K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm nào cũng thế, cứ đến mùa xuân là các loại hoa chúng tôi nô nức chuẩn bị cho hội hoa xuân. Trong đó hấp dẫn nhất là cuộc thi chọn loại hoa đẹp nhất của mùa xuân năm ấy. Và tôi hoa Hồng Nhung được họ nhà hồng cử dự thi năm nay.

Mấy ngày trước hội thi tôi đã chuẩn bị rất kĩ như chăm sóc thật tỉ mỉ từng cánh hoa sao cho chúng thật đẹp, thật mềm mại. Đêm trước hôm đi thi, tôi vô cùng hồi hộp, chỉ sợ mình sẽ không trả lời được nhũng câu hỏi của ban giám khảo. Vốn nhút nhát, tôi rất ngại đứng trước chỗ đông người, thế nhưng tôi vẫn rất vui và mong chờ đến ngày mai.

Buổi sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm, ngắm lại bộ cánh của mình rồi bước ra khỏi vườn với một chút lo âu xen lẫn nỗi hồi hộp.

Đến hội thi, cảnh tượng vô cùng lộng lẫy và tấp nập, trên sân đèn được treo rực rỡ, phía sau cánh gà các chị hoa tham gia cuộc thi đã đến đông đủ, trông ai cũng xinh đẹp, kiều diễm. Chị hoa Huệ muốt, dáng cao mềm mại, chị Phong Lan thướt tha trong bộ váy tím rất huyền bí, chị Lay ơn cũng dịu dàng trong bộ váy hồng sang trọng, chị Hướng Dương rực rỡ trong bộ cánh màu vàng. Trên khuôn mặt các chị, đều nở những nụ cười thật tươi, thật duyên dáng. Tất cả rực rỡ và giữa rừng hoa ấy, tôi thẹn thùng đứng nép sau các chị.

Cuộc thi bắt đầu, chị hoa Hải Đường hôm nay là người dẫn chương trình. Sau khi nghe chị giới thiệu danh sách các thí sinh dự thi là đến phần thi thứ nhất: Phần thi sắc đẹp. Rồi đến phần thi thứ hai: Phần thi tài năng. Chắc là ban giám khảo đã rất vất vả khi chấm điểm vì em thấy ai cũng xinh đẹp và tài năng như nhau.

Sau hai ngày đắn đo suy nghĩ, cuối cùng ban giám khảo đã công bố danh sách thí sinh được chọn vào chung kết: Hồng Nhung, Hoa Nhài và Lan tím. Tôi và họ hàng nhà hoa hồng vô cùng sung sướng trước kết quả này.

Cuối cùng là phần thi chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi hồi hộp hơn nhiều. Tôi là thí sinh đầu tiên bước ra. Tôi hồi hộp và run quá nhưng khi đứng trước khán giả nhìn thấy ai có vẻ cũng ủng hộ và họ vỗ tay thật nhiều thì tôi đã đỡ run hơn và tự tin trình bày tốt phần thi của mình. Với bộ váy đỏ thẫm, mềm mại, mượt mà, những nếp váy xoè nhiều tầng nhịp nhàng theo bước chân của tôi đã chinh phục được khán giả.

Sau phần trình diễn của tôi là đến phần trình diễn của các chị còn lại; chị Phong Lan uyển chuyển trong chiếc áo tím truyền thống, ở chị toát ra vẻ đẹp đài các, kiêu sa của loài hoa quý, chị hoa Nhài dịu dàng trong chiếc áo trắng ...Tất cả đều đẹp đẽ duyên dáng và đáng yêu.

Màn thi "mùi hương quyến rũ" đến. Tôi vô cùng tự tin khi bước ra sân khấu, bước chân của tôi đi đến đâu, mùi hương nhẹ nhàng bay ra đến đó, mùi hương gợi cho người ta cảm giác ngọt ngào thoang thoảng bền lâu. Chị Phong Lan thơm quý phái, ngất ngây lòng người. Còn chị Hoa Nhài lại có mùi hương dịu mát. Mỗi người một sức quyến rũ riêng, làm giả luôn trầm trồ thích thú.

