Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau một đêm mưa rào, bầu trời quang đãng hẳn. Bình minh lên ! Một bình minh thật trong trẻo. Đâu đó trong không gian vẫn còn đọng chút hương vị của trận mưa đêm. Mặt trời lên cao dần. Những tia nắng vàng tươi làm cảnh vật thêm bừng sáng. Cây cối trong khu vườn xôn xao. Chúng hớn hở phô ra bộ cánh màu xanh rờn lấp lánh những giọt mưa còn đọng lại.
Có một Giọt Nước Mưa đậu trên cánh đoá hồng nhung non tơ. Nó vừa được tia nắng sớm thức dậy, ngái ngủ vươn mình ngắm nhìn xung quanh. Rồi nó nhìn lại mình, sung sướng nghĩ bụng: “Chà ! Mình đẹp quá. Có lẽ muôn vật trong khu vườn này đều đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiều diễm của mình !”.
Quả là Giọt Nước Mưa đẹp thật. Nó khoác bộ cánh trong veo, lóng lánh muôn màu sắc. Đó là bộ cánh được dệt bằng làn nước và những tia nắng mặt trời. Sắc xanh của chiếc lá non càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của nó. Giọt Nước Mưa nhún nhảy khoe mình. Nó nghĩ rằng chắc mọi người đang ngắm nó với những ánh mắt vừa ghen tị, vừa khâm phục.
Chợt Giọt Nước Mưa nhìn xuống. Nó trông thấy một vũng nước đục ngầu ngay dưới gốc cây hoa hồng. Trận mưa đêm qua lớn quá. Nước còn đọng từng vũng, chưa kịp ngấm hết. Giọt Nước Mưa kêu lên :
- Eo ôi ! Bác Vũng Nước ơi ! Sao mà bác bẩn thế ! Sao mà bác xấu xí thế ! Quần áo đẹp của bác đâu rồi ?
- Giọt Nước Mưa đấy à ! - Vũng Nước ôn tồn đáp lại. - Bác làm gì có quần áo đẹp ! Mà nếu có thì bác cũng chẳng đủ thời giờ để mặc mà ngắm nghía nữa, cô bé ạ!
- Nhưng trông bác xấu lắm. Bộ quần áo bẩn thỉu, phát khiếp lên được. Bác hãy nhìn tôi đây này ! Tôi mới lộng lẫy làm sao !
- Cô bé ạ, quần áo đẹp hay xấu thì quan trọng gì ! Vấn đề là làm sao để có ích cho đời chứ ! - Vũng Nước vẫn ôn tồn.
- Có ích ư ? Bác hãy xem mọi người đang thán phục nhìn tôi kia kìa ! Với bộ váy rực rỡ này, tôi đã góp phần làm đẹp cho khu vườn đấy thôi. Còn bác, bác xấu xí thế thì phỏng có ích gì ?
- Cháu đừng vội kiêu căng như vậy, cô bé ạ ! Bác đang phải tiếp nước cho đất mẹ để giữ độ ẩm cho khu vườn này. Nhờ thế mà cây cối xanh tươi quanh năm đấy. Quần áo bác đẹp hay xấu gì thì đâu có quan trọng. Chỉ lát nữa thôi, bác đã phải hoà tan vào lòng đất rồi.
Chẳng đợi Vũng Nước nói hết câu, Giọt Nước Mưa đã ngúng nguẩy quay đi. Nó uốn éo, nhảy nhót trên cành lá non tơ. “Mình đẹp quá đi mất” ! Nắng càng rực rỡ thì bộ váy của nó càng lóng lánh. Gió ban mai còn đưa đẩy chiếc lá, khiến cho nó càng thấy mình lộng lẫy hơn.
Mặt trời lên cao. Giọt Nước Mưa cảm thấy hình như mình đang bị thu nhỏ lại. Nó không còn đủ sức để nhún nhảy nữa. Nó khô dần. Khô dần, rồi tan biến.
