K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2022

Truyện “Cây khế” là một câu chuyện cổ tích quen thuộc của người Việt Nam. Truyện theo mô típ xây dựng hai kiểu người đối lập để làm rõ các tư tưởng trong truyện. Ẩn chứa trong câu truyện ly kỳ này lại là những bài học rất đáng giá, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người thông qua hình ảnh của hai người anh em. Qua câu chuyện, chúng ta thấy người anh là một con người tham lam. Vì biết sự thật thà của em mình đã lợi dụng việc đó để làm giàu. Sự tham lam của người anh đã thể hiện ở việc vơ vét hết tài sản của cha mẹ để cho và chỉ để lại cho người em mảnh vườn nhỏ cùng với cây khế. Và khi người em khấm khá, thì nảy sinh sự đố kị, ghen tị. Cũng chính vì tính cách tham lam, ích kỷ nên người anh đã phải nhận lấy cái chết. Đó là một kết cục thích đáng cho những người tham lam như người anh trong câu chuyện. Trong cuộc sống, chúng ta cần hướng mình tới sự lương thiện và tránh những điều xấu xa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :      Quê hương là một tiếng ve   Lời ru của mẹ trưa hè à ơi      Dòng sông con nước đầy vơi   Quê hương là một góc trời tuổi thơ (...)      Quê hương là cánh đồng vàng   Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều      Quê hương là dáng mẹ yêu   Áo nâu nón là liêu xiêu đi về câu 1 tìm từ láy có trong đoạn thơ trên ? Giải thích nhĩa...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :

     Quê hương là một tiếng ve

  Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

     Dòng sông con nước đầy vơi

  Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(...)

     Quê hương là cánh đồng vàng

  Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

     Quê hương là dáng mẹ yêu

  Áo nâu nón là liêu xiêu đi về

câu 1 tìm từ láy có trong đoạn thơ trên ? Giải thích nhĩa cũa của từ láy vừa tìm được

câu 2 chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên ? nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc làm nổi bật chung , cảm xúc của đoạn thơ

câu 3 qua đoạn thơ tác giả muốn gửi đến chúng t bức thông điệp gì

II phần tạo lập văn bản

câu 1 tuwf đoạn thơ trong phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) trình bày cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người

câu 2 cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong bài "Cây tre Việt Nam " của thép mới

mọi người giải giúp mik với mik đg cần gấp

1
30 tháng 10 2022

giúp mik ik 

 

Đọc văn bản:   “Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con thuyền cắm lái đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo, Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ Thúng đội đầu như đội cả trời...
Đọc tiếp

Đọc văn bản:  
“Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con thuyền cắm lái đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo, Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ Thúng đội đầu như đội cả trời mưa. Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở, Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.” (Bến đò ngày mưa, Anh Thơ – Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr192 - 103) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.  Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Xác định các từ láy trong văn bản. Câu 4 (0,5 điểm). Con người ở bến đò ngày mưa được tái hiện qua những hình ảnh nào? Câu 5 (0,75 điểm). Nhận xét cách gieo vần của tác giả trong bài thơ. Câu 6 (0,75 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ

0
HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát. Trong bầy chim muôn hình ngàn vẻ kia, có chú Vẹt áo đen. Chú ta cũng khấp khởi đi thi. Gặp ai, nó cũng khoe mình có rất nhiều giọng hót. Nhìn thấy Vượn, nó hú tiếng Vượn. Nhác...
Đọc tiếp

