K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2019

sn zu à

31 tháng 3 2019

Hôm nay là ngày hôm nay 31/3

Tk m nha !!!!!!

31 tháng 3 2019
  •      Tháp mười đẹp nhất bông sen 

Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đã say.

Ca dao tục ngữ hay về quê hương đất nước, con người

1.

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây


Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới. Vạn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

2.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?


Câu ca dao nói về những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội như là Kiếm Hồ, Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

3.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ


Bài thơ cho thấy được phong cảnh Hồ Tây giữa lòng Hà Nội rất nên thơ, ẩn chứa biết bao lịch sử như một bức tranh sinh động


4.

Trên Chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu


Câu ca dao lột tả được hình ảnh thắng cảnh nên thơ, hữu tình, diệu kỳ đối với con người

5.

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng


Ca dao nói về hình ảnh những con sông nổi tiếng uốn lượn quanh xóm làng Sông Tô Lịchlà một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đôHà Nội.


6.

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu


Đây là nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân Việt Nam, phục hiện lại nếp sinh hoạt truyền thống.


7.

Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.


Bài thơ bài về quê hương của cô gái 4 mùa đều có gió, có trăng, chó chùa thể hiện sự thanh bình, bình yên nơi làng quê.


8.

Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.


Các Tỉnh miền Bắc đều thừa hưởng di sản thiên nhiên ban tặng, những con sông, suối, hồ, đã lột tả hết sự phong phú đa dạng của thiên nhiên ở Bắc Cạn.


9.

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?


Chùa Hương – Động Hương Tích, phong cảnh thiên nhiên đẹp sắc sảo được chúa Trịnh Sâm khắc 5 chữ:“Nam thiên đệ nhất động”. Hành trình vào Động Hương Tích, từ Bến Đục sang Bến Trong, chùa Thiên Trù chập chùng giữa rừng núi bao la. Không chỉ là một thiên động đệ nhất, mà còn có lễ hội, những sản vật địa phương nổi tiếng như rau sắng, quả mơ, hồng trà, củ mài...


10.

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Đây là những hình ảnh về các địa danh nổi tiểng ở vùng đất, nơi tậng cùng miền biên giới Lạng Sơn.


11.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.



12.

Đường lên Xứ Lạng bao xa,
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng mà lại trông,
Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.



13.

Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn
Quảng Nam là đất quê mình
Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu
Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân
Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong.
Tây thì giáp đến sông Buông,
Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh.
Đông thì biển rộng thênh thang,
Đất đai trăm dặm rành rành như ghi.


14.

Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp,
Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.



15.

Đi mô cũng nhớ quê mình,
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.



16.

Bình Định có núi Vọng Phu.
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh.
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Hình ảnh núi Vọng Phụ như nói lên tình cảm sắc son thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương, chịu khó vì mái ấm gia đình.


17.

Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.



18.

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.



19.

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.



20.

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.



21.

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?



22.

Bến Tre dừa ngọt sông dài,
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh.
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan.
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
 


23.

Ai về tới thẳng Năm Căn
Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu
Mắm nêm, chuối chát, khế, rau,
Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!



24.

Rạch Miễu văng nối hai đầu
Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang
Ai về sông nước Hậu Giang
Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông
 


25.

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


26.

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.


Hai câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

 

27.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.


Câu ca dao muốn mượn cái hình thức đơn giản “ao ta” để gửi gắm tình yêu quê hương sâu nặng và một triết lí sống tự do, tự chủ và tự tin vào chính bản thân mình. Tất cả những gì của mình cũng đều đáng quý, đáng trân trọng.

 
31 tháng 3 2019

Đề 1

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".

Đề 2

Trong nhà em có rất nhiều những món đồ dùng khác nhau. Đồ dùng nào cũng có những công năng riêng của nó. Trong đó món đồ mà em yêu thích nhất chính là chiếc tivi.

Mẹ nói tivi có từ lúc gia đình em chuyển về nhà mới, cũng gần bằng tuổi của em rồi. Đó là món đồ mà bố em phải dành cả tháng lương để mua nó. Lúc ấy, nó là món đồ có giá trị nhất trong nhà của em. Tivi được bố mẹ nâng niu, treo ở tường phòng khách và ở ngay bên cạnh cửa ra vào.

Chiếc tivi nhà em không to lắm nhưng rất phù hợp với ngôi nhà nhỏ của em. Tivi có dạng hình chữ nhật. Mặt tivi siêu phẳng và có thể kết nối được với internet. Bố em thường rất thích vào mạng internet thông qua chiếc tivi này để xem các chương trình hài mà bố yêu thích. Mỗi lần như vậy, cả nhà em lại vang lên những tràng cười thật to, không ai còn quan tâm rằng ti-vi to hay nhỏ nữa.

Bên cạnh tivi có mấy cái nút điều khiển dùng để bật hoặc tắt, nút chuyển kênh, nút điều khiển tiếng. Tuy nhiên, em thường không sử dụng các nút này vì tivi có một chiếc điều khiển từ xa. Nhờ có chiếc điều khiển này mà ở bất kì vị trí nào trong phòng khách, chỉ cần hướng điều khiển vào tivi là em có thể chuyển kênh và thực hiện các thao tác theo ý muốn của mình.

