các bạn giúp mình, sáng nay mình thi rồi
nêu ý ngìa bài Song nước Cà Mau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.
- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
- Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
- Trông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
⇒ Phép so sánh giúp người đọc hình dung ra được khung cảnh sông nước Năm Căn và khiến cho đoạn văn trở nên gợi hình gợi cảm; tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Trả lời:
- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...
- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người
Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.
Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):
1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?
2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.
Trả lời:
1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.
3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.
Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
Trả lời:
1.Chế độ ăn uống:
- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…
- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.
2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
- Đội nón (mũ) khi ra nắng.
- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.
3.Trời lạnh cần:
- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.
Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?
Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.
Trả lời:
- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.
- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.
Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:
- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- “Rét run cầm cập”.
Trả lời:
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.
Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.
- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?
Trả lời:
- Đi nắng cần đội mũ nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Khi trời nóng không nên lao động nặng.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.
- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.
Trả lời:
Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:
1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau
a) Tắm ngay khi người đang nóng nực. | |
b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh. | |
c) Hạ nhiệt một cách từ từ. | |
d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa. | |
x | e) Gồm c và d. |
2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau
a) Mặc thật nhiều quần áo. | |
b) Mặc đủ ấm. | |
c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng. | |
x | d) Gồm b và c. |
e) Gồm a và c. |
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc
- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau
+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động
- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.
Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:
+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
+ Con sông rộng hơn ngàn thước
+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền
+ Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.
+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua
+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn
+ Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.
c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:
- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.
Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.
HỌC TỐT !
Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.
Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.
Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.
Bạn đăng nhập vào website.
Vào "trang cá nhân"
Sau đó vào "Lịch sử thi" nếu đã có vòng thi, điểm thi và thời gian làm bài thì Ok nhé.
- Ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
vậy bạn thi chưa