Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đơn giản thôi, bạn chỉ cần trở thành 1 anh hùng diệt ác là giỏi văn ngay thôi ạ.
Cách học giỏi văn hiệu quả nhất là đừng bao giờ sợ nó. Nếu bạn là người có năng khiếu văn chương thì đó là lợi thế và là một điều may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn không phải tuýp người này thì cũng không nên lo sợ bởi năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ. Điều bạn cần có là sự quyết tâm, kiên nhẫn và áp dụng những cách học văn hiệu quả trong quá trình chinh phục nó. Chính vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng môn văn quá khó, hãy giữ tâm lý thật thoải mái, có như vậy bạn mới dễ dàng học tốt và mang về thành tích cao.
Tập luyện thói quen đọc sách
Tham khảo ( dàn bài)!!!\
I. Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa.
II. Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó Béc Chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật: Là loài động vật! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống (Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - không phải là miêu tả như bên trên (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: Bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: Các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi như thế nào)
- Là người bạn
- Ngoài ra: Chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Phân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế như thế nào)
5. Quan hệ của chúng với con người:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con người (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay không nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó..
Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp:
- Tạo nhóm thảo luận môn học. Chúng em có thể cùng lập nhóm để chia sẻ về bài học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm.
- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: qua các bài học, chúng em có thể tạo nên các sản phẩm sáng tạo như vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc truyện tranh… Phương pháp này gợi cho em cảm thấy bộ môn Ngữ Văn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng em cùng tìm hiểu.
Note: đc lấy tại:https://vinagiasu.vn/cach-hoc-tot-mon-ngu-van-hieu-qua-nhat Cre: Trâm Anh
Cần có suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái, tự tạo cho mình niềm hăng say.
Tâm lý- một yếu tố khá là quan trọng, ảnh hưởng đến việc học môn ngữ văn. Nhiều học sinh thường có suy nghĩ: “Môn văn không dành cho con người khô khan như mình”, “Mình không có năng khiếu để học ngữ văn”, “Môn ngữ văn khó lắm, mình không có đủ khả năng”… Chính những tâm lý này khiến cho nhiều học sinh bỏ bê việc học văn của mình, dần dần bị hỗng kiến thức, không thể nắm bắt được nội dung bài học, từ đó gây ra sự chán nản cho việc học môn ngữ văn. Vậy nên, để học tốt môn ngữ văn trước tiên hãy tự tạo cho mình cảm giác hứng thú, niềm hay say, có suy nghĩ tích cực “Bạn học được chúng ta cũng có thể học được”. Bởi chính sự chán nản, ngại học sẽ là nhân tố cản trở chúng ta tiến bộ trình độ học của mình. Không giống như Toán, Lý hay Hóa, khi mất căn bản học lại từ đầu là vô cùng khó khăn, nhưng môn văn lại khác, cần ta chăm chỉ thì sẽ dễ dàng lấy lại kiến thức hơn.
Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học.
Khi phân tích một tác phẩm, câu văn của chúng ta không cần có hoa mỹ, chỉ cần bài văn logic, khoa học, đầy đủ ý mà người ra đề yêu cầu. Không cần phân tích quá sâu xa, trừu tượng, khó hiểu. Vậy để phân tích tốt một tác phẩm văn học, lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn đọc giả đó là hãy nắm vững nội dung của tác phẩm. Cố gắng hiểu được nội dung chính của bài, sau đó ta bắt đầu triển khai các ý theo ngôn từ diễn đạt của bản thân.
Chẳng hạn: Tác phẩm “Vợ nhặt”, nội dung chính ở đây là cảnh túng thiếu, nghèo nàn của xã hội lúc bấy giờ. Phản ánh nhân cách của con người sống trong cái cảnh nghèo nàn đó. Từ những nội dung chính này ta bắt đầu đi phân tích triển khai theo lời văn của mình. Tìm những hình ảnh, chi tiết nói lên sự nghèo nàn của xã hội...
Đọc thật nhiều.
