tác giả bai vượt thác là ai
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảnh thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau:
Nhận xét chung : Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau rộng lớn,hoang dã và hùng vĩ được thể hiện qua các chi tiết:
+ Nước đổ ra biển như thác.
+ Cá nước bơi hàng đàn.
+ Con sông rộng hơn ngàn thước.
+Kênh rạch ngày càng chằng chịt,bủa giăng như mạng nhện.
+Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành.
- Bức tranh thiên nhiên trên sông và cảnh hai bên sông Thu Bồn:
* Đoạn sông vòng đường bằng:
+ Cảnh sông êm đềm,hiền hòa,thơ mộng
+ Thuyền bè tấp nập
+ Hai bên sông,những bãi dâu trải ra bạt ngàn
*Sắp đoạn nhiều thác dữ:
+ Nước phóng xuống giữa hai vách đá ->hiểm trở
+Đoạn cuối,sông quanh co,bớt hiểm trở, đột ngột mở ra đoạn bằng phẳng của sông.
=>Bức tranh quanh cảnh trên sông và hai bên sông Thu Bồn vừa mang vẻ êm đềm của vùng đồng bằng, vừa mang vẻ hùng vĩ oai nghiêm của núi rừng.
- Nghệ thuật miêu tả ở văn bản"Sông nước Cà Mau":Miêu tả từ bao quát đến cụ thể,từ ngữ gợi hình,gợi cảm, kết hợp với các phép tu từ.kết hợp giữa miêu tả với thuyết minh.
- Nghệ thuật trong văn bản "Vượt thác":Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và tả ngoại hình,hành động của con người với các phép tu từ nhân hóa,so sánh,các chi tiết miêu tả đặc sắc,ngôn ngữ giàu hình ảnh,nhiều liên tưởng và biểu cảm.
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
:D
1. Tác giả
– Võ Quảng (1920 – 2007)
– Quê: Quảng Nam
– Bản thân là một nhà văn chuyên viết về những đề tài dành cho thiếu nhi
– Văn phong của ông nhẹ nhàng, êm ái như một bản ca dội vào lòng người đọc đặc biệt là các bạn thiếu nhi
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: bài Vượt thác được trích từ chương XI của tập truyện Quê Nội
b. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: đoạn đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên trước khi đến thác
– Phần 2: tiếp đến qua khỏi thác Cổ Cò: con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
– Phần 3: còn lại: thuyền đã qua khỏi thác dữ
c. Thể loại: truyện ngắn
d. Phương thức kể chuyện: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
P/S : Hoq chắc :>
a. Tác giả:
Võ Quảng sinh năm 1920
Quê ở tỉnh Quảng Nam
Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
b. Tác phẩm:
Xuất xứ: Bài "Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Quê nội" (1974).
Tiêu đề: Tên bài văn do người biên soạn đặt.
Thể loại: Truyện
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
Tóm tắt:
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-6 b xem trong này có nhé
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Bài vượt thác của tác giả Võ Quảng là những gì chân thật nhất với một khung cảnh tạo sự hồi hộp. Hình ảnh con thuyền vùng vằng chực trượt xuống cho thấy một hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Con người thì mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua con thác dữ. Các từ ngữ phóng sào, rút sào, thả sào nhanh như cắt. Điều đó càng làm cho bài thơ kịch tính hơn. Vượt qua mọi gian khó thì con người cũng đã vượt qua thác dữ tiếp tục chuyến đi. Bài thơ đã cho thấy được vẻ hùng dũng và vẻ đẹp của con người lao động.
bạn tham khảo!
Bạn tham khảo :
Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Ngoại hình : như pho tượng đồng đúc
bắp thịt cuồn cuộn
hai hàm răng cắn chặt
quai hàm bạnh ra
cặp mắt nảy lửa
nghệ thuật : so sánh , liệt kê , động từ , tính từ
hành động :co người phóng sào xuống , ghi chặt đầu sào , hả sào , rút sào - nhanh như cắt
nghệ thuật : so sánh , kết hợp với các động từ mạnh , tính từ nổi bật hình ảnh dũng mãnh của của dượng hương thư
Qua văn bản "Vượt thác", tác giả đã thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với quê hương Đất nước và con người lao động. Trước hết, tác giả đã thể hiện thái độ của mình đối với quê hương đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là những con thác dữ dội như con thủy quái nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ như người mẹ hiền. Hơn thế nữa, tác giả qua khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, tác giả còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Một đất nước đẹp tuyệt vời, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh đẹp với một vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện tình cảm của mình đối với những con người lao động. Có thể nhận thấy, xuyên suốt bài văn, cạnh bên việc miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tác giả cũng lột tả hết những đặc điểm của người dân lao động. Họ sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên. Hơn hết, trước thiên nhiên kĩ vĩ, rộng lớn ấy, tưởng chừng con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhưng không. Họ hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc một tác phẩm tuyệt mĩ đến như thế này!
Qua văn bản "Vượt thác", tác giả đã thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với quê hương Đất nước và con người lao động. Trước hết, tác giả đã thể hiện thái độ của mình đối với quê hương đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là những con thác dữ dội như con thủy quái nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ như người mẹ hiền. Hơn thế nữa, tác giả qua khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, tác giả còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Một đất nước đẹp tuyệt vời, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh đẹp với một vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện tình cảm của mình đối với những con người lao động. Có thể nhận thấy, xuyên suốt bài văn, cạnh bên việc miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tác giả cũng lột tả hết những đặc điểm của người dân lao động. Họ sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên. Hơn hết, trước thiên nhiên kĩ vĩ, rộng lớn ấy, tưởng chừng con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhưng không. Họ hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc một tác phẩm tuyệt mĩ đến như thế này!
Tham khảo :
- Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
"Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.
Chúc bạn học tốt !
+ Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: Động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc...
+ Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư " giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ " gợi sự liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
* Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh " dượng Hương Thư ở nhà, ăn nói nhỏ nhẹ, nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ "
- Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: Khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, khó khăn, thử thách.
Tác giả
- Tên- tên thật: Võ Quảng
- Năm sinh: 1 tháng 3 năm 1920
- Quê quán: tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
- Sự nghiệp:
Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiêú nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu...
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Tác giả bài vượt thác là ai ?
Trả lời : Tác giả bài Vượt thác là Võ Quãng
Tk nha