Chiếc tivi này chính là một kỉ niệm của gia đình em. Nhờ có tivi em đã học được rất nhiều điều bổ ích thông qua các chương trình như: Thế giới động vật, Thiên nhiên kì thú, Tìm hiểu vũ trụ,... Vì vậy, em luôn giữ gìn và trân trọng chiếc tivi của gia đình mình.

Đề 3

Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh. Bài mẫu tả em trai yêu quý của em    Bé Hoàng là em trai của em. Cả nhà đều gọi nó là “Cu Vàng”. Chẵn năm, em đã biết đi. Lên hai tuổi, em đã đi nhanh, tập leo trèo, thích lục lọi mọi thứ. Chị gái đi học về, em chạy ra đón, đòi mở cặp của chị ra xem sách vở và hộp bút. Em đang tập nói, tập hát, thích xem ti-vi. Mái tóc em lưa thưa, vàng hoe, mềm mại. Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh. Em hiếu động và nghịch lắm. Cả nhà rất thương em. loigiaihay.com Đoạn văn tả em trai yêu quý của em. Người em tròn mập, chântay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh.Bài mẫu tả em trai yêu quý của emBé Hoàng là em trai của em. Cả nhà đều gọi nó là “Cu Vàng”. Chẵn năm, em đã biết đi. Lên hai tuổi,em đã đi nhanh, tập leo trèo, thích lục lọi mọi thứ. Chị gái đi học về, em chạy ra đón, đòi mở cặp của chịra xem sách vở và hộp bút.Em đang tập nói, tập hát, thích xem ti-vi.Mái tóc em lưa thưa, vàng hoe, mềm mại. Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh.Em hiếu động và nghịch lắm. Cả nhà rất thương em.

bạn hồng hạnh chép trong vở trong sách

31 tháng 3 2019

Ok bạn mk sẽ ủng hộ.

Nhưng lần sau đừng có đăng mấy câu hỏi này nữa nhé.

_Hok tốt_

31 tháng 3 2019

Bạn trả lời 1 câu gì đó cho câu hỏi của bạn rồi mik mới tk được

Nhớ tk mk nha

30 tháng 3 2019

Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong tác phẩm:
- Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc. Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Khát vọng trở lại rừng xưa của con hổ cũng là kháy vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tọc trong những năm tháng nô lệ.

P/S : Mk tìm được bài này nhưng ko biết có đúng k nữa.

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng. Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được. Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu. Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan. Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi trở thành kẻ giết người. Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất. Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đờiTôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

30 tháng 3 2019

 nói rằng " Ngu chưa con đào tổ ngu à bảo trêu chị Cốc ko chịu trêu cùng lại còn đào tổ nỗng nữa ha ha ha " 

           Tôi nói đùa cho vui thôi 

30 tháng 3 2019

pls ngay mai mik can

30 tháng 3 2019

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

2. Thân bài:

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

3. Kết luận:

Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

30 tháng 3 2019

Lập dàn ý tả con mèo

I. Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em dự định miêu tả (con mèo).

Gia đình em có nhận nuôi một con mèo rất đáng yêu, con mèo thuộc giống mèo tam thể rất đẹp. Từ ngày được nhận nuôi con mèo lớn rất nhanh và trở thành một thành viên thực sự trong gia đình. Ai trong nhà em cũng yêu quý nó.

II. Thân bài

Tả hình dáng con mèo

- Mèo loài động vật có 4 chân.

- Mèo tam thể có 3 màu đặc trưng đó là màu đen, màu trắng và màu vàng xen lẫn nhau, bộ lông mượt.

- Cái đầu tròn, hai mắt tròn và long lanh.

- Hai tai lúc nào cũng vểnh lên nên chúng rất thính khi nghe ngóng âm thanh.

- Mũi có màu hồng, lúc nào cũng ướt át.

- Ria mép gồm nhiều sợ râu dài và cứng.

- Dưới chân có miếng đệm giúp chúng di chuyển nhẹ nhàng. Xung quanh có móng vuốt.

- Mèo là loài đẻ con, mỗi lứa 3- 5 con.

Tả hoạt động con mèo

- Mèo rất thích đuổi bắt chuột.

- Mèo thích được phơi nắng, sưởi ấm vào buổi sáng.

- Di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, khi di chuyển thường ít nghe tiếng động.

- Mèo và chó thường rất hay xung đột và cắn nhau.

- Trong đêm tối mắt mèo sáng giúp nhìn thấy rõ mọi vật.

- Mèo rất thích được âu yếm, vuốt ve.

- Mèo nhà em rất thích ăn, món khoái khẩu là cá.

III. Kết bài: Cảm nghĩ về con mèo nhà em.

- Mèo là vật nuôi trong nhà rất gần gũi, thân thiết và như một người bạn trong gia đình.

- Mèo thích bắt chuột và là loài vật hữu ích với con người.

- Em sẽ chăm sóc chu đáo và cẩn thận.

30 tháng 3 2019

Trả lời :

Tại sao tao pk thick cái ảnh đú đó , ko đăng cau hỏi lih tih

2 tháng 4 2019

thích đó sao