K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225. Trong thời kì này đất nước đạt nhiều thành tựu về mọi mặt.

* Về chính trị

- Ngày  21-11-1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Lý Thái Tổ).

- Đầu năm 1010, Lý Thái Tổ lấy Hoa Lư chật hẹp, kinh tế thấp kem, giao thông khó khăn, ông hạ chiếu dời đô: "Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương có thé rồng cuộn, hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt chỗ ấy là hơn cả. Thực là chốn hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của sinh sư muôn đời". Mùa thu năm 1010, vua cho dời đô từ Hoa Lư về và gọi là Thăng Long.

- Hoàng thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện và có thành, hào bao quanh. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước được hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước có quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, lễ nghi, đối ngoại. Giúp việc cho vua có tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính pháp lí như sảnh, viện, đài. Ngoài ra còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của dân, có chức Lưu thủ trông coi.

- Quân đội được tổ chức quy củ. Có cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ Binh ở các địa phương được tuyển chọn theo chế độ "ngụ binh ư nông".

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Quan lại ban đầu tuyển chọn từ con em gia đình quý tộc, quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

- Nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để dân kêu oan, mời vua xét xử. Hằng năm, vua thường rời kinh đi các nơi làm lễ "cày tịch điền", xem nhân dân cày cấy gặt hái.

- Chính sách đối ngoại: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc tuy vẫn giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế của nước độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chawmpa, tuy có lúc căng thẳng nhưng luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

* Về kinh tế

- Nhà nước khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Lấy ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa.

- Nhà Lý có luật lệ bảo vệ trâu bò. Chú ý cho dân đào kênh máng, đắp đê. Nhiều năm được mùa lớn.

- Thủ công nghiệp thời Lý

+ trong nhân dân, các nghề cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ, dệt lụa, nghề in khắc gỗ... phát triển, chất lượng sản phẩm cao.

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công để rèn vũ khí, đúc tiền, may áo mũ cho vua quan, xây dựng cung điện, đền đài, chùa.

+ Một số mỏ vàng, mỏ đồng được khai thác.

- Thương nghiệp

+ Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp. Hình thành các chợ huyện, chợ làng.

* Về văn hòa

- Tôn giáo: Phật giáo đạt mặc cực thịnh ở thế kỉ X-XIII

- Giáo dục: Nhà nước quan tâm đến giáo dục. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức "thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường". Năm 1076, mở Quốc tử giám. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Kiến trúc: Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện có hào thành bao quanh. Các ngôi chùa lớn, tháp chuông, đền đài được xây dựng.

- Âm nhạc, sân khấu dân gian như chèo, múa rối nước phát triển.

* Kháng chiến chống Tống bảo vệ độc lập dân tộc (1075-1077)

 

14 tháng 12 2020

a) Thành tựu:

+Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và tương đối vững chắc.

+Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa.

+Hình thành 1 số ngành kinh tế trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

+Dịch vụ ngoại thương phát triển xuất-nhập khẩu, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

+Nước ta đang hội nhập vào nền kinhtees thế giới.

b) Nét đặc trưng của quá trình đổi mới là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

-Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+Giảm tỉ trọng của nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

+Tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và tăng nhanh nhất từ 22,7% (1990) lên thành 38,5% (2002).

+Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có sự biến động do khủng hoảng kinh tế thế giới.

-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp-dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 2 thành phần kinh tế nhà nước và tập thể nang chuyển thành nền kinh tế nhiều thành phần: nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo).

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 10 2021

Câu 2:

- Chữ viết: chữ Phạn là chữ viết riêng dùng làm ngôn ngữ văn tự, sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca và là nguồn gốc của chữ Hin-đu.

- Tôn giáo:

+ Đạo Bà Ta Môn với kinh Vê-da là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất.

+ Đạo Hin-đu với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội.

- Kiến trúc: có ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo như là đền chùa độc đáo.

(Tham khảo)

27 tháng 10 2021

Câu 1 : : có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 2 : 

Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Ko bik câu 3

25 tháng 8 2017

Kế hoạch nhà nước 1986-1990

Thành tựu:

- Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền mien, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.

- Hàng hóa trên thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng, dồi dà, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường.

- Kinh tế đối ngoại: mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức.

- Kiềm chế được một bước lạm phát.

- Ở nước ta bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại.

Hạn chế:

- Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao.

- Chế độ tiền lương bất hợp lí

- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp.

Kế hoạch nhà nước 1991-1995

Thành tựu:

- Lạm phát từng bước bị đầy lùi.

- Vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh.

- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.

- Thu nhập của các tầng lớp nhân dân được cải thiện.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại.

Hạn chế:

- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé.

- Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra.

- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền.

Kế hoạch 5 năm 1996-2000

Thành tựu:

- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Các doanh nghiệp trong nước từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

Hạn chế:

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.

- Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.

17 tháng 6 2020

- Văn học:

    + Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo...

    + Văn thơ chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập...

- Khoa học:

    + Sử học có các tác phẩm: Đại Việt sử kí, Đại Việt sư kí toàn thư, Lam Sơn thực lục...

    + Địa lí có các tác phẩm: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chỉ...

    + Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu.

    + Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

 Những thành tựu văn hoá thời Lý là :

- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...

 những câu sau mk ko bt bn tự làm nhé

Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc vì:
- Nhân dân thời đó có tập quán sống tốt đẹp.
Ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên gian lao nhưng thắng lợi vẻ vang đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, ý thức tự cường dân tộc của các nho sĩ, nhà văn, nhà thơ,

29 tháng 2 2016

-Thành tựu :

Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế :

          Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989, chúng ta đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

          Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

          Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng với xuất khẩu.

          Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ đó, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh.

          Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lí của Nhà nước... tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.

- Hạn chế, yếu kém

Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài.

Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

 Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ…còn nặng nề và phổ biến.

 

 

 

 

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Nội dung

Giáo dục

- Năm 1070: xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long

- Năm 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên

- Năm 1076 mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em qúy tộc, quan lại

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

Văn hóa

- Tôn sùng đạo Phật

- Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội

- Đạo giáo thịnh hành, gắn kết với tín ngưỡng dân gian

- Công trình kiến trúc: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột…

- Điêu khắc: tượng Phật, bệ đá hoa sen, rồng mình trơn…

* Việc xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa:

-  minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng của nền giáo dục 

- Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục