K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2016

Nghệ thuật quân sự:

- lôi đánh thần tốc, bất ngờ 
- hành quân kết hợp với tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng 
- chớp thời cơ(đánh giặc vào dịp tết, khi giặc ko đề phòng)

=> - nghi binh dụ dịch

- chiến thuật thần tốc.

Chúc bạn học tốt!hihi

nghệ thuật quân sự của Quang Trung là thần tốc, táo bạo !!!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

- Một số nét nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh:

+ Triệt để tận dụng các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

+ Tạm thời lui binh, chọn điểm tập kết quân thủy - bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

13 tháng 8 2023

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong quá trình đánh bại quân Xiêm (1785):

+ Lợi dụng địa hình hiểm trở để xây dựng trận địa quyết chiến với quân địch.

+ Sử dụng kế nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

+ Kết hợp tác chiến giữa lực lượng thủy binh và bộ binh để chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Thanh (1789):

+ Tạm thời lui binh để tránh thế mạnh của giặc và bảo toàn lực lượng; chớp thời cơ quân địch gặp khó khăn để tổng phản công.

+ Tận dụng địa hình hiểm trở để xây dựng phòng tuyến thủy - bộ ở Biện Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình), tạo thành phòng tuyến liên hoàn vừa chặn bước tiến của giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

#Tham_khảo

4 tháng 4 2020

đánh giặc ngu như bò

4 tháng 4 2020
  • trungdaonguyenthanh

Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.

Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại thường áp bức và tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn.[cần dẫn nguồn]

Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các chúa Nguyễn dần dần sáp nhập vương quốc Chiêm Thành và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc Chân Lạp. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là Xiêm. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ Đàng Trong về phía Nam.

Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He (Nguyễn Hữu Cầu), quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương), chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.

Cuối đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”.[3] Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của chúa Nguyễn đã sắp đến hồi kết.

Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]Tượng Tây Sơn Tam Kiệt ở Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn, Bình Định.

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.

Các sách Đại Việt sử ký tục biênĐại Nam thực lục tiền biênĐại Nam chính biên liệt truyệnKhâm định Việt sử Thông giám cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì.

Quê gốc của 3 anh em nhà Tây Sơn ở làng Thái Lão huyện Hưng Nguyên, đến năm 1986 được nâng lên thành Thị trấn Thái Lão, đến năm 1998, thị trấn Thái Lão hợp nhất với xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên ngày nay.

Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng chạy vào Thuận Hóa đến năm 1672, chúa Nguyễn đàng Trong và chúa Trịnh đàng Ngoài đánh nhau cả thảy 7 lần. Trong lần thứ 5 (1655–1656), quân Nguyễn tràn qua Hưng Nguyên lùa bắt dân cùng với tù binh đưa vào Nam (để khai thác vùng Thuận – Quảng đất rộng người thưa) trong đó có ông tổ 4 đời của anh em nhà Tây Sơn là Hồ Phi Long...

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của ba anh em Tây Sơn tên là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh (ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn), cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.[4][5][6].

Nguyễn Phi Phúc có tám người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất:[7]

  • Các sách Đại Nam thực lục chính biênĐại Nam chính biên liệt truyệnTây Sơn thủy mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn và khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".
  • Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy[8] còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.
  • Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".
  • Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi là anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani), một hệ tôn giáo của người Chăm cổ.
  • Theo đại sứ nước Anh John Crawfurd, người đến Việt Nam năm 1822, ba anh em nhà Tây Sơn có xuất thân là dân thường. Người anh cả [Nhạc] và người em út [Huệ] là những kẻ dũng mãnh nhất. Người anh cả (hay được ghi là Ignack), Crawfurd tin chắc, làm nghề thợ rèn; hai người em làm nông nghiệp.[9]

Theo một tài liệu mới công bố tại Hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại.[10]

Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Giáo Hiến cho là có sấm truyền: "Tây khởi nghĩa Bắc thụ công" - "Phụ nguyên phục thống". Rồi nói với anh em Nguyễn Huệ: "Các con là người của đất Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa sẽ lập nên sự nghiệp lớn ở miền Bắc và hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống… Các con nên đổi thành họ Nguyễn để có danh nghĩa lập công". Do vậy, anh em Tây Sơn từ họ Hồ đổi thành họ Nguyễn.[11]

Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Theo ý kiến của PGS Nguyễn Phan Quang trong sách Phong trào nông dân Tây Sơn (2003), tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận.[12]

Ban đầu, quân Tây Sơn nổi dậy và dần đánh chiếm được nhiều lãnh thổ ở Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh nhân lúc chúa Nguyễn suy yếu cũng kéo vào Nam, chiếm được Phú Xuân và đánh 1 trận với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Để làm hòa, Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ. Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh, kết thúc cục diện chia cắt Đại Việt dài 200 năm giữa các chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

Lật đổ chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1771-1785Tình hình Đàng Trong cuối thời chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Đàng Trong, trong những năm cuối đời, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đâm ra say mê tửu sắc, không còn quan tâm việc nước nữa, giao hết mọi việc cho quyền thần Trương Phúc Loan. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:

Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này.[cần dẫn nguồn]

Chính sự của họ Nguyễn ngay từ thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định.[13] Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt.[14] Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước.[15]

Năm 1765, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính quyền chúa Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha của Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt trong triều đình, mọi quyền hành đều bị thao túng. Loan nắm giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Loan nổi tiếng là tham lam, thường vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế thu được. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân.[16] Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối.

Cùng lúc đó, Lại bộ Thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu diễn ra.

Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là Taksin tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Quân của Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm.

Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền chúa Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Nhiều nông dân lâm vào nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt, lòng dân trở nên chán ghét chúa Nguyễn. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn.

1 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Nghệ thuật đánh giặc:

-Lợi dụng địa thế hiểm trở:Rạch Gầm-Xoài Mút

-Hành quân kết hợp với tuyển binh và duyệt binh

-Đánh trong dịp tết,giặc không đề phòng

-Lối đánh nhanh chóng,dứt khoát

chúc bạn học tốt nha

18 tháng 4 2022

mình không biết có đúng không nữa :

