà em ưa chuộng, những cây rau nhà trồng tạo cảm giác sạch sẽ và an tâm hơn rất nhiều. Những màu xanh non mềm mại ấy từ những khóm rau của mẹ dưới cái sáng vàng của đất trời như thêm sức sống, càng thêm mơn mởn sức xanh. Cây ăn quả cùng những luống rau xanh như tổ điểm thêm hương vị thanh khiết cho khu vườn, đặc biệt dưới buổi ban mai càng thêm đẹp đẽ và cuốn hút đến lạ.

Ở góc vườn là cây hoa bằng lăng đã có từ rất lâu, thân to tán rộng bao trùm gần hết khu vườn. Những bông hoa tim tím nở rộ như những nền cảnh tuyệt đẹp cho các cô cậu sơn ca đệm lên bản đàn du dương của ngày mới. Tán cây khẽ động đậy trong cơn gió, đưa những giọt sương đầu cành ngọn lá trở về với đất mẹ, những chú chim dường như càng hăng hái hơn sau những thoáng gợn mơ hồ của cơn gió buổi sớm. Cây bằng lăng sớm đã là nhà cho những gia đình chim sinh sống và mỗi buổi sáng đẹp trời như thế này là những âm thanh rộn ràng lại vang lên mừng ngày mới, rạo rực và vui tươi vô cùng.

Khu vườn nhà em vào mỗi buổi sáng đẹp trời dường như càng trở nên đẹp hơn, xanh hơn, ngào ngạt hương sắc hơn. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của cái đẹp, một bầu trời đẹp, một không gian đẹp và hai điều ấy đã càng tôn thêm vẻ đẹp cho khu vườn của nhà em.

14 tháng 4 2022

Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây, nào cây na, cây ổi, cây mít nhưng cây em thích nhất vẫn là cây đu đủ vì nó là kỉ niệm duy nhất để em nhớ về ông. Ông em đã mất rồi nên em không còn được nhìn thấy ông nữa, em chỉ biết rằng cây đu đủ này chính là do ông em trồng nên. Ông phải đi mua hạt giống tận một nơi xa khác để về ươm lên thành một cây đu đủ to lớn như bây giờ.

Cây đu đủ nhà em không cao lắm chừng khoảng hai mét thôi, cành lá của nó trông rất đặc biệt. Em yêu nó rất nhiều và cũng nhớ đến ông rất nhiều. Thân cây đu đủ không to đùng như cây ổi, cây mít, không có nhiều cành nhiều trẽ như cây na mà nó chỉ có một thân cây duy nhất, nó nhỏ hơn những thân cây kia rất nhiều, thân của nó chỉ nhỏ khoảng hai nắm tay người lớn phần gốc của nó phình to hơn. Đến phần ngọn thì chúng nhỏ dần lại, càng lên ngọn lại càng nhỏ. Thân của nó có những vằn vằn mờ mờ ngang thân cây.

Cành lá của nó cũng rất lạ so với những cành lá khác. Nó rất ít cành và cành của nó cũng rất nhỏ, những cái cành như những cánh tay dài thẳng tắp mà nhỏ búp măng đẹp như tay của một cô gái xinh đẹp. chiếc lá của nó rất lạ, hình lá không giống với bất kì một cây nào. Những chiếc lá mang to nhưng lại chia thành những phiến lá nhỏ hơn trông thật là, nó giống như bàn tay của một người nông dân lực điền tuy nhiên lại rất mỏng. Đôi lúc nhìn nó giống như những cánh quạt của những bậc vua quan của những triều đại thời xưa. Lá đẹp nhất khi sương sớm đến, những hạt sương vương đầy trên những chiếc lá như làm nó tươi xanh đẹp hẳn lên. Những hạt nước nhỏ không làm cho lá thấm nước, cứ dính đầy trên đấy đợi nắng đến mới chịu rời khỏi lá cây theo nắng bay đi. Những ngày mưa chiếc lá nghiêng xuống cho dòng nước chảy xuống đất, đến khi mưa tạnh rồi còn vài hát vẫn cố níu kéo mà bám vào chiếc lá nhỏ từng giọt tí tách chậm rãi.

Những mùa quả đến những quả xanh ngon mọc bám thành chùm trên thân cây của đu đủ. Khi chín nó có màu vàng , bổ ra có những hạt đen mềm nhìn như những hạt vòng vậy. Đặc biệt khi ấy đu đủ mềm và mát ngon lắm.

Em thấy yêu thêm cây đu đủ nhà em, nó không những mang đến những quả trái cây ngọt lành mát dịu, không những làm đẹp cho khu vườn xinh tươi nhà em mà còn giúp em nhớ về ông.