K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2016

Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thời Khúc Hạo cầm quyền (907-917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917-930). Năm 930, Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã xua quân sang bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ, đánh chiếm thành Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Trước tình hình này, Dương Đình Nghệ đã tập hợp hơn 3.000 binh sĩ dấy quân khởi nghĩa ở Ái Châu, dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn... làm nha tướng. Tháng 3-931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái Châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La.

Sau đó, Lưu Cung là vua Nam Hán lại sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đập tan quân tiếp viện của kẻ thù, ông tự lập mình làm Tiết độ sứ, dựng nền độc lập tự chủ cho nước Nam.

Sau thành công này, Kiều Công Tiễn là một danh tướng được Dương Đình Nghệ tin cậy đã đắc ý sinh kiêu và âm mưu phản nghịch. Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái Châu để chống Hán. Một số tài liệu nói rằng Dương Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm “con nuôi” (nghĩa tử) và Kiều Công Tiễn cũng ở trong số đó. Tháng 4-937, Tiễn cùng với người em ruột là Kiều Thuận lên kế hoạch ám sát Dương Đình Nghệ, chiếm đóng thành Đại La rồi tự xưng là Tiết độ sứ và nắm quyền trị nước.

Sau khi Dương Đình Nghệ bị sát hại, một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể đã quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Khi đó, Ngô Quyền đang trấn thủ Ái Châu đã tập hợp lực lượng và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc... về theo. Lúc này Công Tiễn bị cô lập.

Sợ bị Ngô Quyền trả thù, năm 938, Kiều Công Tiễn cho người sang nhà Nam Hán để xin viện binh. Vua Nam Hán đã sai con là Vạn vương Hoằng Thao đưa quân sang xâm chiếm nước Nam. Tháng 4-938, Ngô Quyền mang quân ra Bắc. Đạo quân tiên phong do Dương Tam Kha và con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chỉ huy. Đạo quân này nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn và Kiều Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm. Quân Nam Hán cũng bị Ngô Quyền dẹp tan trong trận Bạch Đằng nổi tiếng.

Lời bàn:

Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, việc tổ chức quân đội đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là cuộc chiến giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải là “phòng thủ, kháng chiến” trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang. Và với việc đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện, đồng thời đánh trận đối đầu và thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ rõ ông là một vị tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Mặc dù chiến thắng quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ không được các sử gia đương thời cũng như ngày nay đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể là Ngô Quyền sau này, nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người nước Nam thời bấy giờ. Và hơn nữa, trận đánh này đã chỉ rõ cho các thế hệ sau ông thấy rằng, dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, nhưng người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập và khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.

3 tháng 5 2016

ong dinh nghe la mot dien vien dien anh noi tieng o trung quoc

1 tháng 4 2017

Dương Đình Nghệ , người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, Lưu Nghiễm của nước Nam Hán tiếm hiệu vua ở đất Quảng Châu, lấy cớ Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mĩ bị bắt. Dương Đình Nghệ dấy binh đánh bại Lý Khắc Chính. Vua Nam Hán cho Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu, Dương Đình Nghệ lại vây hãm. Vua Nam Hán sai Trần Bảo đem quân cứu Lý Tiến, Dương Đình Nghệ đón đánh chém Trần Bảo, giữ thành, xưng là Tiết độ sứ. Được 8 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn làm phản. Mùa xuân, tháng 3, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết. Một nha tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn.

2 tháng 4 2017

Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝), có sách chép là Dương Diên Nghệ (楊延藝, ?-937), người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, Lưu Nghiễm của nước Nam Hán tiếm hiệu vua ở đất Quảng Châu, lấy cớ Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mĩ bị bắt. Dương Đình Nghệ dấy binh đánh bại Lý Khắc Chính. Vua Nam Hán cho Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu, Dương Đình Nghệ lại vây hãm. Vua Nam Hán sai Trần Bảo đem quân cứu Lý Tiến, Dương Đình Nghệ đón đánh chém Trần Bảo, giữ thành, xưng là Tiết độ sứ. Được 8 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết lên thay.[1][2]

Mục lục

[ẩn]
  • 1Sự nghiệp
    • 1.1Bối cảnh
    • 1.2Diễn biến
    • 1.3Cái chết
  • 2Quê hương
  • 3Nhận định
  • 4Tham khảo
  • 5Xem thêm
  • 6Tham khảo