Ngày 25/11/1788, 29 vạn quân Thanh dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị tiến vào xâm lược nước ta. Trước sức tiến công ào ạt của địch, các tướng lĩnh Tây Sơn ở Bắc Hà, một mặt, sử dụng một phần lực lượng kết hợp với quân địa phương chặn đánh, kiềm chế bước tiến của giặc; mặt khác, đưa toàn bộ lực lượng chủ lực về chốt chặn ở Tam Điệp - Biện Sơn, thực hiện kế sách làm “kiêu lòng” giặc, để “cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi”(1). Vì thế, quân Thanh tiến vào thành Thăng Long hầu như không gặp một trở ngại nào. Sau khi nghe quần thần bè lũ Lê Chiêu Thống đề nghị nên đuổi đánh quân Tây Sơn ngay, Tôn Sĩ Nghị tuyên bố một cách ngạo mạn rằng: “Bây giờ đã sắp hết năm, đại quân xa xôi tới đây, cần phải nghỉ ngơi, không nên đánh vội. Giặc gầy mà ta đang béo, hãy để chúng tự đến nộp thịt”(2). Với tư tưởng chủ quan, khinh địch, Y đã ra lệnh cho đại quân dừng tiến công, nghỉ ngơi ăn tết, chỉ lập ra ba đồn lũy là Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Nội), Nhật Tảo (Duy Tiên, Hà Nam) và một đồn ở bờ bắc sông Nguyệt Quyết (Thanh Liêm, Hà Nam) để “canh gác từ xa, đề phòng bất trắc vậy” (theo cách nói chủ quan của Tôn Sĩ Nghị). Tuy vậy, khi được tin vua Quang Trung tổ chức tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hóa, chuẩn bị tiến công ra Bắc, Tôn Sĩ Nghị thấy không thể chủ quan được nữa, bèn cho tăng cường lực lượng phòng thủ xung quanh Thăng Long. Đặc biệt, phía Nam Thăng Long, giặc xây dựng thêm nhiều đồn lũy mới, tạo thành hệ thống phòng thủ dài gần 90 km, bắt đầu từ đồn tiền tiêu Gián Khẩu, tiếp theo đó là các đồn: Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Văn Điển,… đến Thăng Long. Còn đại quân của Tôn Sĩ Nghị đóng ở hai bên bờ sông Hồng và mấy vạn quân Điền Châu, Triều Châu của Sầm Nghi Đống đóng ở Khương Thượng (Đống Đa), phía Tây Nam thành Thăng Long đều ở tư thế nghỉ ngơi, chờ đợi ngày xuất quân.
Như vậy, trong hệ thống đồn lũy phòng thủ này, địch chỉ chú trọng bố phòng lực lượng ở phía Nam với đồn Hà Hồi giữ vị trí quan trọng, đồn Ngọc Hồi là cứ điểm then chốt mang tính quyết định. Với thế trận này, địch hí hửng rằng, nếu tiến công Thăng Long, quân Tây Sơn buộc phải giao chiến từ xa, đột phá liên tục, đường dài và càng tiến sâu càng phải đột phá những cứ điểm mạnh hơn. Do đó, tốc độ tiến công của đối phương sẽ chậm dần, lực lượng bị tiêu hao, sức chiến đấu bị giảm sút, dẫn tới bị tiêu diệt. Đồn Ngọc Hồi với binh lực lớn, hỏa lực mạnh, thành lũy kiên cố, không những đủ sức chặn đứng các cuộc tiến công của quân Tây Sơn, mà còn có thể tiếp ứng cho các vị trí khác khi bị đối phương uy hiếp.
Song, cho dù quân địch có chuẩn bị đề phòng ra sao thì cũng đã quá muộn. Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788), Quang Trung và đại quân Tây Sơn đã tới Tam Điệp. Tại đây, Vua cùng các tướng trong Bộ Tham mưu tập trung nghiên cứu tình hình, hoạch định kế hoạch đại phá quân Thanh với quyết tâm: bất ngờ, quyết thắng, đánh tan quân giặc khi chúng chưa kịp xuất quân (3). Qua điều tra, thám sát tình hình, Nguyễn Huệ đã nắm được toàn bộ kế hoạch và cách bố trí lực lượng của địch. Với tài thao lược xuất chúng, Quang Trung vạch ra phương án tác chiến táo bạo, chính xác. Theo đó, thay vì tập trung toàn bộ lực lượng tiến công, đột phá liên tục từ hướng Nam Thăng Long (như dự đoán của tướng giặc), Ông đã triệt để tận dụng yếu tố bí mật, bất ngờ, sử dụng lực lượng hình thành các hướng tiến công cả trên chính diện, bên sườn và phía sau; tạo thế trận