cảm nghĩ của em về nhân vật người anh trai trong truyện BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng
người anh là người hay ghen tỵ , mặc cảm , song tự biết soi mình nhờ tấm lòng nhân hậu của em gái
Người anh có nét tính cách trẻ con, hồn nhiên của một cậu bé, tuy nhiên ở người anh này có cả tình cảm đáng quý dành cho em gái, vừa là yêu thương vừa là trân trọng và khâm phục. Người anh còn là người biết nhận ra lỗi sai của mình để khắc phục nó.
Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Người em gái
B. Người em gái, anh trai
C. Bé Quỳnh
D. Người anh trai
Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?
A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện
B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa
Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?
A. Lời người anh, ngôi thứ nhất
B. Lời người em, ngôi thứ hai
C. Lời tác giả, ngôi thứ ba
D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai
Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?
A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi
B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm
C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
D. Ngăn cản không cho em nghịch
Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?
A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
D. Vui mừng vì em có tài
Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ
B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,
D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?
A. Em gái mình vẽ không đẹp
B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
D. Em gái vẽ sai về mình
Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?
A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Tài hội họa hiếm có
C. Tình cảm trong sáng nhân hậu
D. Không quan tâm đến anh
Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.
Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Trả lời
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
Câu 1 :
Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.
Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.
Câu 2 :
Bởi vì qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện còn cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của ngưởi em đã giúp cho anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất nên truyện được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi.
~ Chúc bạn học tốt ~
Kiều Phương là một cô bé đam mê hội họa ,tuy hay bị anh la mắng nhưng Phương vẫn rất yêu quý anh mình và dành cho anh những tình cảm tốt đẹp ,được thể hiện qua bức tranh đạt giải nhất cả mình .Dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai ,cô bé vẫn kêu anh đi nhận giải cùng mình . Thật đáng mến . Em rất yêu nhân vật Kiều Phương.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này đc tác giả diên tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hàng ngày, cách cọ nhọ nồi để là màu vẽ ...Và khi bn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì KP càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước làm họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là "mèo" vì hay lục lọi đồ linh tinh nhưng KP vẫn vui vẻ chấp nhận và hồn nhiên khoe vs bn bè. Cách trò chuyện của KP vs anh trai cx chứng tỏ KP là cô bé nhí nhảnh trong sáng và vô cùng đáng yêu "Nó vênh mặt : mèo mà lại ,em ko phá là dc ".Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn ko bao h tức giận, luôn giữ dc sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt vs người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Cái biệt hiệu là “ Mèo ” tặng cô em gái đã nói lên được tính hồn nhiên và ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng người anh vẫn có tính nhạo báng Kiều Phương . Anh trai của Kiều Phương “khó chịu” khi thấy em gái hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú . Người anh tò mò xét nét “bí mật theo dõi em gái” khi nó tự chế thuốc vẽ . Qua hình ảnh này tác giả thể hiện một cách sinh động rõ nét cho bài văn
Kể từ khi chú Họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương hết lời ca ngợi người bố nhìn bức tranh do Mèo vẽ “ôm thốc” reo lên . Người mẹ vừa đi làm về nghe được dở dang câu chuyện thì mẹ Kiều Phương không kìm nổi xúc động . Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp Kiều Phương phát huy tài năng . Mọi người quan tâm hạnh phúc trước tài năng hội họa của em . Người anh nhỏ bé tự thấy mình đau khổ , tủi thân nhiều lúc muốn khóc thầm . Vì thế sinh ra thói ghen ghét , cáu bẳn trước việc làm của em . Qua đây thể hiện một nét tính cách thường thấy trong hàng ngày . Đò là sự ghen tỵ về bản thân khi thấy mình không bằng được người khác .
Cảnh cuối cả gia đình đi nhận giải thưởng . Cảnh này có hai nhân vật người anh .Người anh trong tranh và người anh ở ngoài .Đứng trước bức tranh của người em gái trong kỳ thi vẽ quốc tế , người anh thấy ngỡ ngàng , hãnh diện , sau đó là xấu hổ . Đây là diễn biến tâm lý của người anh . Ngỡ ngàng vì sao trng tranh em lại vẽ về mình nhỉ . Hãnh diện là vì em gái vẽ về mình và cậu bé trong bức tranh kia sao đẹp và thơ mộng thế . Xấu hổ là vì mình đã đối xử với người em không được nhẹ nhàng lắm diễn biến tâm trạng cùng với suy nghĩ “đấy là lòng nhân hậu của em con đấy . Cho thấy người anh đã thức tỉnh để nhận ra những vết nhọ trong tâm hồn mình . Đây là sự thức tỉnh đáng trân trọng của người anh .
Qua hình ảnh của nhân vật người anh và thức tỉnh trong tâm hồn của nhân vật đó , nhà văn muốn nói với chúng ta . Cần vượt qua mặc cảm ,tự ti, không nên ghen tỵ với người thành công . Như thế thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui trân thành . Dưới ánh sáng nghệ thuật của hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu như đang cùng tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước cùng hướng về “Tương lai vẫy gọi”
Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi. Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi vì “bất tài vô dụng”. Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: thoạt tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế. Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.