Trong khi đó, Vũng Nước đọng vẫn cần mẫn thấm dần, thấm dần vào lòng đất. Vị nước mát lạnh, ngọt ngào tiếp sức cho từng chiếc rễ của cây hoa hồng. Cành lá rung rinh, rung rinh trong gió như muốn nói : “Cảm ơn bác Vũng Nước ! Cảm ơn bác Vũng Nước !”.
Nắng sớm mai dịu dàng chiếu sáng cả khu vườn. Gió nhè nhẹ thổi. Tiếng chim ca líu lo cất lên chào buổi sáng. Tia nắng nhàn nhạt nghịch ngợm, vui đùa trên chiếc lá non làm nổi bật hình ảnh giọt nước mưa nhỏ nhoi còn đọng trên lá.
Giọt nước thấy mình thật đẹp. Trong suốt như pha lê, sáng long lanh như ngọc. Từ trên lá non, giọt nước thấy dưới đất có một vũng nước đục ngầu. Giọt nước cất tiếng:
- Trời ơi! Sao có người đục ngầu và xấu xí đến thế nhỉ? Hãy nhìn tôi này, trong trẻo và trắng ngần thế này kia mà.
Vũng nước cất giọng Ồm Ồm trả lời:
- Tôi không xinh đẹp bằng bạn nhưng tôi có con mắt nhìn xa xăm. Dưới đất này tôi có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thấy tán lá cây xanh mướt và thấy được cả khu vườn. Còn bạn, bạn chỉ nằm trên lá non có chạy nhảy được đâu.
Giọt nước rất tò mò:
- Vậy bạn kể cho tôi nghe đi. Làm sao bạn có thể nhìn được cả khu vườn trong khi bạn cũng chì đứng yên một chỗ.
Vũng nước lăn tăn theo làn gió chạy qua. Nó vừa rung rinh vừa thủng thẳng đáp:
- Tôi thấm dần vào trong đất hoặc bay hơi lên. Và khi ấy, tôi sẽ nhìn được cả khu vườn. Bạn có biết khu vườn đẹp thế nào không?
Giọt nước hớn hở:
- Tôi cũng có thể nhìn thấy khu vườn và bầu trời mà.
Vũng nước ôn tồn:
- Bạn trong trẻo nhưng nhỏ bé và mong manh thế kia. Qua đôi mắt bạn, người ta chĩ nhìn thấy một nhành cây hoặc một nhánh cỏ. Còn tôi, sau cơn mưa rào chỗ nào cũng có vũng nước đọng. Khi bổc lên theo hơi nước, chúng tôi kể cho nhau nghe về những bông hoa rực rỡ, tràn đầy sức sống. Chúng tôi thấy những viên sỏi lấp lánh trên đường. Chúng tôi thấy biết bao cảnh, bao người. Còn bạn, giọt nước ạ. Bạn đậu trên lá thì bạn chỉ thấy màu xanh của lá non. Bạn đỗ trên cánh hoa thì bạn chỉ thấy cánh hoa mà không thấy thân cây.
Giọt nước thấy mình bé nhỏ thật. Nó thầm hối hận vì đã kiêu hãnh và nhìn mọi vật qua vẻ bề ngoài. Vũng nước đục mới thông thái làm sao!
Rồi gió thổi mạnh, gió đưa bàn tay nâng cành cây lên cao. Giọt nước chao đảo rồi lại gieo mình vào vũng nước đục
Quê bạn ở Thái Bình hả, giống mik nè
Quê của em nắm ở tính Thái Bình.Vùng đất mà khi nhắc đến nó người ta sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng bát ngát với từng hạt lúa nặng trĩu hững bãi biển đẹp nhẫn ngơ người nhìn,hay ngôi chùa keo lâu đời cổ kình và linh thiêng.Nhưng đối vơi em,thức quà đặc biệt nhất mà thiên nhiên và con người nơi đây đã sáng tạo ra trên quê hương em là một món bánh ,một món bánh vô cùng quen thuộc đối với người dân tỉnh Thái Bình.Đó chính là món Bánh Cáy. Theo truyền thuyết của nhân gian thì món bánh Cáy là món bánh được thần biển chế tạo từ trứng của con cáy ở biển làm thành món bánh Cáy và ban cho người dân ở làng Nguyễn ,tỉnh Thái Bình nhưng sự thật không phải vậy.Món bánh Cáy được bà Nguyễn Thì Tần sáng tạo ra dâng lên vua ( vào năm. 1743) ban đầu bánh được gọi là bánh ngũ vị nhưng khi nhà vua ăn khen ngon và lại thấy mó bánh có ngoại hình giống trứng của con cáy nên được ban tên là bánh Cáy.Và từ đó món bánh Cáy được lưu truyền qua nhiều thế hệ và đến tận bây giờ,mòn bánh này vẫn đang tiếp tục được lưu truyền và gìn giữ.Bánh Cáy là một loại bánh khá cầu kì và để làm được một chiếc bánh Cáy đòi hỏi rất nhiều công đoạn cũng như sự công phu,khéo léo và dày dặn kinh nghiệm người làm.Để làm một mẽ bánh cáy thì cần phải chuẩn bị ít nhất nửa tháng để ướp mỡ phần và cơm dừa xắt lát với đường mía.Nguyên liệu chính của món bánh lừ gạo nếp nhưng đi kém còn có khá nhiều nguyên liệu khác và mỗi loại nguyên liệu có một cách xử lý riêng.Gấc tạo màu đỏ,quả dành dành tạo nên màu vàng tươi cho con cày.Vừng lạc được rang vàng ,....Từ những nguyên liệu hết sức bình dị và gần gũi thế nhưng qua bàn tay tài hoa ,khéo léo và công phu của người thợ,những nguyên liệu đã kết hợp lại với nhau một ách hài hòa tạo nên một thứ bánh dẻo thơm và có những hương vị đặc trưng.Mỗi chiếc bánh được ra đời như được gói gọn trong đó cả tình yêu của người làm bánh và hương sắc của quê hương.Với vị ngọt thanh từ đường mía,cay nhẹ của hương gừng vị giòn tan hay deo dẻo của gạo nếp và cốm non,....tất cả những hương vị đó như được hòa quyện vào nhau tạo nên một chiếc bánh dẻo thơm và mang hương vị đặc trưng riêng biệt mà không thể nào có thể lẫn lộn với bất kì loại bánh nào khác.Mà ẩn sau mỗi miếng bánh Cáy thơm ngon và hương vị đậm đà ấy là cả quá trình cần mẫn và tỉ mỉ chất chứa tấm chân tình và tình yêu quê hương của người dân làng Nguyễn.Món bánh Cáy ăn ngon nhất là phải ăn vào mùa mưa thời tiết se se lạnh,pha thêm trà ấm kết hợp với vị cay nhè nhẹ của gừng.Vào lúc đó ăn chầm chậm nhâm nhi từng miếng bánh ,ta mới có thể cảm nhận một cách trọn vẹn hương vị của món bánh Cáy truyền thống đi vào lòng người mà chỉ cần ăn một lần thì sẽ không thể nào quên được. Nếu mọi người có dịp ghé qua Thái Bình,mảnh đất chôn rau cắt rốn của em thì đừng quên ghé qua làng Nguyễn mua bánh Cáy về thường thức bởi nếu đã ghé qua đây mà lại thiếu sót món bánh này thì thật là đáng tiếc biết nhường nào.Món bánh Cáy chính là món ăn đặc sản quê hương của em và nó cũng gắn liền với tuổi thơ cũng như những câu ca quê hương em mà mỗi khi nhớ lại lòng em vẫn luôn ngập tràn cảm xúc tự hào và hạnh phúc về món bánh Cáy - món quà của quê hương em
- Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên. - Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
Về khái niệm:
- Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên. - Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
Hok tốt
Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc
#hoktot#~~
tin buồn thật TT -TT