Quan trọng nhất đó là màn thi ứng xử. Câu hỏi thi năm nay được ban giám khảo đưa ra hóc búa vô cùng, cả ba thí sinh đều phải cho biết "quan niệm của mình về sắc đẹp".

Chị hoa Nhài trả lời lưu loát: Vẻ đẹp của loài hoa là ở sự quyến rũ. loài hoa nào quyến rũ được con người tốt nhất, loài hoa ấy sẽ là đẹp nhất. Nghe có vẻ cũng có lí. Nhưng chị Lan Tím lại có một quan niệm khác: Loài hoa đẹp không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp trong phẩm chất tâm hồn. Ở đó hương và sắc hoà quyện với nhau rất khó phai.

Tôi lo lắng nhưng rồi cũng mạnh dạn trả lời: Loài hoa chúng ta có một sứ mệnh cao cả đó là làm đẹp cho đời. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở hương và sắc. Điều quan trọng nữa là lúc nào cũng phải giữ được vẻ tinh khiết bền lâu.

Cả ba phần thi đã xong xuôi. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi ban giám khảo công bố kết quả hội thi. Điều mong chờ đã đến với tôi khi từng lời của ban giám khảo là những lời ý nghĩa: Vẻ đẹp và hương sắc của ba thí sinh đều tuyệt mĩ nhưng quan niệm về cái đẹp của hoa Hồng Nhung được ban giám khảo đánh giá là hoàn thiện nhất. Cái đẹp trước hết phải là cái có ích. Hồng Nhung sẽ là chủ nhân của vương miện năm nay.

Tôi vô cùng ngỡ ngàng và xúc động bước lên sân khấu trong tiếng cổ vũ động viên của khán giả, của họ hàng nhà hoa hồng. Bước lên bục cao nhất, tôi được nhận từ tay chị Huệ danh hiệu cao nhất, chiếc vương miện. Vẻ đẹp của tôi càng rực rỡ hơn khi trên đầu tôi đội chiếc vương miện. Tôi nói lời cảm ơn trong xúc động và hứa sẽ giữ mãi vẻ đẹp ban đầu, làm hết sức để góp thêm hương sắc cho đời, đem lại cho nhân loại nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn.

12 tháng 2 2022

Có lẽ chẳng bao giờ tôi có thể tưởng tượng ra rằng mình lại là người đạt ngôi vị hoa hậu năm nay. Tôi bước đi trên con đường nhỏ quen thuộc mà lòng bồi hồi, sung sướng. Thế rồi, bỗng từ đâu vang lên những tiếng "Dô! Dô!", tôi được nâng bổng lên lừ lúc nào không biết. Tưởng ai xa lạ, hóa ra là họ hàng hồng nhung nhà tôi đến đây chia vui. Tôi được mọi người đặt lên ghế và hỏi:

- Bé Nhung à! Bé kể lại cho cả nhà mình nghe xem vì sao mình lại được giải nhất nào. Chắc hẳn cuộc thi đó có rất nhiều ngựời xinh đẹp phải không hả bé?

- Dạ, đúng đấy ạ! Tôi cất tiếng nói - Ban đầu, bước vào phòng thi, con cũng rất run vì ở đây trông ai cũng lộng lẫy và đáng yêu hơn con cả. Lúc đó con đã rất muốn quay về nhà nhưng lại nhớ đến những lời động viên, an ủi, những tình cảm thắm thiết, những hy vọng mà mọi người đã đặt ở nơi con nên con lại thôi. Con nghĩ con sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng của mọi người.

Bố mẹ có biết không, hôm đó con đã may mắn được lọt vào vòng chung kết với chị hoa Hướng Dương, chị hoa Huệ và cô hoa Nhài. Phần thi đầu tiện cùa chúng con là phần thi sắc đẹp và người đầu tiên lên trình diễn chính là chị hoa Huệ. Trông chị thật lộng lẫy với bộ váy loe rộng, trắng muốt. Chị lướt nhẹ trên sân khấu, những chiếc đèn vàng chiếu vào càng làm nổi bật lên khuôn mặt trắng hồng xinh xắn. Chị đi như thế vài vòng rồi lùi vào sân khấu với những tiếng vỗ tay không ngớt từ khán đài.