Chúng ta học tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn.
Đối với việc đọc các tác phẩm văn học. Cách đọc không phải là cứ cầm cuốn sách lên rồi học thuộc tất cả các chi tiết trong tác phẩm đó, học thuộc từ câu trong tác phẩm một cách thụ động. Đọc ở đây là ta đọc theo kiểu hiểu nội dung tác phẩm, học theo từng nội dung chính của tác phẩm. Không nên học thuộc tràn làn, không có sự logic, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ta ghi nhớ. Bởi không phải ta chỉ học thuộc một hay hai tác phẩm mà khối lượng tác phẩm ta cần nhớ là rất nhiều, vậy nên, đừng nên chọn cách đọc sách một cách thụ động, cũng đừng học thuộc các chi tiết một cách học vẹt. Cách đọc đó sẽ không mang lại hiệu quả cao cho chúng ta.
*** Tham khảo thêm: Kinh nghiệm làm gia sư môn ngữ văn
Thứ nhất, đọc kết hợp với gạch chân hoặc highlight các luận điểm, luận cứ, những chi tiết quan trọng có trong tác phẩm, cần lưu ý ngay tại chi tiết đó là nó đang thể hiện cho nội dung chính nào của tác phẩm, để ta dễ dàng ghi nhớ hơn.
Thứ hai, khi đọc 1 tác phẩm văn hãy nắm bắt được tác phẩm đó có những nội dung chính nào, cảm nhận ban đầu về tác phẩm đang đọc.
Thứ ba, tìm hiểu các dữ liệu có liên quan đến tác phẩm. Đọc nhiều bài văn mẫu có liên quan đến tác phẩm để có thể hiểu ra hơn ý nghĩa của tác phẩm muốn truyền đạt đến chúng ta.
Thứ tư, trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc.
Thứ năm, rèn luyện đọc nhiều văn mẫu để nâng cao trình độ hành văn.
Nắm được được xuất xứ, nghệ thuật và chủ đề tác phẩm.
Để có thể làm tốt một bài văn cảm nhận hay phân tích một tác phẩm văn học nào đó, ngoài việc nắm được nội dung, nắm rõ các chi tiết đặc sắc, quan trong của tác phẩm, thì yếu tố về xuất xứ, nghệ thuật cũng như chủ đề của tác phẩm cũng khá là quan trong.
Hãy xem tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào, điều kiện xã hội ra sao? Từ đó ta sẽ hiểu sau sắc hơn về nội dung của tác phẩm. Tại sao những nhân vật trong tác phẩm lại có tính cách như vậy? Hay tại sao các nhân vật lại có cách hành xử khác thường như vậy? Thông qua xuất xứ của tác phẩm đã sẽ có sự thông cảm hơn, sự thấu hiểu hơn, từ đó ta dễ dàng có cảm xúc để cảm nhận một tác phẩm văn học.
Cái quan trọng không thể thiếu trong một bài văn phân tích hay cảm nhận môt tác phẩm văn học, cảm nhận về một nhân vật nào đó trong tác phẩm đó là yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật là phần hơi khó nhận biết vì nó trừu tượng hơn và đa phần tập trung ở câu từ miêu tả về nhân hóa, thường dùng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Phần nghệ thuật này thông thường các giáo viên sẽ chỉ cho chúng ta biết trong một tác phẩm thì tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào, vậy nên chúng ta cần lưu ý ghi chép lại để có thông tin để chúng ta làm bài.
Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc
- Kiến thức:
+ Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc
+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông
+ Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.
- Phương pháp thuyết minh
+ Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.
+ Phương pháp nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt"
+ Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa - thời kì mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng đc mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trí đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.
Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề ...
Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác... Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày” (Ph.Angghen ). Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới .
Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm đc diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.
Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.
Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong... Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy .
Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “ Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu.”
Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.
Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì ko có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đoc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà và dễ bị mắc lõi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn
Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ - VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện
Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây... và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.
Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.
Nhìn chung, để học văn đạt hịêu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình . Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.