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.
Trong bầy chim muôn hình ngàn vẻ kia, có chú Vẹt áo đen. Chú ta cũng khấp khởi đi thi. Gặp ai, nó cũng khoe mình có rất nhiều giọng hót. Nhìn thấy Vượn, nó hú tiếng Vượn. Nhác thấy Ếch bì bộp nhảy ra, nó cũng hé mỏ "ộp ộp" luôn. Trên đường đi, gặp Họạ Mi đang cố luyện giọng, Vẹt tỏ vẻ thương hại. Nó nghĩ: "Việc gì mà phải hót lên hót xuống mãi thế?". Gặp Sáo líu lo khúc hát đồng quê, Vẹt không thèm lắng nghe. Cậy mình biết hót nhiều giọng còn tuyệt vời hơn thế, nên nó huênh hoang lắm. Gặp ai, nó cũng khoe trước:
- Kì thi này, tôi chiếm giải nhất cho mà xem!
Vào cuộc thi, tất cả đều rất vui và cũng rất lo. Sẽ có và đang có ở đây biết bao nhiêu tài năng, chưa thể rõ ai xuất sắc nhất. Bởi thế, loài chim nào cũng yên lặng đợi chờ. Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi.
Đã tới giờ thi tài. Giám khảo Chim Khuyên và Ếch mời các bạn trong rừng hãy hăng hái ghi tên biểu diễn. Trong lúc chờ đợi xem ai ra trước, Vẹt nhấp nhổm nhưng chưa dám xung phong. Bỗng nghe "quạc quạc", Vẹt quay lại. A, Vịt à? Vịt ra trước à? Thấy vậy, Vẹt ta liền nhảy vào hót lên một chuỗi âm thanh líu ríu. Chim Khuyên nhấc bút định chấm cho Vẹt tám điểm, thì Liếu Điếu kêu:
- Đấy là tiếng hót của tôi!
Ban giám khảo bảo Vẹt hót lại. Vẹt liền đập cánh, vươn cổ gáy một hơi dài. Gà Trống lên tiếng:
- Đấy là tiếng hót của tôi!
Vẹt tức mình, huýt một hồi lanh lảnh. Chích Choẻ đứng bên cạnh nhận ngay đấy là giọng hót của Chích Choè.
Giám khảo Ếch liền bảo Vẹt hãy hót lên tiếng hót của chính mình. Vẹt nhướn cổ, hú rõ to. Ngay lúc đó, Vượn nhào tới túm lấy Vẹt:
- Sao lại hú tiếng của tớ?
Vẹt hoảng hốt bay lên. Nó không làm sao nghĩ ra cho được tiếng hót của mình nữa. Nó ngượng nghịu nhìn các bạn. Từ xưa đến nay, Vẹt chỉ biết bắt chước, hót theo tiếng hót của người khác mà thôi. Nó hót đấy mà nó không hiểu gì cả. Tới lúc này, nó mới biết là nó rất nghèo. Nó không có tiếng hót riêng...
Câu 1: văn bản Con Vẹt nghèo thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích           B. Truyện đồng thoại              C. Truyền thuyết        D. Truyện thần
Câu 2: Văn bản được kể bằng lời của ai?
A. Lời của chú Vẹt         B. Lời của người kể chuyện     C. Lời của chú Ếch       D. Lời của chim Khuyên
Câu 3: Tìm từ láy trong câu sau: Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi
A. Đến nơi                   B. Đoạt giải                 C. Lăng xăng                 D. Chỗ nọ
Câu 4: Vì sao Vẹt không nghĩ ra tiếng nói của riêng mình?
A. Vẹt luôn chủ quan, kiêu ngạo
B. Vẹt thường bắt chước tiếng hót của muôn loài
C. Vẹt luôn cho mình là đúng
D. Vì Vẹt có tính chủ quan, kiêu ngạo, không chú tâm học hỏi
Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với chủ đề truyện Con Vẹt nghèo?
A. Ca ngợi tính cách tự tin, tự lập trong cuộc sống
B. Giải thích các tiếng kêu đặc trưng riêng biệt của loài vật
C. Phê phán những kẻ chủ quan, kiêu ngạo, không tìm tòi, sáng tạo
D. Khẳng định tài năng bắt chước các giọng hót khác nhau của chú Vẹt.
Câu 6: Sắp xếp sự thay đổi về cảm xúc của con Vẹt theo trình tự thời gian thích hợp:
A. Vẹt hoảng hốt vì không nghĩ ra tiếng hót của mình
B. Vẹt ngượng nghịu vì nghèo tiếng hót
C. Vẹt háo hức, huênh hoang về giọng hót của mình và tự tin như sắp đoạt giải
D. Vẹt nhấp nhổm không dám thi và rồi bắt chước tiếng hót của muôn loài.
1......... => 2............ => 3...........=> 4............
Câu 7: Văn bản Con Vẹt nghèo giúp em liên tưởng đến câu thành ngữ nào sau đây?
A. Ếch ngồi đáy giếng
B. Thuộc như cháo
C. Hót như khướu 
D. Học tài thi phận
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Văn bản Con Vẹt nghèo sử dụng biện pháp tu từ chính là (1)..... để hình ảnh các con vật có những hành động, lời nói như con người. Từ đó văn bản trở nên (2)........., gần gũi với đối tượng trẻ em hơn, bộc lộ được ý nghĩa mà văn bản hướng tới
Câu 9: Em có đồng tình với hành động "bắt chước" của Vẹt hay không? Vì sao?
Câu 10: Bài học trong cuộc sống mà em rút ra từ văn bản Con Vẹt nghèo là gì?

0