Tiếp ngay sau chị hoa Huệ, là chị Hướng Dương. Không kiều diễm như chị hoa Huệ, chị Hướng Dương đẹp kiểu khác. Bộ quần áo màu vàng như những tia nắng của ông Mặt Trời làm cho khán phòng bừng sáng. Dáng người dong dỏng cao lại đi thêm cả đôi guốc cao làm chị cao ngất. Nếu cả nhà mà nhìn thấy chị Hướng Dương vào lúc ấy thì chắc chắn rằng ai cũng phải bảo chị ấy thật trẻ trung.

Rổị sau đó là đến cô hoa Nhài. Cô có một vẻ đẹp quý phái với một bộ váy chồng thành nhiều tầng trắng nuột nà.

Cuối cùng là đến con. Con là người nhỏ nhất trong mọi người nên hơi thấy e thẹn. Con đi ra sân khấu với bộ váy đỏ thắm, mượt như nhung mà mẹ đã chuẩn bị cho con. Con hé nụ cười với mọi người và nhẹ nhàng đi trước sân khấu rồi lại nhẹ nhàng đi vào trong cánh gà mà lòng hồi hộp không biết khán giả cảm thấy thế nào.

Phần thi thứ hai của chúng con là "Mùi hương của bạn". Mỗi người đều có một mùi hương riêng. Chị hoa Huệ, cô hoa Nhài thì có mùi hương thơm ngát, bay xa làm xôn xao lòng người. Còn con chỉ thoang thoảng đâu đây một mùi hương nhè nhẹ và dìu dịu. Phần thi này trôi qua khá suôn sẻ vì con đã tự tin hơn rất nhiều, cả nhà ạ!

Rồi cuối cùng cũng đến phần thi quan trọng nhất: "Hỏi đáp”. Ban giám khảo đã ra một đề chung cho cả bốn người: "Nếu em được làm hoa hậu thì em sẽ làm gì?". Chị hoa Huệ sung sướng trả lời: "Nếu như mà em được làm hoa hậu, em sẽ đi khắp nơi cho mọi người trầm trồ trước sắc đẹp của em, còn thời gian còn lại em sẽ chăm sóc sắc đẹp của mình!". Khác với chị hoa Huệ, chị hoa Hướng Dương và cô hoa Nhài rất thích ngủ.

- Còn con trả lời ra sao hả bé Nhung?

Tôi ngập ngừng nói:

- Con nói nếu như con được làm hoa hậu thì con sẽ gửi một số tiền nhỏ cho các bạn hoa nghèo sống ở các khu vườn cằn cỗi không được màu mỡ như nơi gia đình mình sống. Còn con vẫn sẽ ở nhà chăm sóc và vâng lời bố mẹ để bố mẹ được vui lòng.

Và giờ quyết định ai sẽ được làm hoa hạu cũng đã đến. Ban giám khảo nói to:

"Ngay bây giờ các hạn sẽ biết ai được làm hoa hậu năm nay. Không phải ai khác chính là bé Nhung, người có một nụ cười tươi tắn, một tâm hồn trong sáng, luôn nghĩ đến người khác!". Con lên nhận giải thưởng và đây,.con đã mang quà về cho bố mẹ đây. Tôi giơ gói quà đằng sau lưng ra và hôn vào má mẹ thì thầm nói:

Con nghĩ món quà quan trọng nhất chính là tình cảm của gia đình mình dành cho con...haha

Từ Hán Việt của:

- Nhà thơ: thi sĩ, thi nhân

- Sơn hà: sơn là núi, hà là sông

Chúc cậu may mắn!!!

Từ Hán Việt: Thi nhân, sơn hà

12 tháng 11 2019

kham khảo

8 Thông báo Lỗi phổ biến trong ô tính Excel

vào thống kê

hc tốt 

12 tháng 11 2019

                                                               Tham khảo nha !