bao vây, chia cắt địch ngay từ đầu để luôn giành, giữ thế chủ động giết giặc. Theo kế hoạch, quân Tây Sơn được tổ chức làm 5 đạo. Đạo quân chủ lực do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự chủ yếu của địch ở phía Nam Thăng Long. Đạo quân thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy, tiến ra Đại Áng (Thường Tín, Hà Nội), là hướng phối hợp quan trọng sẵn sàng chi viện, tăng cường sức mạnh cho hướng chủ yếu. Đạo quân thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy, thực hiện vu hồi tiến công đồn Khương Thượng (Đống Đa), rồi thọc vào Thăng Long. Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, theo đường biển đánh vào Hải Dương. Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy, cũng theo đường biển vào cửa Lục Đầu, tiến lên Bắc Giang chặn đường rút lui của quân Thanh từ Thăng Long về và sẵn sàng đánh quân tiếp viện của địch từ Quảng Tây sang. Như vậy, với cách tổ chức và sử dụng lực lượng này, quân Tây Sơn đã hình thành 02 trận then chốt quyết định: trận Ngọc Hồi trên hướng chủ yếu và trận Khương Thượng (Đống Đa) trên hướng vu hồi.
Thực hiện kế hoạch đã định, đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, tức đêm giao thừa của Tết Nguyên đán, đạo chính binh của Nguyễn Huệ vượt sông Gián Khẩu bắt đầu tổ chức tiến công. Với thế chủ động và lợi dụng yếu tố bí mật, bất ngờ, quân Tây Sơn nhanh chóng hạ các đồn Gián Khẩu, Nguyệt Quyết, Nhật Tảo. Bằng nhiều thủ đoạn chiến đấu, quân ta không chỉ tiêu diệt gọn các đồn địch mà còn bắt sống toàn bộ lực lượng do thám phía trước của quân Thanh, làm cho các đồn từ Hà Hồi trở về Thăng Long không hay biết tin tức gì về cuộc tiến công của quân ta ở phía Nam. Thậm chí, khi quân Tây Sơn tiến đến vây kín đồn Hà Hồi và gọi hàng bằng cách “Bắc loa truyền gọi: Tiếng quân sĩ luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn khi ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết”(4). Qua đó, đã thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật nghi binh, lừa địch; sự kết hợp hài hòa sức mạnh về quân sự với công tác địch vận để đánh vào tinh thần quân địch, khiến chúng hoảng loạn, vội vã xin hàng; đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự không đánh mà thắng của quân Tây Sơn.
Sau khi đánh chiếm đồn Hà Hồi, yếu tố bí mật, bất ngờ không còn nữa nên việc tiến công đồn Ngọc Hồi của quân ta gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, khi phát hiện ta tổ chức tiến công, địch đã chủ động cử đội kỵ binh - lực lượng thiện chiến nhất của quân Thanh đón đánh, hòng chặn đứng bước tiến công của quân Tây Sơn. Do có trù liệu từ trước, Nguyễn Huệ đã tung đội tượng binh gồm hơn 100 voi chiến xung trận. Tượng binh vốn là “binh chủng” mới của Nguyễn Huệ, có khả năng công kích, đột phá rất lợi hại. Ngoài cung, nỏ, giáo, lao, tượng binh Tây Sơn còn được trang bị thêm nhiều thứ hỏa khí, như: súng tay, hỏa hổ và đại bác. Trước một đội tượng binh mạnh, dũng mãnh xông lên, trông từ xa như “những quả núi di động”, kỵ binh của quân Thanh vừa ra nghênh chiến đã “sợ hãi, hí lên, té chạy, lồng lộn quay về” (5), dẫm đạp lên nhau rút vào Đồn, dựa vào chông sắt, dùng súng và tên bắn ra như mưa để cố thủ. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ bèn chia đội tượng binh làm hai cánh đánh vào bên sườn địch để mở đường cho đội xung kích dũng cảm xông lên. Đây là đội quân cảm tử, biên chế khoảng 600 người, chia làm 20 toán. Mỗi toán gồm 10 nghĩa quân, lưng giắt dao ngắn, khiêng một tấm mộc lớn, ngoài quấn rơm ướt và có 20 người khác theo sau, từ nhiều hướng tiến lên thật gần rồi nhất tề xông vào đồn giặc như nước vỡ bờ. Bị đánh giáp mặt quyết liệt, quân Thanh hoảng loạn, dày xéo lên nhau chạy tháo thân. Nét nổi bật của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của quân Tây Sơn trong trận này còn được thể hiện ở chỗ: ngay khi chưa tiến công đồn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ đã sai Đô đốc Bảo tổ chức trước trận địa chặn địch ở phía sông Tô Lịch và bày sẵn thế trận diệt địch ở Đầm Mực. Đúng như dự đoán của vua Quang Trung, tàn quân địch (khoảng vài vạn tên) sau khi thoát khỏi Ngọc Hồi đã men theo bờ sông Tô Lịch tháo chạy, nhưng bị quân Tây Sơn chặn đánh quyết liệt buộc phải chạy theo con đường về phía Đầm Mực. Từ ba mặt, quân ta khép chặt vòng vây, dồn ép giặc vào khu vực lầy lội, um tùm cỏ nước, sậy, lác mà tiêu diệt. Đây là trận đánh lẫy lừng, có hiệu suất chiến đấu cao, nhiều năm sau, khi nhắc lại quân giặc còn rùng mình, khiếp sợ.
Cùng thời gian tiến công vào đồn Ngọc Hồi, trên hướng vu hồi Chiến dịch, quân Tây Sơn đã đánh thẳng vào đồn Khương Thượng (Đống Đa) - nơi sơ hở, hiểm yếu của địch. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi, nhất là yếu tố bất ngờ cho hướng này, trước đó, tại đồn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ không chủ trương tiến công ngay mà chỉ hư trương thanh thế để uy hiếp tinh thần quân địch, nhằm thu hút toàn bộ sự chú ý của chúng về hướng Nam. Trúng kế của ta, Tôn Sĩ Nghị đã tập trung tất cả lực lượng về phía Ngọc Hồi. Ngoài việc liên tục điều quân ra tăng viện, Y còn đặc sai 20 kỵ binh phải thay nhau chạy đi, chạy lại báo cáo tình hình mà không nhận ra nguy cơ từ hướng Tây Nam. Chớp thời cơ, cánh quân của Đô đốc Long đã nhanh chóng bí mật cơ động và triển khai lực lượng, phối hợp với lực lượng tại chỗ, tổ chức nhiều hướng, mũi tiến công, hình thành thế bao vây, chia cắt tiêu diệt địch. Điểm sáng tạo nhất trong tổ chức lực lượng của cánh quân này là, đã nhanh chóng tổ chức ra bộ phận cơ động thọc sâu, đánh thẳng vào sở chỉ huy của Sầm Nghi Đống, buộc hắn phải thắt cổ tự vẫn, khiến địch ở Khương Thượng hoàn toàn tan vỡ trong chốc lát. Thừa thắng, lực lượng này đã tiến lên tiêu diệt các đồn Yên Quyết, Nam Đồng, rồi tràn qua cửa Ô Tây Nam như mũi tên từ xa phóng thẳng vào cung Tây Long (nơi Tôn Sĩ Nghị đặt sở chỉ huy), làm cho cả bộ thống soái giặc kinh hồn, bạt vía. Tôn Sĩ Nghị cuống cuồng tháo chạy, người không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên, bỏ mặc quân sĩ tìm đường thoát thân về nước.
Chúng ta biết rằng, ở thời kỳ đó (thế kỷ XVIII) chưa có các phương tiện thông tin hiện đại như ngày nay, vậy mà các hướng tiến công đã hiệp đồng tác chiến để đột phá kết hợp với bao vây, vu hồi; giữa hướng chủ yếu và các hướng khác, giữa lực lượng thê đội một và thê đội hai,… dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ lại diễn ra ăn khớp, nhịp nhàng đến thế. Điều đó càng chứng tỏ nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của Nguyễn Huệ trong đại phá quân Thanh nói chung, trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi, Đống Đa nói riêng hết sức tài tình. Đặc biệt, đội tượng binh là “binh chủng” mới của Nguyễn Huệ, được sử dụng hiệu quả: bất ngờ, đúng thời cơ, vào hướng và mục tiêu trọng yếu giành thắng lợi quyết định. Đây là một trong những bài học quý để Quân đội ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

20 tháng 4 2022

cảm ơn nhiều ạ

5 tháng 2 2022

gfvfvfvfvfvfvfv555