Thế nào là nghị luận xã hội có mấy dạng
Cho biết cách làm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có 2 loại văn nghị luận đó là: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Nghị luận xã hội:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Nội dung cần có:
Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
Cách viết cần đạt :
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.
Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.
Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Nội dung cần có:
Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.
Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Cách diễn đạt :
Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.
Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.
Nghị luận văn học:
Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
xin lỗi chị,em mới học lớp 7 nhưng mún tl cho cj nên em copy mạng,nếu ko phù hợp thì thui ạ!!!
Các bước để viết đoạn văn về nghị luận xã hội
1.Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi
2.Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi
3.Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người
Lí lẽ là phần lý do hoặc lập luận mà người viết đưa ra để giải thích, chứng minh hoặc bảo vệ một quan điểm, một ý kiến. Trong một bài văn nghị luận xã hội, lí lẽ có vai trò rất quan trọng vì chúng là cơ sở để người viết xây dựng lập trường và làm cho quan điểm của mình trở nên hợp lý, thuyết phục.
Ví dụ về lí lẽ:
Lí lẽ này giải thích một nguyên nhân khiến giới trẻ nghiện mạng xã hội, đó là sự hấp dẫn và tiện lợi mà các nền tảng mạng xã hội mang lại. Đây là một quan điểm lý luận, không có số liệu hay dữ liệu cụ thể, nhưng nó giải thích một cách tổng quát nguyên nhân của hiện tượng.
Dẫn chứng là bằng chứng hoặc minh họa cụ thể mà người viết sử dụng để chứng minh cho lí lẽ mà họ đưa ra. Dẫn chứng có thể là sự kiện, số liệu, ví dụ, lời nói của chuyên gia, hoặc trích dẫn từ các nghiên cứu khoa học, báo cáo, khảo sát. Mục đích của dẫn chứng là làm cho lí lẽ trở nên thuyết phục hơn bằng cách đưa ra những dữ liệu cụ thể, thực tế.
Ví dụ về dẫn chứng:
Dẫn chứng này đưa ra số liệu cụ thể từ một nghiên cứu để minh chứng cho lí lẽ về việc nghiện mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người dùng.
Lí lẽ là phần giải thích hay lý luận về vấn đề đang bàn, trong khi đó dẫn chứng là bằng chứng để củng cố và chứng minh tính hợp lý của những lí lẽ ấy.
Trong thân bài, bạn cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng một cách mạch lạc và hợp lý. Mỗi lí lẽ cần được hỗ trợ bằng dẫn chứng để giúp cho người đọc thấy được rằng quan điểm của bạn không chỉ là lý thuyết mà còn được chứng minh từ thực tế.
Ví dụ về kết hợp lí lẽ và dẫn chứng:
Lí lẽ: "Mạng xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ ngày nay vì nó cung cấp các nền tảng giao tiếp, giải trí và thông tin."
Dẫn chứng: "Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Việt Nam, 85% thanh thiếu niên cho biết họ sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, tìm kiếm thông tin và giải trí mỗi ngày."
Trong trường hợp này, lí lẽ giải thích vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với giới trẻ, còn dẫn chứng cung cấp một con số cụ thể để làm rõ quan điểm này.
#)Trả lời :
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc :
1. Mở Bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Cờ bạc là một tệ nạn vô cùng nguy hiểm đối với đời sống xã hội
2. Thân Bài
- Giải thích: Cờ bạc là một loại hình giải trí không lành mạnh, kiếm tiền dựa vào sự may rủi, đỏ đen
- Thực trạng: Cờ bạc diễn ra dưới nhiều hình thức: Đánh lô, xổ số, cá cược, cá độ... Với sự phát triển, xuất hiện thêm hình thức đánh bạc qua Internet...
- Nguyên nhân: Con người tìm sai hình thức giải trí cho bản thân, ham tiền, muốn kiếm tiền không dựa vào may mắn, không muốn lao động. Do bị người xấu xúi giục...
- Hậu quả: Bản thân người tham gia cờ bạc có thể bị đi tù, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân đó và cho toàn xã hội
- Biện pháp khắc phục: Nhà nước, pháp luật, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, rà soát kỹ lưỡng, ngăn chặn cờ bạc. Tuyên truyền với người dân, nâng cao ý thức của dân về hiện tượng này để ngăn chặn nó lại.
3. Kết Bài
Liên hệ, mở rộng vấn đề: Tránh xa tệ nạn cờ bạc này và chung tay phòng chống tệ nạn này.
#~Will~be~Pens~#
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
4. Các phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
- ko bt
1.Tìm hiểu về đề:
– Nhận biết: đề bài cho một câu chuyện và yêu cầu học sinh bàn luận về câu chuyện ấy
– Yêu cầu nội dung
Xác định vấn đề cần nghị luận: Câu chuyện ấy bàn về vấn đề gì?
– Yêu cầu thao tác lập luận.
– Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2.Lập dàn ý
a. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
– Nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
* Bước 1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề
– Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
– Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
– Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
– Phân tích – chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?….
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó….
– Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
– Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?
– Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
c. Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
kb vs mình nha!
co 2dang van ban nghi luan xa hoi : + nghi luann ve cac hien tuong xa hoi :giai thich van de trong xa hoi nhu giao thong , cac hien tuong thoi su mag tinh nong hoi pham vi rong
+nghi luan ve tu tuonng dao li : nghi luann ve cac va de dao duc nhan cach con nguoi .van de nay thuong su dung giai thich trong cac cau ngan ngu tuc ngu ca dao hay tac pham noi tieng.
Hoặc:
I,Các loại nghị luận và các dạng bài nghị luận :
Có hai loại nghị luận : nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở từng loại, lại có các dạng bài khác nhau.
1, Nghị luận xã hội :
a) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :
- Nội dung cần có :
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
- Cách viết cần đạt :
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.
+ Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.
+ Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.
b) Nghị luận về một hiện tượng đời sống :
- Nội dung cần có :
+ Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Cách diễn đạt :
+ Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.
+ Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.