Ngôi trường của tôi nằm trên quốc lộ 20.Cánh cổng xanh in đậm hàng chữ''Trường THCS Ninh Gia''(chỗ này bạn ghi trường của bạn nhé)mở rộng như đang đón tôi bước vào.Nhìn từ xa ngôi trường như dãy núi nhỏ nhưng sao lại khang trang và đồ sộ đến thế.Ngôi trường được bao quanh bởi những cây hoa giấy và hoa mười giờ cùng những làn gió mát rượi thấm đượm hương thơm dịu dàng của hoa trò thật khiến cho người ta yêu lắm ngôi trường này.Những lóp học được xây theo hình chữ U và khang trang hơn trước,có đầy đủ các thiết bị học tập:tivi,máy chiếu.máy tính,...Tôi còn nhớ hồi còn học lớp 6 lớp học đâu được khang trang như thế này,bàn ghế đầy những vết bút mực,sân tập thể dục chưa lát bê tông.Làm sau mỗi tiết thể dục thì sàn của lớp dính đầy bùn đất bởi giầy của chúng tôi,lúc đó thật buồn cười.

QHT:

của => ý nghĩa sở hữu

như => ý nghĩa bình đẳng

cho => ý nghĩa bình đẳng

bởi => ý nghĩa nhân quả

12 tháng 11 2019

Và ghi rõ đâu là quan hệ từ, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa luôn giúp mình nha

12 tháng 11 2019

chỉ bt câu 2 thui :

- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ lại ưa sống ở độ cao trên 3000m vì nó là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi

câu 3 :  

miền núi :  mường ,...

thế giới : đồng bằng ,........

12 tháng 11 2019

thank you

11 tháng 11 2019

Bà Huyện Thanh Quan một trong những nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Thơ văn bà để lại cho hậu thế không còn nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là phải kể đến bài Qua đèo Ngang. Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của bà khi trên đường vào kinh đô Huế nhận chức.

      Mở đầu bài thơ là bức tranh phong cảnh thấm đẫm nỗi buồn hiu quạnh:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

      Hai câu thơ mở ra không gian, thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ trung đại, đây đồng thời cũng là nét đặc trưng phong cách của Bà Huyện Thanh Quan: chiều tà và bóng hoàng hôn. Thời gian là buổi chiều nhưng không phải là lúc đầu hôm mà là chiều tà, thời điểm chuyển giao giữa chiều và tối, ánh nắng chỉ còn nhạt nhòa và sắp lặn. Không gian mênh mông, rộng lớn, với cả trời, non, nước nhưng tất cả đều im ắng, vắng lặng đến rợn ngợp.

      Trong không gian đó, hình ảnh cây cối, hoa cỏ hiện lên có phần hoang dại, chúng chen chúc nhau mọc lên. Từ “chen” gợi sức sống mãnh liệt của muôn loài trước cái cằn cỗi của đất đai, cái khắc nghiệt của thời tiết. Đồng thời từ này còn gợi lên thiên nhiên có phần hoang dã, vô trật tự. Không gian và thiên nhiên cây cỏ hòa quyện vào nhau càng làm sâu đậm thêm ấn tượng về mảnh đất hoang vu.

11 tháng 11 2019

ảnh của bạn nguyễn quốc khánh nầu đấy!!

11 tháng 11 2019

Gửi link bài văn nào đó về đêm trăng cuối thu cho mình cx đc

11 tháng 11 2019

bn chỉ cần gõ ở trên GOOGLE là CẢM NGHĨ VỀ ĐÊM TRĂNG CUỐI

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

11 tháng 11 2019

Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mẹ mang nặng đẻ đau, cưu mang, chăm sóc em từ khi em còn bé. Mẹ không những là người mẹ mà còn là một người bạn tri kỉ chia sẻ với em mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Mỗi khi gặp chuyện buồn, mẹ chính là người an ủi, vỗ về, động viên em để em có thêm nghị lực bước đi trên con đường chông gai của cuộc sống. Hình ảnh mẹ tần tảo sớm hôm, cha vất vả mưu sinh sẽ luôn luôn ghi dấu ấn trong tâm trí em. Em nguyện hứa sẽ học thật giỏi để không phụ ơn dưỡng dục của đấng sinh thành.