Sự nghiệp

[hiện]
  • x
  • t
  • s
Kháng chiến của Việt Nam

Bối cảnh

Phía Bắc nước Việt tồn tại 2 nước lớn là nhà Nam Hán và nhà Lương. Năm 919, Khúc Thừa Mĩ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho. Vua Nam Hán cả giận.[3]

Diễn biến

Mùa thu, tháng 7, năm 923 vua Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mĩ đem về. Vua Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ Sử Giao-Châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành.[4]

Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc, ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.[1]

Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.[3]

Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.[1]

Cái chết

Mùa xuân, tháng 3, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết. Một nha tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn.[3]

Quê hương

Sách An Nam chí lược, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Dương Đình Nghệ là người Ái châu. Theo soạn giả Lê Tắc, sách An Nam chí lược, quyển Đệ nhất, Ái châu là phần thuộc Thanh Hóa.

Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu- Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hoá và Nghệ-An ngày nay vậy.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: Thanh Hoa nguyên trước là đất Tượng Quận, đời Hán gọi là quận Cửu Chân, Lương đặt là châu Ái, Tùy gọi là Cửu Chân, Đường lại đổi là châu Ái.

Sử thần bàn rằng: Cuối đời Hán, Đường phần nhiều nuôi giả tử, là vì đương lúc trí, lực chọi nhau, hay là trong khi hoạn nạn cùng theo nhau, đắc lực trong lúc hoãn cấp, tức thì nhận làm giả tử, không biết rằng lòng lang khó dạ. Dấu của hớ hênh, là xui cho người lấy trộm, thiên tính như thế không thể làm khác được. Đình Nghệ nuôi giả tử đến 3.000 người, thì bị

Khúc Thừa Mỹ nhận chức quan của Lương mà bị cầm tù ở Ngụy Đình; Dương Đình Nghệ đuổi tướng Hán nhận lấy châu, mà bị nha tướng giết hại. Truyện có nói rằng: nếu không có người bị ngã, thì mình nổi lên sao được, là nghĩa thế. Tóm lại, cũng là bởi lòng trời yếm loạn, muốn mở cơ n

Sách An Nam chí lược, quyển Đệ thập cửu chép bài Đồ Chí Ca:

Cuối đời Hàm-Thông Trung-Quốc loạn,

Chuyển-vận đường xa bỏ bê trễ.

Ngô-Quyền, Khúc-Hạo, Kiểu[7] và Dương[8],

Soán đoạt giành nhau, dân kiệt quệ.

Họ Đinh, đời Tống mới phong vương,

Kịp đời Ngũ-Đại, các người thố hào ở các Châu Giao, Ái là Khúc Hạo, Dương-Diên-Nghệ, Kiều-

Công-Tiện, v.v... thay nhau dùng võ lực cướp quyền.

1. Hệ thống nhân vật: em và cô giáo - người có kỉ niệm sâu sắc 

Hệ thống sự việc: 

+ Em lười học nên đã nảy ra ý tưởng chống đối những đợt kiểm tra của cô

+ Mỗi ngày cô đều cho nội dung kiểm tra học thuộc. Em viết trước nội dung sẽ được kiểm tra ra giấy rồi nộp cho cô. 

+ Sau những lần chót lọt em đã tiếp tục sử dụng cách ấy qua mắt cô rất nhiều lần. 

+ Một hôm em đã bị cô phát hiện ra "mánh khóe" đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra ( em rất hối hận và cảm thấy tội lỗi với cô )

+ Cô gọi em nói chuyện vào cuối giờ học 

+ Em nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô

+ Nhờ sự giúp đỡ của cô em dần cải thiện thành tích học tập

+ Em được học sinh giỏi vào năm học ấy. Cô rất mừng cho em 

Câu 2: 

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...

7 tháng 8 2023

Hình 3. Mục Nghiên cứu
- Qua tìm hiểu trang web, em hiểu thêm nhiều kiến thức về lịch sử văn hóa của nước ta. Em thấy thế hệ chúng em cần tiếp tục giữ gìn, kế thừa và phát huy nền văn hóa Việt Nam.

28 tháng 4 2016

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

3 tháng 5 2018

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

17 tháng 12 2017

bao h ms ns hết?

17 tháng 12 2017

chap ong phuong anh no thang mau ma ranh ca